Ki ểm tra, đánh giá kết quả thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn Ng ữ văn

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lí đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ văn ở các trường trung học (Trang 81 - 86)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PH Ố BẾN TRE

2.2. Th ực trạng đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở các trường

2.3.3. Ki ểm tra, đánh giá kết quả thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn Ng ữ văn

Để tìm hiểu về công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THPT TP Bến Tre, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến CBQL, GV, kết quả thể hiện ở bảng 2.11 dưới đây:

Bảng 2.11. Mức độ và kết quả việc kiểm tra, đánh giá thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn

Nội dung

Mức độ TH Kết quả TH ĐTB Thứ

hạng ĐTB Thứ hạng 1. Có kế hoạch kiểm tra mức độ thực hiện kế

hoạch đổi mới PPDH môn Ngữ văn 2,84 3 3,13 2 2. Xây dựng chuẩn kiểm tra, đánh giá hiệu quả

đổi mới PPDH môn Ngữ văn 2,84 3 3,03 3

3. Phân cấp rõ ràng trong kiểm tra, đánh giá

việc thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn 2,88 2 2,97 4 4. Đa dạng hóa hình thức kiểm tra, đánh giá đổi

mới PPDH môn Ngữ văn, chú trọng tự kiểm tra, đánh giá của GV

2,97 1 3,22 1

5. Kiểm tra mức độ phối hợp giữa các cá nhân và bộ phận trong việc thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn

2,78 5 2,84 6

6. Lấy ý kiến phản hồi về việc thực hiện đổi

mới PPDH môn Ngữ văn từ GV 2,50 7 2,78 7

7. Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn vào cuối học kì và năm học

2,69 6 2,97 4

8. Có khen thưởng và trách phạt rõ ràng trong

việc thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn 2,31 9 2,56 9 9. Kiểm tra CSVC, PTDH có đáp ứng được yêu

cầu đổi mới PPDH môn Ngữ văn 2,50 7 2,69 8 * Mối tương quan giữa mức độ và kết quả thực hiện ở nội dung này ở mức cao, rất đáng tin cậy. (Hệ số tương quan là 0,92)

Kết quả thống kê từ bảng 2.11, có 8/9 tiêu chí về việc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn được thực hiện “thường xuyên” và kết quả ở mức “khá”. Cụ thể như sau:

- Tiêu chí “có kế hoạch kiểm tra mức độ thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH môn Ngữ văn” được xếp thứ hạng 3 (ĐTB = 2,84) về mức độ thực hiện và xếp thứ hạng 2 (ĐTB = 3,13) về kết quả thực hiện. Việc lập kế hoạch, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn theo thời gian được thực hiện theo phân cấp quản lí. Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng lập kế hoạch chung cho toàn trường về việc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện đổi mới đổi mới PPDH. Sau đó, tổ trưởng chuyên môn tổ Ngữ văn lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn cho tổ mình. Dựa trên cơ sở về thời gian mà Ban Giám Hiệu đưa ra, toàn trường tiến hành kiểm tra thường xuyên, định kỳ và tổng kết để nắm được tiến độ thực hiện và có những điều chỉnh kịp thời. Vì đây là một nội dung quan trọng trong kế hoạch đổi mới PPDH môn Ngữ văn nên được CBQL và GV quan tâm thực hiện.

- Đối với việc “xây dựng chuẩn kiểm tra, đánh giá hiệu quả đổi mới PPDH môn Ngữ văn” được xếp thứ hạng 3 cả về mức độ (ĐTB = 2,84) và kết quả thực hiện (ĐTB = 3,03). Việc xây dựng chuẩn kiểm tra, đánh giá về việc thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn theo hướng tích cực sẽ giúp các nhà quản lí nắm bắt được tình hình thực tế của việc thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn và hiệu quả của nó. Để xây dựng chuẩn kiểm tra, đánh giá việc thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn thì cần phải chú ý đến tính toàn diện của 3 mục tiêu về tri thức, thái độ và kĩ năng của bài học, đảm bảo sao cho việc sử dụng các PPDH theo hướng tích cực mà HS vẫn nắm vững tri thức lý thuyết một cách hệ thống, có kĩ năng vận dụng tri thức đã học. Bên cạnh đó, xây dựng chuẩn kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo độ tinh cậy, tính chính xác và khách quan cho các tiêu chí, đồng thời phải phản ánh đúng chất lượng học tập của HS. Tính khả thi, phù hợp với mục tiêu, với đối tượng HS, với thực tế nhà trường cũng là một trong những yếu tố quan trọng nên quan tâm nhằm điều chỉnh các tiêu chí đánh giá này cho phù hợp hơn với đơn vị mình. Chính những yêu cầu nghiêm ngặt của chuẩn kiểm tra, đánh giá hiệu quả đổi mới PPDH môn Ngữ văn, nên dù các trường đã cố gắng thực hiện “thường xuyên”

nhưng chỉ đạt kết quả ở mức “khá”.

- “Phân cấp rõ ràng trong kiểm tra, đánh giá việc thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn” được xếp ở vị trí thứ 2 (ĐTB = 2,88) về mức độ thực hiện và xếp ở vị trí thứ 4 (ĐTB = 2,97) về kết quả thực hiện. Ở các trường THPT TP Bến Tre đều có sự phân cấp quản lí rõ ràng, thống nhất từ trên xuống dưới. Hiệu trưởng thông qua Phó Hiệu trưởng chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn để quản lí việc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn. Tuy nhiên, Hiệu trưởng cho rằng việc giao quyền, giao trách nhiệm trong kiểm tra, đánh giá là khâu khó, đòi hỏi nghệ thuật của nhà quản lí

và cần có sự theo dõi, hỗ trợ và điều chỉnh khi cần thiết, chứ không phải là

“khoán trắng” cho GV Ngữ văn.

- “Đa dạng hóa hình thức kiểm tra, đánh giá đổi mới PPDH môn Ngữ văn, chú trọng tự kiểm tra, đánh giá của GV” được đánh giá cao nhất trong các tiêu chí cả về mức độ (ĐTB = 2,97) và kết quả thực hiện (ĐTB = 3,22).

Cô L.T.N.H trường THPT C.B.T cho biết một số hình thức thường được dùng để kiểm tra, đánh giá đổi mới PPDH môn Ngữ văn đó là: kiểm tra thường xuyên và định kì việc thực hiện và điều chỉnh kế hoạch của từng GV Ngữ văn, tổ chức dự giờ và phân tích giờ dạy của GV... Trong đó dự giờ là hình thức cơ bản nhằm kiểm tra, đánh giá xem đổi mới PPDH môn Ngữ văn có hiệu quả hay không? CBQL có thể dự giờ đột xuất, dự giờ có báo trước, dự giờ theo đề tài, dự giờ các lớp song song... nhằm phân tích, đánh giá giờ dạy của GV; từ đó có trao đổi về việc thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn. Đặc biệt, trong đó các trường THPT TP Bến Tre có chú trọng tự kiểm tra, đánh giá của GV nhằm mục đích giúp GV tự nhìn lại những điều đã làm được, những khó khăn mà mình gặp phải và những hạn chế để có điều chỉnh kịp thời. Đây được xem là khâu chuẩn bị cơ bản cho từng GV Ngữ văn, trước khi nhận được sự kiểm tra và đánh giá từ các thành viên khác trong tổ chuyên môn.

Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện tiêu chí này, các trường vẫn còn vấp phải một số hiện tượng như: GV còn bỏ ngõ tự kiểm tra, đánh giá hoặc đánh giá mình quá cao so với thực tế vì tâm lý muốn được “xét thi đua tốt” vẫn còn diễn ra ở một bộ phận GV Ngữ văn.

- Việc “kiểm tra mức độ phối hợp giữa các cá nhân và bộ phận trong việc thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn” được xếp thứ hạng 5 (ĐTB = 2,78) về mức độ thực hiện và xếp thứ hạng 6 (ĐTB = 2,84) về kết quả thực hiện. Đổi mới PPDH môn Ngữ văn không phải là việc làm đơn lẻ của từng cá nhân, mà là hoạt động chung của tập thể sư phạm nhằm đạt được mục tiêu

chung của nhà trường. Vì vậy, bên cạnh việc kiểm tra, đánh giá đổi mới PPDH môn Ngữ văn của từng GV, các trường còn chú trọng kiểm tra mức độ phối hợp giữa các cá nhân và bộ phận, nhằm tạo nên một tập thể gắn kết và thống nhất thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn theo định hướng chung.

Mặc dù vậy, nhưng vẫn còn hiện tượng cá nhân thiếu sự hợp tác, phối hợp với các GV Ngữ văn khác, đây là yếu tố bất lợi đến sự phát triển chung của nhà trường.

- Đối với việc “lấy ý kiến phản hồi về việc thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn từ GV” đồng thời được xếp thứ hạng 7 cả về mức độ (ĐTB = 2,50) và kết quả thực hiện (ĐTB = 2,78). GV Ngữ văn là người trực tiếp thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn, nên là người hiểu rõ hơn ai hết điều gì làm nên những thành tựu đã đạt được và những khó khăn khi thực hiện. “Lấy ý kiến phản hồi về việc thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn từ GV” chính là sử dụng có hiệu quả vốn kinh nghiệm của đội ngũ GV Ngữ văn trong nhà trường, đồng thời giúp CBQL có được “thông tin ngược” từ dưới lên trên trước khi đưa ra quyết định quản lí. Vì thế, tiêu chí này đã được các trường quan tâm thực hiện, đã đạt được kết quả bước đầu.

- Tiêu chí “tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn vào cuối học kì và năm học” được xếp vị trí thứ 6 (ĐTB

= 2,69) về mức độ thực hiện và xếp vị trí thứ 4 (ĐTB = 2,97) về kết quả thực hiện. Sau khi thực hiện kiểm tra, CBQL cần cùng với GV trao đổi, tổng kết những điều đã và chưa làm được, từ đó, tìm ra những quyết định tối ưu để nâng cao hiệu quả đổi mới PPDH môn Ngữ văn. Còn GV thì cần vận dụng những đề nghị của CBQL trong thời gian tới. Cuối cùng là CBQL theo dõi và đánh giá những cải tiến và điều chỉnh mà GV đã thực hiện. Tuy nhiên, việc thay đổi và điều chỉnh những vấn đề chưa đạt cần một quá trình lâu dài, nếu nóng vội sẽ dễ phạm thêm sai lầm.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lí đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ văn ở các trường trung học (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)