CHƯƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PH Ố BẾN TRE
3.1. Cơ sở và nguyên tắc xác lập biện pháp
3.1.1. Cơ sở xác lập biện pháp 3.1.1.1. Cơ sở pháp lý
- Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
- Nghị quyết số 29–NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;
- Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 06 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020;
- Nghị quyết số 44/NQ-CP Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
- Quyết định 4763/QĐ-BGD&ĐT ngày 01 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng mô hình trường phổ thông đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục giai đoạn 2012 -2015”;
- Hướng dẫn số 791/HD-BGD&ĐT ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông;
- Công văn số 3535/BGD&ĐT-GDTrH ngày 27 tháng 05 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về áp dụng phương pháp “bàn tay nặn bột” và các phương pháp dạy học tích cực;
- Kế hoạch số 4799/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 – 2015 định hướng đến năm 2020;
- Chương trình hành động số 33-CTr/TU của Tỉnh ủy Bến Tre thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
- Kế hoạch số 1594/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre thực hiện Chương trình hành động số 33-CTr/TU của Tỉnh ủy Bến Tre
3.1.1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Xuất phát từ cơ sở lý luận và cơ sở thực trạng về công tác quản lí đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THPT TP Bến Tre trong chương 1 và chương 2, chúng tôi đề xuất một hệ thống biện pháp quản lí đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THPT TP Bến Tre.
3.1.2. Nguyên tắc xác lập biện pháp
3.1.2.1. Nguyên tắc bảo đảm tính toàn diện và đồng bộ
Quản lí đổi mới PPDH môn Ngữ văn phải toàn diện trên tất cả các khâu: Xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH môn Ngữ văn; Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH môn Ngữ văn; Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn và quản lí các điều kiện hỗ trợ đổi mới PPDH môn Ngữ văn. Bên cạnh đó, quản lí đổi mới PPDH môn Ngữ văn phải được thực hiện đồng bộ ở tất cả các chủ thể quản lí đổi mới PPDH môn Ngữ văn (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng chuyên môn, tổ trưởng, tổ phó tổ Ngữ
văn). Chính vì vậy, khi nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lí đổi mới PPDH môn Ngữ văn phải luôn bảo đảm tính toàn diện và đồng bộ trong các chủ thể quản lí, các bộ phận và hoạt động.
3.1.2.2. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn
Chúng ta “phải tính toán cẩn thận những điều kiện cụ thể, những biện pháp cụ thể. Chớ đem cái chủ quan của mình thay thế cho điều kiện thực tế”
(Hồ Chí Minh). Áp dụng nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn khi đề xuất các biện pháp quản lí đổi mới PPDH môn Ngữ văn đòi hỏi khi áp dụng vào một trường THPT cụ thể thì phải cân nhắc điều kiện thực tiễn của trường đó. Đó là đặc điểm, tình hình, thuận lợi, khó khăn; mặt mạnh, mặt yếu; thời cơ, thách thức và những vấn đề nhà trường cần quan tâm trong từng giai đoạn. Bởi, tất cả các lý luận về quản lí đổi mới PPDH môn Ngữ văn được tổng hợp chung cho cấp THPT, nên có tính khái quát cao, cần cụ thể hóa vào điều kiện cụ thể của từng trường.
3.1.2.3. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi và hiệu quả
Chúng ta “chớ đặt những chương trình kế hoạch mênh mông, đọc nghe sướng tai, nhưng không thực hiện được. Việc gì cũng cần phải thiết thực: nói được, làm được. Việc gì cũng phải từ chỗ nhỏ dần dần đến chỗ to, từ chỗ dễ dần dần đến chỗ khó, từ thấp dần dần đến cao. Một chương trình nhỏ mà thực hiện được hẳn hoi, hơn là một trăm chương trình to tát mà không thực hiện được” (Hồ Chí Minh). Áp dụng nguyên tắc bảo đảm tính khả thi và hiệu quả đỏi hỏi khi đề xuất các biện pháp quản lí đổi mới PPDH môn Ngữ văn phải có được sự đồng thuận trong tập thể sư phạm nhà trường, đặc biệt là giữa CBQL và GV Ngữ văn. Từ đó thúc đẩy hoạt động đổi mới PPDH môn Ngữ văn đạt hiệu quả hơn. Thước đo của hiệu quả hoạt động đổi mới PPDH môn Ngữ văn chính là kết quả học tập môn Ngữ văn của HS, tri thức, thái độ và kĩ năng mà
HS đạt được so với những gì mà CBQL, GV Ngữ văn và HS đã cùng nhau bỏ ra.