Xây d ựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lí đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ văn ở các trường trung học (Trang 70 - 73)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PH Ố BẾN TRE

2.2. Th ực trạng đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở các trường

2.3.1. Xây d ựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn

Bảng 2.9. Mức độ và kết quả thực hiện việc xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn

Nội dung

Mức độ TH Kết quả TH ĐTB Thứ

hạng ĐTB Thứ hạng 1. CBQL, GV nắm vững định hướng đổi mới

PPDH môn Ngữ văn 3,03 4 3,44 1

2. Kế hoạch đổi mới PPDH môn Ngữ văn là

nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch năm học 3,13 2 3,38 3 3. Kế hoạch đổi mới PPDH môn Ngữ văn của

trường phù hợp, thống nhất ngay từ đầu năm học

3,00 5 3,38 3

4. Phổ biến, tổ chức thảo luận về kế hoạch đổi mới PPDH môn Ngữ văn thông qua các buổi họp đầu năm

3,16 1 3,44 1

5. Tổ chức, chỉ đạo tổ chuyên môn và GV Ngữ văn lập kế hoạch đổi mới PPDH môn Ngữ văn theo thời gian

3,09 3 3,34 6

6. Duyệt kế hoạch đổi mới PPDH môn Ngữ văn

của tổ chuyên môn và GV Ngữ văn 2,97 6 3,38 3

* Mối tương quan giữa mức độ và kết quả thực hiện ở nội dung này ở mức thấp. (Hệ số tương quan là 0,20)

Kết quả thống kê từ bảng 2.9 ta thấy, trong 6 tiêu chí về xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH môn Ngữ văn thì có 6/6 tiêu chí được thực hiện “thường xuyên” (2,5 ≤ ĐTB < 3,25) và kết quả ở mức “tốt” (ĐTB ≥ 3,25). Đó là:

- “CBQL, GV nắm vững định hướng đổi mới PPDH môn Ngữ văn”

được xếp thứ hạng 4 (ĐTB = 3,03) về mức độ thực hiện và được đánh giá là tiêu chí thực hiện tốt nhất (ĐTB = 3,44). Theo đánh giá của CBQL,GV thì tiêu chí này được quan tâm thực hiện tốt ngay khi bắt đầu năm học. CBQL các cấp và GV Ngữ văn phải nắm vững các văn bản về định hướng đổi mới PPDH môn Ngữ văn (mục tiêu, vai trò của GV và HS, cách thức thực hiện...

đổi mới PPDH môn Ngữ văn), từ đó nghiên cứu kĩ chương trình, các PPDH theo hướng đổi mới nhằm triển khai thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn đồng bộ và xuyên suốt trong năm học.

- Ở tiêu chí “kế hoạch đổi mới PPDH môn Ngữ văn là nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch năm học” được xếp thứ hạng 2 (ĐTB = 3,13) về mức độ thực hiện và xếp thứ hạng 3 (ĐTB = 3,38) về kết quả thực hiện. Kế hoạch đổi mới PPDH môn Ngữ văn là một bộ phận của kế hoạch năm học của nhà trường. Vì vậy, khi thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH môn Ngữ văn nhằm nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn, đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học hiện nay, chính là đã thực hiện một nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch năm học của nhà trường. Bên cạnh đó, vì môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt trong hệ thống giáo dục của mỗi quốc gia nên việc xem “kế hoạch đổi mới PPDH môn Ngữ văn là nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch năm học” càng phải được chú trọng.

- Tiêu chí “kế hoạch đổi mới PPDH môn Ngữ văn của trường phù hợp, thống nhất ngay từ đầu năm học” được xếp thứ hạng 5 (ĐTB = 3,00) về mức

độ thực hiện và xếp thứ hạng 3 (ĐTB = 3,38) về kết quả thực hiện. Để kế hoạch đổi mới PPDH môn Ngữ văn của trường phù hợp, CBQL cần phải xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung và biện pháp cần thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn trong năm học. Trong đó, khi xây dựng kế hoạch cần phải tuân thủ theo chỉ đạo của cấp trên và phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế nhà trường mình (nguồn lực hiện có, văn hóa tổ chức...). Đặc biệt là phải nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm, cân đối giữa nhu cầu và khả năng thực hiện để đảm bảo tính khả thi của kế hoạch.

- Việc “phổ biến, tổ chức thảo luận về kế hoạch đổi mới PPDH môn Ngữ văn thông qua các buổi họp đầu năm” là tiêu chí được đánh giá thực hiện thường xuyên nhất (ĐTB = 3,16) và đạt kết quả tốt nhất (ĐTB = 3,44). Theo đánh giá của CBQL và GV, tiêu chí này được quan tâm thực hiện tốt ngay từ đầu năm học, thông qua các buổi họp của tập thể sư phạm nhà trường, ở tổ chuyên môn Ngữ văn và các văn bản về đổi mới PPDH môn Ngữ văn mà Hiệu trưởng đưa ra. Trong các buổi họp này, CBQL và GV cùng nhau trao đổi, thảo luận về kế hoạch đổi mới PPDH môn Ngữ văn, để đi đến sự thống nhất ngay từ đầu năm học.

- Việc “tổ chức, chỉ đạo tổ chuyên môn và GV Ngữ văn lập kế hoạch đổi mới PPDH môn Ngữ văn theo thời gian” được xếp thứ hạng 3 (ĐTB = 3,09) về mức độ thực hiện và xếp thứ hạng 6 (ĐTB = 3,34) về kết quả thực hiện. Trong công tác quản lí đổi mới PPDH môn Ngữ văn, tổ chuyên môn là nơi thực hiện các quyết định, các chủ trương của Hiệu trưởng; là nơi tổ chức học tập và triển khai đổi mới PPDH Ngữ văn. Vì vậy, ở các trường THPT TP Bến Tre, tổ trưởng chuyên môn tổ Ngữ văn là người chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH cho tổ Ngữ văn và triển khai đến từng GV trong tổ xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH môn Ngữ văn theo thời gian. Cụ thể là trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường, của tổ Ngữ văn, mỗi GV

được yêu cầu lập kế hoạch đổi mới PPDH Ngữ văn theo năm học, học kì, hàng tuần và kế hoạch thực hiện đổi mới PPDH Ngữ văn trong từng bài dạy cụ thể. Việc tổ chức, chỉ đạo và hướng dẫn này, được CBQL thực hiện một cách hợp lí, đúng đắn và nhanh chóng nên được CBQL và GV đánh giá kết quả ở mức “tốt”.

- “Duyệt kế hoạch đổi mới PPDH môn Ngữ văn của tổ chuyên môn và GV Ngữ văn” được xếp thứ hạng 6 (ĐTB = 2,97) về mức độ thực hiện và xếp thứ hạng 3 (ĐTB = 3,38) về kết quả thực hiện. Ở tiêu chí này, CBQL và GV Ngữ văn phối hợp thực hiện để đạt được thống nhất trong nhà trường, đảm bảo sự đồng bộ trong việc triển khai thực hiện, thông qua việc trao đổi trong hội đồng nhà trường, Phó Hiệu trưởng chuyên môn phê chuẩn vào kế hoạch đổi mới PPDH môn Ngữ văn của tổ chuyên môn và việc tổ trưởng chuyên môn kí duyệt kế hoạch cho từng GV trong tổ Ngữ văn. Mặc dù, CBQL và GV đã có nhiều cố gắng để thực hiện “tốt” tiêu chí này nhưng vẫn còn tồn tại hạn chế nhất định. Nguyên nhân là do trong quá trình kí duyệt kế hoạch đổi mới PPDH môn Ngữ văn, tổ trưởng chuyên môn không thể kiểm soát hết số lượng lớn kế hoạch đổi mới PPDH môn Ngữ văn của GV trong tổ. Do đó, việc theo dõi, kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch trong quá trình thực hiện sẽ gặp nhiều khó khăn, dễ dẫn đến sai sót. Vì vậy, bên cạnh việc kí duyệt kế hoạch, CBQL các cấp cần lưu ý đến quá trình triển khai và thực hiện kế hoạch, để có điều chỉnh kịp thời, nhằm thực hiện đúng theo kế hoạch, đạt được mục tiêu chung đã đề ra.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lí đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ văn ở các trường trung học (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)