CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PH Ố BẾN TRE
2.2. Th ực trạng đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở các trường
2.3.4. Qu ản lí các điều kiện hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn
- “Kiểm tra CSVC, PTDH có đáp ứng được yêu cầu đổi mới PPDH môn Ngữ văn” được xếp thứ hạng 7 (ĐTB = 2,50) về mức độ thực hiện và xếp thứ hạng 8 (ĐTB = 2,69) về kết quả thực hiện. Đổi mới PPDH môn Ngữ văn luôn cần có sự hỗ trợ của CSVC, PTDH. Việc kiểm tra CSVC, PTDH có đáp ứng được yêu cầu đổi mới PPDH môn Ngữ văn là điều cần thiết, nhằm mục đích khai thác, sử dụng và bảo quản tốt CSVC, PTDH của nhà trường hiện có. Nhưng do CSVC, PTDH chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu đổi mới PPDH môn Ngữ văn nên tiêu chí này không được CBQL và GV đánh giá cao so với các tiêu chí còn lại.
2.3.4. Quản lí các điều kiện hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn
Để tìm hiểu về công tác quản lí các điều kiện hỗ trợ đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THPT TP Bến Tre, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến CBQL, GV, kết quả thể hiện ở bảng 2.12 dưới đây:
Bảng 2.12. Mức độ và kết quả quản lí các điều kiện hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn
Nội dung
Mức độ TH Kết quả TH ĐTB Thứ
hạng ĐTB Thứ hạng 1. Tăng cường khai thác, sử dụng hiệu quả
CSVC, PTDH phục vụ hoạt động đổi mới PPDH môn Ngữ văn
2,81 3 3,00 3
2. Huy động các nguồn lực để trang bị, bổ sung CSVC, PTDH phục vụ hoạt động đổi mới PPDH môn Ngữ văn
2,84 2 3,06 2
3. Tổ chức phong trào thi đua thực hiện đổi mới
PPDH môn Ngữ văn 2,63 5 2,78 5
4. Tạo môi trường sư phạm tốt cho việc thực
hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn 3,13 1 3,25 1 5. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và
tổng kết kinh nghiệm về thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn
2,81 3 2,88 4
* Mối tương quan giữa mức độ và kết quả thực hiện ở nội dung này ở mức cao, rất đáng tin cậy. (Hệ số tương quan là 0,95)
Kết quả thống kê từ bảng 2.12, có 5/5 tiêu chí quản lí các điều kiện hỗ trợ đổi mới PPDH môn Ngữ văn được thực hiện “thường xuyên” và kết quả ở mức “khá”, “tốt”. Đó là các nội dung sau:
- “Tăng cường khai thác, sử dụng hiệu quả CSVC, PTDH phục vụ hoạt động đổi mới PPDH môn Ngữ văn” được xếp thứ hạng 3 cả về mức độ (ĐTB
= 2,81) và kết quả thực hiện (ĐTB = 3,00). Đối với các trường THPT TP Bến Tre việc tăng cường khai thác, sử dụng hiệu quả CSVC, PTDH phục vụ hoạt
động đổi mới PPDH môn Ngữ văn là phải làm cho từng HS được hưởng thụ chất lượng nhận thức do các phương tiện mang lại, tuyệt đối không được để PTDH nằm chết trong các kho chứa, gây lãng phí. Trong đó, chúng ta cần phải chú ý đến vai trò của GV Ngữ văn – người trực tiếp lựa chọn, điều khiển, sử dụng thiết bị giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo, mới chính là người quyết định hiệu quả của thiết bị giáo dục và theo đó là chất lượng dạy học môn Ngữ văn.
- Về việc “huy động các nguồn lực để trang bị, bổ sung CSVC, PTDH phục vụ hoạt động đổi mới PPDH môn Ngữ văn” được xếp thứ hạng 2 cả về mức độ (ĐTB = 2,84) và kết quả thực hiện (ĐTB = 3,06). CBQL và GV cho biết việc huy động các nguồn lực (vật lực, nhân lực, tài lực) ở các trường THPT TP Bến Tre được quan tâm và thực hiện “khá”. Cụ thể là huy động nguồn tài chính, thiết bị giáo dục phục vụ cho đổi mới PPDH môn Ngữ văn.
Trong đó, các trường có chú ý đến việc trang bị đầy đủ và đồng bộ các nguồn lực huy động được, nhằm bổ sung vào các CSVC, PTDH hiện có.
- Tiêu chí “tổ chức phong trào thi đua thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn” được đánh giá thấp nhất cả về mức độ (ĐTB = 2,63) và kết quả thực hiện (ĐTB = 2,78). Thi đua là phương pháp kích thích khuynh hướng tự khẳng định mình của GV Ngữ văn. Ngoài ra, tổ chức phong trào thi đua còn giúp kích thích sự nỗ lực vươn lên của từng GV và tập thể, đề cao tinh thần trách nhiệm và hình thành các mối quan hệ tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Tuy nhiên, đa số các trường đều tổ chức phong trào thi đua thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn theo hướng lồng ghép vào phong trào thi đua chung của GV Ngữ văn theo từng học kì. Vì vậy, kết quả đạt được ở tiêu chí này chỉ ở mức “khá”.
- Tiêu chí duy nhất được đánh giá thực hiện “thường xuyên” (ĐTB = 3,13) nhưng đạt kết quả ở mức “tốt” (ĐTB = 3,25) là “tạo môi trường sư
phạm tốt cho việc thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn”. Ở các trường THPT TP Bến Tre luôn chú ý tạo ra môi trường vật chất mang tính sư phạm (các điều kiện về vệ sinh sức khỏe, điều kiện an toàn, điều kiện thẩm mĩ mà các CSVC, PTDH mang lại), thuận lợi cho các hoạt động thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn. Bên cạnh đó, môi trường tinh thần mang tính sư phạm (học hỏi, giúp đỡ, đoàn kết, kỉ cương, tình thương, trách nhiệm) cũng được chú trọng. Vì thế, mà đây là tiêu chí duy nhất trong 5 tiêu chí được CBQL và GV đánh giá kết quả đạt được ở mức “tốt”.
- Việc “đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm về thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn” được xếp vị trí thứ 3 (ĐTB = 2,81) về mức độ thực hiện và xếp vị trí thứ 4 (ĐTB = 2,88) về kết quả thực hiện. Ở các trường THPT, hoạt động nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm về thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn đã được triển khai thực hiện trong nhà trường với hình thức viết sáng kiến kinh nghiệm. Qua hoạt động này, các kinh nghiệm hay của GV Ngữ văn sẽ được cùng chia sẻ, học hỏi trong tập thể sư phạm, các tấm gương điển hình được nhân rộng để mọi người học tập, các PPDH tích cực được sử dụng phù hợp trong từng bài học sẽ được các GV học tập lẫn nhau... Từ đó, hoạt động đổi mới PPDH môn Ngữ văn thực sự được triển khai sâu rộng.
Tóm lại, thực trạng quản lí đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THPT TP Bến Tre cho thấy các trường có quan tâm, chú trọng từ khâu xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH môn Ngữ văn; Tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH môn Ngữ văn, đến kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn và quản lí các điều kiện hỗ trợ đổi mới PPDH môn Ngữ văn. Bên cạnh những kết quả đạt được thì các trường vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định cần có phương án khắc phục trong thời gian tới.