Quá trình phân cắt và phát triển phôi của cá trèn bầu trong sinh sản

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu kỹ THUẬT SINH sản NHÂN tạo và ƯƠNG cá TRÈN bầu (ompok bimaculatusbloch, 1797) từ cá bột đến 60 NGÀY TUỔI (Trang 47)

Thời gian Giai đoạn Mô tả

0 phút Trứng thụ tinh Trứng gặp tinh trùng

Sau 25 phút Đĩa mầm Đĩa phôi nằm trên khối nỗn hồng Sau 45 phút 2 tế bào Chia đĩa phôi thành 2 phôi bào Sau 1 giờ 5 phút 4 tế bào Chia đĩa phôi thành 4 phôi bào Sau 1 giờ 20 phút 8 tế bào Chia đĩa phôi thành 8 phôi bào Sau 1 giờ 35 phút 16 tế bào Chia đĩa phôi thành 16 phôi bào Sau 1 giờ 45 phút 32 tế bào Chia đĩa phôi thành 32 phôi bào Sau 2 giờ 0 phút Nhiều tế bào Chia đĩa phôi thành 64 phôi bào

Sau 3 giờ 40 phút Phôi nang cao Đĩa phôi nhô lên cao trên túi nỗn hồng Sau 4 giờ 30 phút Phôi nang thấp Đĩa phôi phủ xuống khối nỗn hồng Sau 4 giờ 55 phút Đầu phôi vị Đĩa phôi phủ 1/3-1/2 túi nỗn hồng Sau 5 giờ 20 phút Phôi vị Đĩa phôi phủ 7/8 túi nỗn hồng

Sau 6 giờ 30 phút Cuối phôi vị Khi mầm của trung bì và dây sống tách khỏi lá phôi trong

Sau 11 giờ 0 phút Hình thành đốt sống Lá phơi ngồi biệt hóa tạo thành

Sau 13 giờ 5 phút Hình thành điểm mắt Từ hai túi lồi mọc ra ở hai bên não trước Sau 15 giờ 30 phút Phôi cử động Phôi chuyển động mạnh lên, tim đập nhanh và

mạnh hơn

Sau 22 – 24 giờ Cá nở Sự vận động của phôi và tác dụng của men nở, cá thốt ra ngồi

Trứng thụ tinh Đĩa mầm (25’) 2 tế bào (45’)

4 tế bào (1h5’) 8 tế bào (1h20’) 16 tế bào (1h35’)

32 tế bào (1h45’)

Nhiều tế bào (2h0’) Phôi nang cao (3h40’)

Phôi nang thấp (4h30’) Đầu phôi vị (4h55’) Phôi vị (5h20’)

Cuối phơi vị (6h30’)

Hình thành đốt sống (11h0’) Hình thành điểm mắt (13h5’)

Phơi cử động (15h30’) Cá sắp nở (20h0’) Cá nở (22-24h)

Kết quả trình bày ở Bảng 3.5 và Hình 3.4 cho thấy, trong khoảng thời gian ấp trứng nhiệt độ nước 26,5 0C, pH = 7,5 và DO = 4 mg.l-1 thì sau 22 – 24 giờ tính từ lúc cá đẻ (trứng thụ tinh) thì trứng nở. Kết quả này tương ứng với kết quả nghiên cứu trên cá trèn bầu của S. Sridhar và ctv (1998) [47] là 24 – 25 giờ. Nhưng so với loài cá cùng họ là cá Leo có thời gian phát triển phơi và nở là 18 giờ 30 phút [13], Như vậy thời gian phát triển phôi và nở của cá trèn bầu dài hơn cá Leo.

3.2. Thí nghiệm 2: Thử nghiệm ương cá trèn bầu từ cá bột đến 60 ngày tuổi bằng các loại thức ăn khác nhau các loại thức ăn khác nhau

3.2.1. Các chỉ tiêu môi trường

Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, NH3/NH4+ và DO có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến đời sống của cá như sinh trưởng, tỷ lệ sống. Các giá trị mơi trường của thí nghiệm 2 dao động trong thời gian thí nghiệm được trình bày Bảng 3.6 Bảng 3.6: Một số yếu tố môi trường trong bể ương

Chỉ tiêu NT1 NT2 NT3 NT4

Nhiệt độ (0C) 24,0 – 28,0 24,0 – 28,5 24,0 – 28,5 24,0 – 28,5

pH 7,0 – 7,5 7,0 – 7,5 7,0 – 7,5 7,0 – 7,5

NH3/NH4+ (mg.l-1) 0 – 0,009 0 – 0,009 0 – 0,009 0 – 0,03 DO (mg.l-1) 4,5 – 5,0 4,5 – 5,0 4,5 – 5,0 4,0 – 5,0

Kết quả Bảng 3.6 cho thấy, nhiệt độ trong thí nghiệm này dao động từ 24 – 28,5 0C; pH là 7,0 – 7,5; NH3/NH4+ dao động từ 0 – 0,03 mg.l-1 và DO từ 4,0 – 5,0 mg.l-1. Theo Nicolski (1963) [17] nhiệt độ thích hợp cho đa số các lồi cá ni từ 20 – 30 0C, giới hạn cho phép là từ 10 – 40 0C. pH nước thích hợp cho sự phát triển của cá trong khoảng từ 6,5 – 9, pH thấp hay quá cao cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng và sinh sản của cá; hàm lượng NH3/NH4+ thích hợp nhất là dưới 1 mg.l-1 (cho phép đến 2 mg.l-1) [33]. Như vậy, các yếu tố môi trường trong hệ thống bể ương là thích hợp để ương cá trèn bầu.

3.2.2. Tăng trưởng về khối lượng và chiều dài của cá

Bảng 3.7: Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng khối lượng cá trèn bầu

NT1 NT2 NT3 NT4 01 ngày W (g) 0,0004 0,0004 0,0004 0,0004 W (g) 0,0244b±0,0036 0,0245b±0,0006 0,0253b±0,0025 0,0197a±0,0018 DWG (g.ngày-1) 0,0016b±0,0003 0,0016b 0,0017b±0,0002 0,0013a±0,0001 15 ngày SGRW (%.ngày-1) 26,8ab±0,91 26,8ab±0,10 27,2b±0,73 25,5a±0,66 W (g) 0,6064a±0,0445 0,8150b±0,0744 0,7108ab±0,1294 0,6438a±0,0513 DWG (g.ngày-1) 0,0388a±0,0032 0,0527b±0,0049 0,0457ab±0,0086 0,0416a±0,0034 30 ngày SGRW (%.ngày-1) 21,3a±1,48 23,1a±0,64 22,2a±1,39 23,1a±0,94 W (g) 0,8849ab±0,0712 1,1274c±0,1712 1,0814bc±0,1015 0,6851a±0,0261 DWG (g.ngày-1) 0,0186b±0,0019 0,0208b±0,0065 0,0247b±0,0130 0,0028a±0,0035 45 ngày SGRW (%.ngày-1) 2,6b±0,22 2,3b±0,50 2,7b±1,67 0,3a±0,76 W (g) 1,8287b±0,2672 1,9489b±0,1510 2,1289b±0,2042 1,3359a±0,2465 DWG (g.ngày-1) 0,0629a±0,0151 0,0548a±0,0136 0,0698a±0,0141 0,0434a±0,0177 60 ngày SGRW (%.ngày-1) 4,7a±0,69 3,8a±1,04 4,4a±0,81 4,3a±1,12

Ghi chú: Các chữ cái trên cùng một hàng khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Kết quả Bảng 3.7 cho thấy, cá trèn bầu trong các nghiệm thức sau 15 ngày ương cá phát triển tốt, tốc độ tăng trưởng dao động từ 0,0013 – 0,0017 g.ngày-1 (25,5 – 27,2 %.ngày-1). Cá trèn bầu là loài cá ăn động vật [45, 5, 41, 37, 22], vì thế cá ở nghiệm thức ăn TACN có tốc độ tăng trưởng chậm nhất (0,0013 ± 0,0001 g.ngày-1) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với 3 nghiệm thức cịn lại; nghiệm thức cho ăn trùn chỉ có tốc độ tăng trưởng khối lượng cao nhất. Một kết quả tương tự được thực hiện bởi Ngô Văn Ngọc (2008) [15] trên cá Lăng nha cho thấy trùn chỉ là thức ăn tươi

sống ưa thích của các lồi cá dữ nói chung. Tác giả cịn cho rằng thịt cá tươi sống mặc dù có hàm lượng đạm cao nhưng lại là thức ăn không phù hợp ở giai đoạn cá còn nhỏ (từ 0 – 15 ngày tuổi), đặc biệt là trong những ngày đầu tiên biết ăn thức ăn ngồi. Mặt khác, có thể do mùi vị và bất động của thịt cá nên khơng kích thích sự thèm ăn của cá làm cho chúng ăn ít hoặc khơng ăn, ảnh hưởng đến sự sống và sự tăng trưởng của cá.

Hình 3.5: Cá trèn bầu sau 15 ngày ương

Đến giai đoạn 30 ngày tuổi, tốc độ tăng trưởng của cá tiếp tục tăng nhanh từ 0,0388 – 0,0527 g.ngày-1. Giai đoạn này, cá ở NT2 phát triển vượt trội hơn hết (tăng trưởng 0,0527 g.ngày-1) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với NT1 và NT4. Như vậy ở giai đoạn này cá bắt mồi và tiêu hóa tốt thức ăn là cá biển. Theo Dương Nhựt Long (2008) [13] ương cá Leo giai đoạn 20 – 30 ngày tuổi, thức ăn tốt nhất là trùn chỉ, sau 30 ngày ương cá Leo có khối lượng trung bình 2,63 g.con-1 cao hơn gấp 3 lần so với cá trèn bầu sau 30 ngày ương có khối lượng trung bình là 0,82 g.con-1. Theo Nguyễn Văn Triều và ctv (2008) [26] ương giống cá Kết (một loài cá cùng họ với cá trèn bầu) thì sau 30 ngày ương thức ăn tốt nhất là trùn chỉ kết hợp trứng nước và cá có khối lượng trung bình là 0,80 g.con-1, như vậy tăng trưởng sau 30 ngày của cá Kết tương đương với cá trèn bầu.

Hình 3.6: Cá trèn bầu 30 ngày tuổi

Giai đoạn từ 30 – 45 ngày tuổi, tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá chậm hơn giai đoạn trước, chỉ từ 0,0028 – 0,0247 g.ngày-1. Do thời tiết giai đoạn này lạnh nên cá ít ăn và một số bị bệnh. Cá của NT3 đang chiếm ưu thế về tốc độ tăng trưởng khối lượng trong giai đoạn này (0,0247 g.ngày-1). Tuy nhiên sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) so với NT1 và NT2. NT4 có tốc độ tăng trưởng khối lượng chậm nhất (0,0028 g.ngày-1) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) với 3 nghiệm thức còn lại. Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng ngày càng rõ rệt, tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá trèn bầu sẽ nhanh hơn khi ăn thức ăn tươi sống.

Giai đoạn cuối của quá trình ương, tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá có chiều hướng tăng trở lại từ 0,0434 – 0,0698 g.ngày-1. Sau 60 ngày ương với lượng cá ban đầu bố trí đều nhau về khối lượng, đàn cá thu hoạch ở NT3 (trùn chỉ) cho khối lượng cao nhất (trung bình 2,1289 ± 0,2042 g.cá thể-1), kế đến là NT2 (cá biển) có khối lượng 1,9489 ± 0,1510 g.cá thể-1, NT1 (tép) là 1,8287 ± 0,2672 g.cá thể-1, khối lượng cá nhỏ nhất là ở NT4 (TACN). Kết quả sau q trình thí nghiệm cho thấy, thức ăn có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá trèn bầu từ cá bột đến 60 ngày tuổi, thức ăn tươi sống cho tốc độ tăng trưởng nhanh hơn TACN.

Tương tự tốc độ tăng trưởng về khối lượng, tốc độ tăng trưởng về chiều dài cũng chịu ảnh hưởng của thức ăn.

Bảng 3.8: Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng chiều dài cá trèn bầu

NT1 NT2 NT3 NT4 01 ngày L (cm) 0,23±0,01 0,23 0,23±0,01 0,23±0,01 L (cm) 1,26a±0,02 1,26a±0,07 1,25a±0,06 1,18a±0,04 DLG (cm.ngày-1) 0,07a 0,07a±0,01 0,07a±0,01 0,06a±0,01 15 ngày SGRL (%.ngày-1) 11,4a±0,05 11,4a±0,27 11,4a±0,31 11,0a±0,30 L (cm) 4,06a±0,30 4,77b±0,17 4,50b±0,21 4,41ab±0,03 DLG (cm.ngày-1) 0,18a±0,02 0,23b±0,01 0,22b±0,02 0,22b±0,01 30 ngày SGRL (%.ngày-1) 7,8a±0,54 8,9b±0,58 8,5ab±0,55 8,8b±0,23 L (cm) 4,92ab±0,14 5,37c±0,24 5,22bc±0,14 4,64a±0,07 DLG (cm.ngày-1) 0,06b±0,01 0,04b 0,05b±0,02 0,02a±0,01 45 ngày SGRL (%.ngày-1) 1,3b±0,33 0,8ab±0,08 1,0b±0,44 0,3a±0,03 L (cm) 6,22b±0,33 6,23b±0,09 6,47b±0,09 5,61a±0,32 DLG (cm.ngày-1) 0,09a±0,02 0,06a±0,02 0,08a±0,01 0,06a±0,02 60 ngày SGRL (%.ngày-1) 1,6a±0,26 1,0a±0,24 1,4a±0,12 1,2a±0,45

Ghi chú: Các chữ cái trên cùng một hàng khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Kết quả Bảng 3.8 cho thấy, sau khi ương 15 ngày với 4 loại thức ăn khác nhau, chiều dài của cá trèn bầu phát triển tốt và tương đồng nhau, NT4 có tốc độ tăng trưởng chiều dài chậm hơn các nghiệm thức còn lại một chút nhưng sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Giai đoạn từ ngày 15 – 30 của q trình thí nghiệm, sự khác biệt về chiều dài của cá trong các nghiệm thức bắt đầu rõ ràng hơn, đồng nghĩa với việc thức ăn đã thể

hiện sự ảnh hưởng nhiều hơn đến tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá. Các nghiệm thức thể hiện tốc độ tăng trưởng tăng dần từ NT1, NT3, NT4 và cao nhất là NT2 trong khoảng dao động là 0,18 – 0,23 cm.ngày-1. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa 3 nghiệm thức 2, 3, 4 khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05), chỉ có NT1 khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) với 3 nghiệm thức còn lại.

Sang đến ngày 45, tương tự như sự tăng trưởng về khối lượng, tốc độ tăng trưởng về chiều dài cũng có chiều hướng giảm chỉ nằm trong khoảng từ 0,02 – 0,06 cm.ngày-1, tăng trưởng nhanh nhất là cá ở NT1 và chậm nhất là NT4.

Cuối quá trình ương, cá ở NT3 đạt chiều dài cao nhất (6,47 cm.cá thể-1), tiếp đến là NT2 (6,23 cm.cá thể-1), NT1 (6,22 cm.cá thể-1), cuối cùng là NT4 (5,61 cm.cá thể-1). Và NT4 khác biệt với 3 nghiệm thức 1, 2, 3; trong khi giữa 3 nghiệm thức 1, 2, 3 khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Bảng 3.9: Các chỉ tiêu về sinh trưởng của cá trèn bầu từ 1 – 60 ngày

NT1 NT2 NT3 NT4 Khối lượng ban đầu W (g) 0,0004 0,0004 0,0004 0,0004 Khối lượng cuối W60 (g) 1,8287b±0,2672 1,9489b±0,1510 2,1289b±0,2042 1,3359a±0,246 DWG (g.ngày-1) 0,0305b±0,0044 0,0325b±0,0025 0,0355b±0,0034 0,0022a±0,0041 SGRW (%.ngày-1) 13,9b±0,28 13,9b±0,13 14,1b±0,16 13,3a±0,31 Chiều dài ban đầu L (cm) 0,23±0,01 0,23 0,23±0,01 0,23±0,01 Chiều dài cuối L60 (cm) 6,22b±0,33 6,23b±0,09 6,47b±0,09 5,61a±0,32 DLG (cm.ngày-1) 0,10a±0,01 0,10a 0,10a±0,01 0,09a±0,01 SGRL (%.ngày-1) 5,5b±0,13 5,5b±0,04 5,6b±0,02 5,3a±0,12

Ghi chú: Các chữ cái trên cùng một hàng khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Việc ương thành công cá bột bằng cách sử dụng thức ăn là động vật nổi đã được báo cáo ở nhiều loài như cá Leo, cá Kết, cá Lăng. Trong suốt q trình thí nghiệm, cá tăng trưởng tốt cả về chiều dài lẫn khối lượng. Cá phát triển tốt nhất ở nghiệm thức cho ăn bằng trùn chỉ. Trùn chỉ là một trong số những loài động vật nổi được sử dụng phổ biến nhất vì chúng khơng làm mất hàm lượng dinh dưỡng trong nước như thức ăn chế biến và kích cỡ phù hợp với miệng của hầu hết các loài cá [49]. Việc sử dụng thức ăn chế biến (nhân tạo) ở giai đoạn sớm của cá bột thường dẫn đến tăng trưởng kém [43]. So sánh về chiều dài và khối lượng cuối của NT3 với 3 nghiệm thức cịn lại thì thấy rằng nghiệm thức này chỉ khác biệt có ý nghĩa với NT4 (p < 0,05), khơng khác biệt với NT1 và NT2 (p > 0,05). Nguyên nhân của sự khác biệt này là do tập tính ăn của cá trèn bầu (ưa thích thức ăn động vật), qua đó có thể nhìn nhận rằng thức ăn có ảnh hưởng khác nhau đến sự sinh trưởng của cá trèn bầu giai đoạn 60 ngày tuổi, thức ăn tươi sống sẽ cho sinh trưởng tốt hơn.

3.2.3. Sự phân đàn của cá trèn bầu

Phân đàn của cá trèn bầu sau 60 ngày ương được trình bày trong Bảng 3.10 Bảng 3.10: Ảnh hưởng thức ăn lên sự phân đàn của cá trèn bầu

NT1 NT2 NT3 NT4 01 ngày 0,0 0,0 0,0 0,0 15 ngày 14,8 2,4 9,9 9,1 30 ngày 7,3 9,1 18,2 8,0 45 ngày 8,0 15,2 9,4 8,3 CVW (%) 60 ngày 14,6 7,7 9,6 18,5 01 ngày 4,3 0,0 4,3 4,3 15 ngày 1,6 5,6 4,8 3,4 30 ngày 0,7 3,6 4,7 0,7 45 ngày 2,8 4,5 2,7 1,5 CVL (%) 60 ngày 5,3 1,4 1,4 5,7

Kết quả Bảng 3.10 cho thấy, trong suốt quá trình ương, cá trèn bầu trong các nghiệm thức ln có sự dao động về hệ số phân đàn cả về chiều dài lẫn khối lượng. Đến cuối quá trình thí nghiệm, hệ số phân đàn về khối lượng cao nhất ở nghiệm thức ăn TACN (18,5 %), thấp nhất ở nghiệm thức ăn thức ăn là cá biển (7,7 %). Hệ số phân đàn về chiều dài cũng tương tự, NT4 cũng có hệ số phân đàn cao nhất, thấp nhất là 2 nghiệm thức 2 và 3. Điều này cho thấy cá trèn bầu thích bắt mồi tươi sống, tiêu hóa và hấp thu tốt thành phần dinh dưỡng của thức ăn tươi sống, từ đó làm cho cá phát triển đồng đều nên hệ số phân đàn thấp.

3.2.4. Hệ số thức ăn (FCR)

Trong thí nghiệm này sử dụng 4 loại thức ăn là tép, cá biển (bạc má), trùn chỉ và UP T503.

Hình 3.9: Thức ăn cho cá trèn bầu ăn

Bảng 3.11: Ảnh hưởng của thức ăn lên FCR cá trèn bầu sau 60 ngày ương

NT1 NT2 NT3 NT4

FCR 3,19ab±0,41 3,56b±0,68 2,70a±0,13 3,21ab±0,15

Ghi chú: Các chữ cái trên cùng một hàng khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Hệ số thức ăn của cá được khảo sát thấy rằng cao nhất ở NT2 (3,56), hệ số này không khác biệt so với NT1 và NT4 (3,19 và 3,21) nhưng khác biệt có ý nghĩa so với NT3 (2,70). Nhưng hệ số này khơng có sự khác biệt giữa NT1 và NT4 (p > 0,05). Kết quả từ Bảng 3.11 cho ta kết luận, trùn chỉ là thức ăn tươi sống rất tốt để ương cá trèn bầu vì khơng những cho cá tốc độ tăng trưởng tốt mà còn cho hệ số thức ăn thấp.

3.2.5. Tỷ lệ sống

Tỷ lệ sống của cá trong thí nghiệm này được xác định sau 60 ngày ương, kết quả ở Bảng 3.12

Bảng 3.12: Ảnh hưởng của thức ăn lên tỷ lệ sống cá trèn bầu sau 60 ngày ương

NT1 NT2 NT3 NT4

Tỷ lệ sống (%) 60,3b±5,44 64,9b±5,22 63,8b±3,82 48,9a±7,31

Ghi chú: Các chữ cái trên cùng một hàng khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Khảo sát sau 60 ngày ương cho kết quả thức ăn có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá trèn bầu. Bảng 3.12 cho thấy, tỷ lệ sống cao nhất ở NT2 (64,9 %), tỷ lệ này không khác biệt với các NT1, NT3 (p > 0,05), nhưng lại khác biệt có ý nghĩa với NT4 có tỷ lệ sống thấp nhất (48,9 %). Như vậy cá ăn thức ăn tươi sống có tỷ lệ sống tốt hơn TACN. Theo Dương Nhựt Long (2008) [13] ương cá Leo từ cá bột đến 30 ngày tuổi có tỷ lệ sống tốt nhất là 51,3 % (thức ăn là trùn chỉ). Ương cá Kết từ cá bột đến 30 ngày tuổi bằng các loại thức ăn khác nhau có tỷ lệ sống cao nhất là 85,9 % (thức ăn chế biến) [26].

3.3. Thí nghiệm 3: Thử nghiệm ương cá trèn bầu từ cá bột đến 60 ngày tuổi ở các mật độ khác nhau mật độ khác nhau

3.3.1. Các chỉ tiêu môi trường

Môi trường nước (nhiệt độ, pH, NH3/NH4+, DO, …) là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của thủy sinh vật. Cá là loài biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể cá thay đổi theo nhiệt độ nước. Khi nhiệt độ quá lạnh hay q nóng, cá bị sốc, ít ăn và chậm lớn. Hàm lượng oxy hịa tan thích hợp cho ni trồng thủy sản dao động từ 3 – 8 mg.l-1 [31]. Theo Lê Văn Cát và ctv (2006) [2] cho rằng nhiệt độ ảnh

hưởng đến năng suất hệ sinh thái ao hồ, ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hầu hết các thông số khác đặc trưng cho chất lượng nước.

Biến động các yếu tố mơi trường nước trong thí nghiệm này được trình bày ở

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu kỹ THUẬT SINH sản NHÂN tạo và ƯƠNG cá TRÈN bầu (ompok bimaculatusbloch, 1797) từ cá bột đến 60 NGÀY TUỔI (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)