Các y ếu tố thuận lợi

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lí đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ văn ở các trường trung học (Trang 90 - 93)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PH Ố BẾN TRE

2.4. Nguyên nhân c ủa thực trạng quản lí đổi mới phương pháp dạy học môn

2.4.1. Các y ếu tố thuận lợi

Bảng 2.13. Mức độ tác động của các yếu tố thuận lợi đến việc quản lí đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn

TĐRN: Tác động rất nhiều; TĐN: Tác động nhiều; ITĐ: Ít tác động;

KTĐ: Không tác động

Nội dung Tỉ lệ %

ĐTB Thứ hạng TĐRN TĐN ITĐ KTĐ

1. Sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Sở giáo dục và đào tạo về đổi mới PPDH môn Ngữ văn

31,2 59,4 9,4 0 3,22 2

2. CBQL, TTCM, GV Ngữ văn nhận thức đúng về mục đích và định hướng đổi mới PPDH môn Ngữ văn

37,5 62,5 0 0 3,38 1

3. Trình độ chuyên môn và nắm vững PPDH tích cực của CBQL, TTCM, GV Ngữ văn

31,2 56,2 12,5 0 3,19 3

4. Sự phối hợp và chủ động của BGH, TTCM và GV trong việc thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn

28,1 43,8 28,1 0 3,00 6

5. Gắn quản lí đổi mới PPDH môn Ngữ văn với việc quản lí hoạt động dạy của GV

9,4 78,1 12,5 0 2,97 7

6. Học sinh yêu thích và hứng thú đối với đổi mới PPDH môn Ngữ văn

15,6 59,4 21,9 3,1 2,88 10

7. CBQL, TTCM thường xuyên kiểm tra việc thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn, kết hợp với tự kiểm tra của GV

18,8 71,9 9,4 0 3,09 5

8. Quy định đổi mới PPDH Ngữ văn là tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy và là một tiêu chí thi đua

18,8 59,4 21,9 0 2,97 7

9. CBQL tạo điều kiện thuận lợi cho GV thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn

25,0 68,8 6,2 0 3,19 3

10. CSVC, PTDH hỗ trợ đổi mới PPDH môn Ngữ văn được cung cấp đầy đủ

25,0 46,9 28,1 0 2,97 7

Hoạt động quản lí đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THPT TP Bến Tre đã đạt được những thành tựu cơ bản và quan trọng. Việc tìm ra các yếu tố thuận lợi tác động đến việc quản lí đổi mới PPDH môn Ngữ văn, để từ đó phát huy các yếu tố ấy là rất cần thiết. Kết quả thống kê từ bảng 2.13 cho thấy, CBQL và GV đều cho rằng các yếu tố sau (3,00 ≤ ĐTB < 3,5) có “tác động nhiều”, “tác động rất nhiều”, tạo điều kiện thuận lợi đến việc quản lí đổi mới PPDH môn Ngữ văn trong nhà trường:

- Một là, CBQL, tổ trưởng chuyên môn, GV Ngữ văn nhận thức đúng về mục đích và định hướng đổi mới PPDH môn Ngữ văn (ĐTB = 3,38).

CBQL, tổ trưởng chuyên môn, GV Ngữ văn là những người trực tiếp quản lí và thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn. Vì vậy, việc nhận thức đúng về mục đích và định hướng đổi mới PPDH môn Ngữ văn có ý nghĩa quan trọng, là kim chỉ nam hành động, tác động trực tiếp đến hiệu quả quản lí.

- Hai là, sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Sở giáo dục và đào tạo về đổi mới PPDH môn Ngữ văn (ĐTB = 3,22). Sở giáo dục và đào tạo Bến Tre là đơn vị trực tiếp quản lí chuyên môn các trường THPT TP Bến Tre theo chiều dọc. Vì vậy, sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Sở giáo dục và đào tạo về đổi mới PPDH môn Ngữ văn thông qua các văn bản hướng dẫn, các buổi tập huấn... sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động đổi mới PPDH môn Ngữ văn.

- Ba là, trình độ chuyên môn và nắm vững PPDH tích cực của CBQL, TTCM, GV Ngữ văn (ĐTB = 3,19). GV là người trực tiếp thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn thông qua việc sử dụng các PPDH tích cực trong từng bài dạy cụ thể. Cho nên, GV có trình độ chuyên môn, nắm vững PPDH tích cực sẽ giúp GV có thể lựa chọn các PPDH phù hợp để đạt được mục tiêu bài học, phát huy tốt đa ưu điểm của từng phương pháp, kết hợp nhuần nhuyễn các PPDH để hạn chế nhược điểm của từng phương pháp. Còn về phía

CBQL, TTCM sẽ là người quản lí việc thực hiện, đưa ra những đề nghị để GV có điều chỉnh kịp thời nên việc nắm vững các PPDH tích cực là cần thiết.

- Bốn là, CBQL tạo điều kiện thuận lợi cho GV thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn (ĐTB = 3,19). Ở các trường THPT TP Bến Tre, CBQL luôn tạo điều kiện thuận lợi cho GV thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn thông qua việc sắp xếp sử dụng phòng học có máy chiếu, hỗ trợ các PTDH cần thiết, cung cấp tài liệu, sách báo khoa học về PPDH, ứng dụng CNTT vào dạy học môn Ngữ văn... Từ đó, việc tạo điều kiện của CBQL sẽ là nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ GV Ngữ văn hoàn thành được nhiệm vụ của mình.

- Năm là, CBQL, tổ trưởng chuyên môn thường xuyên kiểm tra việc thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn, kết hợp với tự kiểm tra của GV (ĐTB

= 3,09). Việc thường xuyên kiểm tra của CBQL giúp GV có ý thức hơn trong việc thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH môn Ngữ văn và nhận được góp ý để điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết. Đồng thời, nhà trường còn chú trọng tự kiểm tra của GV Ngữ văn sẽ giúp GV tự nhìn lại những điều đã và chưa làm được, phát huy tinh thần tự giác, khả năng tự điều chỉnh của từng GV.

- Sáu là, sự phối hợp và chủ động của Ban Giám Hiệu, tổ trưởng chuyên môn và GV trong việc thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn (ĐTB = 3,00). Để việc quản lí đổi mới PPDH môn Ngữ văn đạt hiệu quả tốt thì cần phải có sự phối hợp thật chặt chẽ giữa các bộ phận. Đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sát, phối hợp chặt chẽ từ Ban Giám Hiệu đến tổ trưởng chuyên môn giữ vai trò chen chốt nhằm phát huy hiệu quả quản lí. Bên cạnh đó, sự chủ động thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn của GV giữ vai trò quan trọng để đổi mới PPDH môn Ngữ văn diễn ra một cách tự giác và sâu rộng, đạt hiệu quả tốt.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lí đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ văn ở các trường trung học (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)