CHƯƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PH Ố BẾN TRE
3.3. Kh ảo sát tính cần thiết và khả thi của biện pháp đề xuất
Để đánh giá tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất về quản lí đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THPT TP Bến Tre, chúng tôi khảo sát ý kiến của CBQL và GV, kết quả thể hiện ở bảng 3.1 dưới đây:
Bảng 3.1. Đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp quản lí đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THPT TP Bến Tre
CT: Cần thiết; ICT: Ít cần thiết; KCT: Không cần thiết KT: Khả thi; IKT: Ít khả thi; KKT: Không khả thi Biện pháp
Tính cần thiết Tính khả thi
CT ICT KCT
ĐTB KT IKT KKT Tỉ lệ % Tỉ lệ % ĐTB
Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức về đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở trường THPT
1. Quán triệt về tầm quan trọng của đổi mới PPDH môn Ngữ văn cho GV
96,9 3,1 0 2,97 93,8 6,2 0 2,94
2. Tạo điều kiện cho GV tiếp cận các nguồn thông tin về đổi mới PPDH môn Ngữ văn
93,8 6,2 0 2,94 87,5 12,5 0 2,88
3. Theo dõi, động viên tinh thần trách nhiệm của CBQL, GV trong thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn
84,4 15,6 0 2,84 78,1 21,9 0 2,78
4. Tuyên truyền, vận động GV tìm hiểu và thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn
87,5 12,5 0 2,88 87,5 12,5 0 2,88
Nhóm biện pháp tăng cường các chức năng quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở trường THPT
1. Xây dựng kế hoạch đổi
mới PPDH môn Ngữ văn 96,9 3,1 0 2,97 96,9 3,1 0 2,97 2. Xác định rõ ràng mục
tiêu, nội dung, biện pháp đổi mới PPDH môn Ngữ văn
93,8 3,1 3,1 2,91 84,4 15,6 0 2,84
3. Quy định đổi mới PPDH môn Ngữ văn là nội dung trọng tâm trong hoạt động của tổ chuyên môn
96,9 3,1 0 2,97 96,9 3,1 0 2,97
4. Tăng cường chỉ đạo GV Ngữ văn đổi mới PPDH thông qua thiết kế kế hoạch bài học, môn học
96,9 3,1 0 2,97 90,6 9,4 0 2,91
5. Chú trọng bồi dưỡng sâu về đổi mới PPDH môn Ngữ văn trong các phân môn
90,6 9,4 0 2,91 84,4 15,6 0 2,84
6. Tổ chức phối hợp, giao lưu trao đổi kinh nghiệm đổi mới PPDH môn Ngữ văn trong nhà trường, giữa các trường và cụm trường
75,0 25,0 0 2,75 78,1 21,9 0 2,78
7. Tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực thực hiện đổi mới PPDH của GV Ngữ văn
90,6 9,4 0 2,91 75,0 25,0 0 2,75
8. Đổi mới chuẩn giờ lên
lớp của môn Ngữ văn 84,4 15,6 0 2,84 71,9 25,0 3,1 2,69 9. Xây dựng chuẩn kiểm
tra, đánh giá thực hiện đổi mới PPDH Ngữ văn
68,8 31,2 0 2,69 71,9 28,1 0 2,72
10. Thiết lập cơ chế phối hợp giữa các cá nhân và bộ phận
59,4 40,6 0 2,59 56,2 40,6 3,1 2,53
11. Kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện, mức độ phối hợp giữa các cá nhân và bộ phận
62,5 34,4 3,1 2,59 62,5 37,5 0 2,63
12. Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn
59,4 34,4 6,2 2,53 62,5 28,1 9,4 2,53
Nhóm biện pháp quản lí các điều kiện hỗ trợ đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở trường THPT
1. Tăng cường quản lí việc đầu tư, khai thác, sử dụng và bảo quản CSVC – PTDH
87,5 12,5 0 2,88 87,5 12,5 0 2,88
2. Tăng cường các biện pháp xã hội hóa nhằm huy động các nguồn lực
50,0 40,6 9,4 2,41 31,2 62,5 6,2 2,25
3. Xây dựng phòng bộ môn,
câu lạc bộ Ngữ văn 75,0 25,0 0 2,75 75,0 21,9 3,1 2,72 4. Đẩy mạnh hoạt động
nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm đổi mới PPDH môn Ngữ văn
59,4 37,5 3,1 2,56 71,9 21,9 6,2 2,66
5. Xây dựng chính sách hỗ
trợ cho GV Ngữ văn 75,0 25,0 0 2,75 59,4 31,2 9,4 2,50 6. Tổ chức phong trào thi
đua thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn
84,4 15,6 0 2,84 81,2 15,6 3,1 2,78
7. Quan tâm đúng mức cả 3
giai đoạn thi đua 68,8 28,1 3,1 2,66 65,6 31,2 3,1 2,63 8. Đa dạng hóa hình thức
khen thưởng cá nhân và tập thể thực hiện tốt đổi mới PPDH môn Ngữ văn
65,6 28,1 6,2 2,59 68,8 21,9 9,4 2,59
9. Có các biện pháp trách phạt cá nhân và tập thể không hoàn thành nhiệm vụ trong việc thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn
46,9 37,5 15,6 2,31 34,4 46,9 18,8 2,16
10. Theo dõi chuyển biến
của đối tượng bị trách phạt 53,1 31,2 15,6 2,38 50,0 31,2 18,8 2,31 * Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ở mức cao, rất đáng tin cậy. (Hệ số tương quan là 0,94)
Kết quả thống kê từ bảng 3.1, các biện pháp quản lí đổi mới PPDH môn Ngữ văn đa số được CBQL và GV đánh giá là “cần thiết” và “khả thi”
(2,4 ≤ ĐTB < 3,0). Cụ thể là:
Trong nhóm biện pháp nâng cao nhận thức về đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở trường THPT: Biện pháp “quán triệt về tầm quan trọng của đổi mới PPDH môn Ngữ văn cho GV” được đánh giá “cần thiết” (ĐTB = 2,97) và
“khả thi” (ĐTB = 2,94); “Tạo điều kiện cho GV tiếp cận các nguồn thông tin (sách, báo, tạp chí...) về đổi mới PPDH môn Ngữ văn” được đánh giá “cần thiết” (ĐTB = 2,94) và “khả thi” (ĐTB = 2,88); “Tuyên truyền, vận động GV tìm hiểu và thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn thông qua họp hội đồng sư phạm, sinh hoạt chuyên đề...” được đánh giá “cần thiết” (ĐTB = 2,88) và
“khả thi” (ĐTB = 2,88) và “theo dõi, động viên tinh thần trách nhiệm của CBQL, GV trong thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn” được đánh giá “cần thiết” (ĐTB = 2,84) và “khả thi” (ĐTB = 2,78).
Trong nhóm biện pháp tăng cường các chức năng quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở trường THPT: Biện pháp “xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH môn Ngữ văn có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với tình hình nhà trường” được đánh giá “cần thiết” (ĐTB = 2,97) và “khả thi” (ĐTB = 2,97); “Quy định đổi mới PPDH môn Ngữ văn là nội dung trọng tâm trong hoạt động của tổ chuyên môn” được đánh giá “cần thiết” (ĐTB = 2,97) và
“khả thi” (ĐTB = 2,97); “Tăng cường chỉ đạo GV Ngữ văn đổi mới PPDH thông qua thiết kế kế hoạch bài học, môn học” được đánh giá “cần thiết”
(ĐTB = 2,97) và “khả thi” (ĐTB = 2,91); “Xác định rõ ràng mục tiêu, nội dung, biện pháp đổi mới PPDH môn Ngữ văn trong kế hoạch” được đánh giá
“cần thiết” (ĐTB = 2,91) và “khả thi” (ĐTB = 2,84); “Chú trọng bồi dưỡng sâu về đổi mới PPDH môn Ngữ văn trong các phân môn cho GV, tạo điều kiện cho GV tự học, tự bồi dưỡng” được đánh giá “cần thiết” (ĐTB = 2,91)
và “khả thi” (ĐTB = 2,84); “Tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực thực hiện đổi mới PPDH của GV Ngữ văn (đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, đánh giá)” được đánh giá “cần thiết” (ĐTB = 2,91) và “khả thi” (ĐTB = 2,75);
“Đổi mới chuẩn giờ lên lớp của môn Ngữ văn theo hướng tăng cường sử dụng các PPDH tích cực” được đánh giá “cần thiết” (ĐTB = 2,84) và “khả thi”
(ĐTB = 2,69); “Tổ chức phối hợp, giao lưu trao đổi kinh nghiệm đổi mới PPDH môn Ngữ văn trong nhà trường, giữa các trường và cụm trường” được đánh giá “cần thiết” (ĐTB = 2,75) và “khả thi” (ĐTB = 2,78); “Xây dựng chuẩn kiểm tra, đánh giá thực hiện đổi mới PPDH Ngữ văn thống nhất, phù hợp với tình hình nhà trường” được đánh giá “cần thiết” (ĐTB = 2,69) và
“khả thi” (ĐTB = 2,72); “Thiết lập cơ chế phối hợp giữa các cá nhân và bộ phận, qui định rõ trách nhiệm trong việc thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn” được đánh giá “cần thiết” (ĐTB = 2,59) và “khả thi” (ĐTB = 2,53);
“Kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện, mức độ phối hợp giữa các cá nhân và bộ phận, tăng cường sự giám sát lẫn nhau của GV trong việc thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn” được đánh giá “cần thiết” (ĐTB = 2,59) và “khả thi” (ĐTB = 2,63) và “phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn” được đánh giá “cần thiết” (ĐTB = 2,53) và “khả thi” (ĐTB = 2,53).
Trong nhóm biện pháp quản lí các điều kiện hỗ trợ đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở trường THPT: Biện pháp “Tăng cường quản lí việc đầu tư, khai thác, sử dụng và bảo quản CSVC – PTDH phục vụ hoạt động đổi mới PPDH môn Ngữ văn một cách có hiệu quả” được đánh giá “cần thiết” (ĐTB = 2,88) và “khả thi” (ĐTB = 2,88); “Xây dựng phòng bộ môn, câu lạc bộ Ngữ văn để tạo môi trường sư phạm tốt cho GV, HS thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn” được đánh giá “cần thiết” (ĐTB = 2,75) và “khả thi” (ĐTB = 2,72);
“Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm đổi mới
PPDH môn Ngữ văn, nhân rộng những tấm gương điển hình” được đánh giá
“cần thiết” (ĐTB = 2,56) và “khả thi” (ĐTB = 2,66); “Tổ chức phong trào thi đua, kích thích GV tự khẳng định mình trong việc thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn” được đánh giá “cần thiết” (ĐTB = 2,84) và “khả thi” (ĐTB = 2,78); “Xây dựng chính sách hỗ trợ cho GV Ngữ văn” được đánh giá “cần thiết” (ĐTB = 2,75) và “khả thi” (ĐTB = 2,50); “Quan tâm đúng mức cả 3 giai đoạn thi đua: phát động, thực hiện và đánh giá, chú trọng tính công bằng và khách quan trong đánh giá” được đánh giá “cần thiết” (ĐTB = 2,66) và
“khả thi” (ĐTB = 2,63) và “đa dạng hóa hình thức khen thưởng cá nhân và tập thể thực hiện tốt đổi mới PPDH môn Ngữ văn, chú ý đến động cơ và phương thức khen thưởng để đạt hiệu quả” được đánh giá “cần thiết” (ĐTB = 2,59) và “khả thi” (ĐTB = 2,59).
Như vậy, CBQL nên sử dụng toàn diện và đồng bộ các biện pháp “cần thiết” và “khả thi” này, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả quản lí đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THPT TP Bến Tre.
Ti ểu kết chương 3
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực trạng về công tác quản lí đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THPT TP Bến Tre, chúng tôi đề xuất một hệ thống biện pháp quản lí đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THPT gồm: Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức về đổi mới PPDH môn Ngữ văn;
Nhóm biện pháp tăng cường các chức năng quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn Ngữ văn và nhóm biện pháp quản lí các điều kiện hỗ trợ đổi mới PPDH môn Ngữ văn.
Trong đó, các biện pháp được CBQL và GV lựa chọn “cần thiết” và
“khả thi” ở các thứ hạng cao nhất là:
- Quán triệt về tầm quan trọng của đổi mới PPDH môn Ngữ văn cho GV;
- Tạo điều kiện cho GV tiếp cận các nguồn thông tin (sách, báo, tạp chí...) về đổi mới PPDH môn Ngữ văn;
- Xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH môn Ngữ văn có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với tình hình nhà trường;
- Quy định đổi mới PPDH môn Ngữ văn là nội dung trọng tâm trong hoạt động của tổ chuyên môn;
- Chú trọng bồi dưỡng sâu về đổi mới PPDH môn Ngữ văn trong các phân môn cho GV, tạo điều kiện cho GV tự học, tự bồi dưỡng;
- Tăng cường quản lí việc đầu tư, khai thác, sử dụng và bảo quản CSVC – PTDH phục vụ hoạt động đổi mới PPDH môn Ngữ văn một cách có hiệu quả;
- Xây dựng phòng bộ môn, câu lạc bộ Ngữ văn để tạo môi trường sư phạm tốt cho GV, HS thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn;
- Tổ chức phong trào thi đua, kích thích GV tự khẳng định mình trong việc thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn.
K ẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ