Tất cả các số liệu được thu thập, tính toán giá trị trung bình bằng chương trình Excel 2010. Các số liệu được tính toán giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và phân tích ANOVA, tìm sự khác biệt giữa các trung bình nghiệm thức bằng phép thử DUNCAN sử dụng phần mềm SPSS 16.0 SW CVW (%) = x 100 XtbW SL CVL (%) = x 100 XtbL
Tổng lượng thức ăn tiêu tốn FCR =
Tổng khối lượng cá khi thu - Tổng khối lượng cá khi thả L2 - L1 DLG (cm.ngày-1) = t2 - t1 Tổng số cá thu được Tỷ lệ sống (%) = x 100 Tổng số cá thả
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thí nghiệm 1: Thử nghiệm kích thích sinh sản cá trèn bầu bằng các loại chất kích thích và liều lượng khác nhau
3.1.1. Nghiệm thức 1: Kích thích sinh sản tạo cá trèn bầu bằng LHRH-a + DOM
3.1.1.1. Chỉ tiêu môi trường
Bảng 3.1: Các yếu tố môi trường trong bể cá đẻ và bình ấp trứng
Nhiệt độ (0C) pH NH3/NH4+ (mg.l-1) DO (mg.l-1)
Bể cá đẻ 26 – 26,5 7,5 0 4
Bình ấp trứng 26,5 7,5 0 4
Nhiệt độ là yếu tố gây ảnh hưởng rõ rệt nhất lên sự phát triển phôi, mỗi loài cá thích ứng với một giới hạn nhất định; Nhìn chung ở vùng ôn đới là 3 – 14 0C, còn ở vùng nhiệt đới khoảng 18 – 32 0C [3]. Nhiệt độ thích hợp cho phôi phát triển của các loài cá có xuất xứ vùng ĐBSCL và những vùng có vĩ độ thấp là từ 26 – 31 0C [24]. Theo Đặng Ngọc Thanh, (1974) [23] và Boyd, (1998) [33] nhiệt độ nước là yếu tố môi trường quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình trao đổi chất, hấp thu dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản của những loài tôm cá.
Hầu hết phôi các loài cá đều không có khả năng phát triển trong môi trường quá cao hay quá thấp (pH < 5 hoặc pH > 9) mà cần pH ổn định, thay đổi dù rất nhỏ về pH cũng ảnh hưởng xấu tới phôi [24].
Theo Nguyễn Đình Trung (2004) [29] đa số các loài cá nuôi có nhiệt độ thích hợp là 20 – 30 0C, pH từ 6 – 9, NH3/NH4+ < 0,1 mg.l-1 và hàm lượng oxy hoàn tan trong nước từ 3 – 5 mg.l-1.
Kết quả Bảng 3.1 cho thấy, điều kiện môi trường bể cá đẻ, bình ấp trứng như: nhiệt độ 26 – 26,5 0C; pH = 7,5; NH3/NH4+ = 0 mg.l-1; oxy hòa tan = 4 mg.l-1. Với kết quả này thì thích hợp cho cá sinh sản và ấp trứng cá trèn bầu.
3.1.1.2. Thử nghiệm LHRH-a + DOM kích thích sinh sản cá trèn bầu ở các liều lượng khác nhau khác nhau
Khối lượng cá cái 40 – 90 g.con-1 (trung bình 68,9 g.con-1). Khối lượng cá đực 30 – 40 g.con-1 (trung bình 34,4 g.con-1).
Khi sử dụng LHRH-a + DOM ở ba mức liều lượng 100, 150 và 200 µg.kg-1 cá cái đều kích thích cá sinh sản.
Hình 3.1: Cá trèn bầu đang đẻ
Bảng 3.2: Kết quả các chỉ tiêu sinh sản cá trèn bầu khi dùng LHRH-a + DOM
Liều lượng Cá cái (con) TG hiệu ứng (h) Tỉ lệ cá đẻ (%) SSS thực tế (trứng.g-1) Tỉ lệ trứng thụ tinh (%) Tỉ lệ cá nở (%) Tỷ lệ sống cá bột (%) 100 µg 3 8,5 – 9 100 93,7a ± 29,7 92,4b ± 1,4 90,3b ± 1,1 88,1b ± 2,6 150 µg 3 8 100 106,7a ± 62,1 91,1b ± 3,4 89,4ab ± 3,6 85,3b ± 5,6 200 µg 3 7,5 100 154,7a ± 17,6 71,2a ± 4,5 83,8a ± 3,7 76,3a ± 0,8
Ghi chú: Các chữ cái trên cùng một cột khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Kết quả từ Bảng 3.2 cho thấy, thời gian hiệu ứng nằm trong khoảng 7,5 – 9 giờ, ở liều lượng cao (200 µg) thì thời gian hiệu ứng nhanh. Thời gian hiệu ứng phụ thuộc rất nhiều vào liều lượng chất kích thích sử dụng, phương thức sử dụng cũng như giai đoạn thành thục của noãn sào trước khi sử dụng chất kích thích [8]. Thời gian hiệu ứng này lâu hơn so với kết quả nghiên cứu của S. Sridhar và ctv (1998) [47] trên cá trèn bầu nhưng bằng chất kích thích là Ovaprim với liều 0,5 ml.kg-1 cá cái, sau 5 – 6 giờ thì cá đẻ. Sự khác biệt này có thể là do liều lượng, chất kích thích sử dụng khác nhau; Ngoài ra điều kiện địa lý cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau này (nghiên cứu của S. Sridhar và ctv (1998) thực hiện ở Ấn Độ).
Về SSS thực tế, dao động 93,7 ± 29,7 đến 154,7 ± 17,6 trứng.g-1 cá cái, ở liều lượng cao thì cho trứng nhiều nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Hình 3.2: Trứng cá trèn bầu mới đẻ
Đối với tỉ lệ trứng thụ tinh, có kết quả lần lượt là: 92,4 ± 1,4 %, 91,1 ± 3,4 % và 71,2 ± 4,5 %, thấp nhất ở liều 200 µg và cao nhất ở liều 100 µg. Trứng thụ tinh có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) ở liều 200 µg với liều 150 µg và 100 µg, điều này là do ở liều cao có tác dụng mạnh làm rụng những trứng chưa chín nên khi đẻ ra thì không thụ tinh dẫn đến tỉ lệ thụ tinh ở liều 200 µg thấp.
Tỉ lệ cá nở, ở liều 100 µg là 90,3 ± 1,1 %, liều 150 µg là 89,4 ± 3,6 % và liều 200 µg là 83,8 ± 3,7 %, giữa liều 200 µg và 100 µg có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Tỉ lệ sống cá bột, lần lượt là 88,1 ± 2,6 %; 85,3 ± 5,6 % và 76,3 ± 0,8 %. Tỷ lệ sống cá bột khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) giữa liều 200 µg với liều 150 µg và 100 µg.
Theo Dương Nhựt Long (2008) [13] nghiên cứu kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Leo, một loài cá cùng họ với cá trèn bầu khi sử dụng chất kích thích LHRH-a + DOM liều lượng từ 60 – 100 µg.kg-1 cá cái, kết quả là cá không sinh sản; theo tác giả thì liều lượng này còn thấp nên không kích thích cá rụng trứng và sinh sản.
3.1.2. Nghiệm thức 2: Kích thích sinh sản nhân tạo cá trèn bầu bằng HCG
3.1.2.1. Chỉ tiêu môi trường
Điều kiện môi trường bể cá đẻ, bình ấp trứng như: nhiệt độ 26 – 26,5 0C; pH = 7,5; NH3/NH4+ = 0 mg.l-1; DO = 4 mg.l-1. Kết quả môi trường thích hợp cho cá sinh sản và ấp trứng cá trèn bầu.
3.1.2.2. Thử nghiệm HCG kích thích sinh sản cá trèn bầu ở các liều lượng khác nhau
Khối lượng cá cái 40 – 100 g.con-1 (trung bình 77,2 g.con-1). Khối lượng cá đực 30 – 40 g.con-1 (trung bình 35 g.con-1).
Khi sử dụng HCG ở ba mức liều lượng 2000, 2500 và 3000 UI.kg-1 cá cái đều kích thích cá sinh sản.
Bảng 3.3: Kết quả các chỉ tiêu sinh sản cá trèn bầu khi dùng HCG
Liều lượng Cá cái (con) TG hiệu ứng (h) Tỉ lệ cá đẻ (%) SSS thực tế (trứng.g-1) Tỉ lệ trứng thụ tinh (%) Tỉ lệ cá nở (%) Tỷ lệ sống cá bột (%) 2000UI 3 8 - 9 100 61a ± 13,1 89,8a ± 2,4 90b ± 1,3 86a ± 2,8 2500UI 3 8 100 46a ± 14 90,8a ± 1,5 85,7a ± 2,9 86,7a ± 3,2 3000UI 3 8 100 58a ± 22,1 93,3a ± 1,5 89,2ab ± 1,6 88,9a ± 1,7
Ghi chú: Các chữ cái trên cùng một cột khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Kết quả từ Bảng 3.3 cho thấy, thời gian hiệu ứng 8 – 9 giờ. Sức sinh sản thực tế dao động từ 46 – 61 trứng.g-1; Tỉ lệ trứng thụ tinh từ 89,8 – 93,3 % và Tỉ lệ sống cá bột từ 86 – 88,9 % cả ba chỉ tiêu này khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tỉ lệ cá nở dao động từ 85,7 – 90 % và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) giữa liều 2500 và 2000 UI.kg-1.
Theo Dương Nhựt Long (2008) [13] nghiên cứu kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Leo, khi sử dụng chất kích thích HCG liều lượng từ 1000 – 4000 UI.kg-1 cá cái, kết quả là cá không sinh sản; theo tác giả thì HCG không có tác dụng hiệu ứng trong quá trình kích thích cá Leo sinh sản nhân tạo.
3.1.3. Nghiệm thức 3: Kích thích sinh sản nhân tạo cá trèn bầu bằng Não thùy
3.1.3.1. Chỉ tiêu môi trường
Kết quả điều kiện môi trường bể cá đẻ, bình ấp trứng như sau: nhiệt độ 26 – 26,5 0C; pH = 7,5; NH3/NH4+ = 0 mg.l-1; DO = 4 mg.l-1. Với kết quả này thì thích hợp cho cá sinh sản và ấp trứng cá trèn bầu.
3.1.3.2. Thử nghiệm Não thùy kích thích sinh sản cá trèn bầu ở liều lượng khác nhau
Khối lượng cá cái 40 – 105 g.con-1 (trung bình 51,7 g.con-1). Khối lượng cá đực 30 – 40 g.con-1 (trung bình 31,7 g.con-1).
Khi sử dụng Não thùy ở ba mức liều lượng là 5, 10 và 15 mg.kg-1 cá cái, chỉ có liều 15 mg mới kích thích cá sinh sản. Ở liều 5 và 10 mg tiếp tục theo dõi đến 24 giờ, kết quả cá vẫn không sinh sản, cho thấy liều lượng 5 và 10 mg không có tác dụng gây rụng trứng và làm cho cá trèn bầu sinh sản.
Bảng 3.4: Kết quả các chỉ tiêu sinh sản cá trèn bầu khi dùng Não thùy
Liều lượng Cá cái (con) TG hiệu ứng (h) Tỉ lệ cá đẻ (%) SSS thực tế (trứng.g-1) Tỉ lệ trứng thụ tinh (%) Tỉ lệ cá nở (%) Tỷ lệ sống cá bột (%) 5 mg 3 - - - - - - 10 mg 3 - - - - - - 15 mg 3 8 100 113,3 ± 14,5 90,9 ± 0,9 86,7 ± 4,9 86 ± 3,7
Kết quả Bảng 3.4 cho thấy, liều lượng 15 mg thì kích thích cá sinh sản; Thời gian hiệu ứng là 8 giờ; Tỉ lệ cá đẻ 100 %; Sức sinh sản thực tế 113 trứng.g-1; Tỉ lệ trứng thụ tinh 90 %; Tỉ lệ cá nở 86 % và Tỉ lệ sống cá bột 86%.
Theo Dương Nhựt Long (2008) [13] nghiên cứu kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Leo, khi sử dụng chất kích thích Não thùy liều lượng từ 7 – 10 mg.kg-1 cá cái, kết quả là cá sinh sản 100 %, thời gian hiệu ứng 8 – 17 giờ, sức sinh sản thực tế dao động từ 46 – 120 trứng.g-1, tỉ lệ trứng thụ tinh 29 – 89 %, tỉ lệ cá nở 23 – 94 %.
Như vậy các chỉ tiêu sinh sản của cá Leo cũng tương đương với các chỉ tiêu sinh sản của cá trèn bầu, nhưng liều lượng Não thùy để kích thích sinh sản thì cá trèn bầu cao hơn cá Leo.
3.1.4. Kích thước trứng cá trèn bầu
Kích thước trứng cá trèn bầu lúc mới đẻ dao động từ 1,0 – 1,3 mm; trung bình 1,1 ± 0,05 mm. Sau khi đẻ 60 phút (trương nước) thì kích thước trứng dao động từ 1,1 – 1,3 mm; trung bình 1,2 ± 0,07 mm.
Theo Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định (2004) [12], kích thước trứng bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố môi trường cũng như nhân tố di truyền, kích thước trứng còn bị ảnh hưởng bởi thức ăn, tuổi và cỡ cá cái.
Với kết qủa này kích thước trứng cá trèn bầu có phần hơi lớn hơn so với trứng cá Leo (0,9 – 1,1 mm) [14]; và tương đương với trứng của cá Chép, cá Trắm cỏ (1,1 – 1,2 mm) [24].
Kết quả này gần tương đương với đường kính trứng cá trèn bầu mà S. Sridhar và ctv (1998) [47] đã nghiên cứu ở Ấn Độ là 1,22 ± 0,03 mm.
3.1.5. Quá trình phân cắt và phát triển phôi của cá trèn bầu
Khảo sát quá trình phân cắt và phát triển phôi của cá trèn bầu từ khi trứng thụ tinh đến khi trứng nở được trình bày ở Bảng 3.5 như sau:
Bảng 3.5: Quá trình phân cắt và phát triển phôi của cá trèn bầu trong sinh sản
Thời gian Giai đoạn Mô tả
0 phút Trứng thụ tinh Trứng gặp tinh trùng
Sau 25 phút Đĩa mầm Đĩa phôi nằm trên khối noãn hoàng Sau 45 phút 2 tế bào Chia đĩa phôi thành 2 phôi bào Sau 1 giờ 5 phút 4 tế bào Chia đĩa phôi thành 4 phôi bào Sau 1 giờ 20 phút 8 tế bào Chia đĩa phôi thành 8 phôi bào Sau 1 giờ 35 phút 16 tế bào Chia đĩa phôi thành 16 phôi bào Sau 1 giờ 45 phút 32 tế bào Chia đĩa phôi thành 32 phôi bào Sau 2 giờ 0 phút Nhiều tế bào Chia đĩa phôi thành 64 phôi bào
Sau 3 giờ 40 phút Phôi nang cao Đĩa phôi nhô lên cao trên túi noãn hoàng Sau 4 giờ 30 phút Phôi nang thấp Đĩa phôi phủ xuống khối noãn hoàng Sau 4 giờ 55 phút Đầu phôi vị Đĩa phôi phủ 1/3-1/2 túi noãn hoàng Sau 5 giờ 20 phút Phôi vị Đĩa phôi phủ 7/8 túi noãn hoàng
Sau 6 giờ 30 phút Cuối phôi vị Khi mầm của trung bì và dây sống tách khỏi lá phôi trong
Sau 11 giờ 0 phút Hình thành đốt sống Lá phôi ngoài biệt hóa tạo thành
Sau 13 giờ 5 phút Hình thành điểm mắt Từ hai túi lồi mọc ra ở hai bên não trước Sau 15 giờ 30 phút Phôi cử động Phôi chuyển động mạnh lên, tim đập nhanh và
mạnh hơn
Sau 22 – 24 giờ Cá nở Sự vận động của phôi và tác dụng của men nở, cá thoát ra ngoài
Trứng thụ tinh Đĩa mầm (25’) 2 tế bào (45’)
4 tế bào (1h5’) 8 tế bào (1h20’) 16 tế bào (1h35’)
32 tế bào (1h45’)
Nhiều tế bào (2h0’) Phôi nang cao (3h40’)
Phôi nang thấp (4h30’) Đầu phôi vị (4h55’) Phôi vị (5h20’)
Cuối phôi vị (6h30’)
Hình thành đốt sống (11h0’) Hình thành điểm mắt (13h5’)
Phôi cử động (15h30’) Cá sắp nở (20h0’) Cá nở (22-24h)
Kết quả trình bày ở Bảng 3.5 và Hình 3.4 cho thấy, trong khoảng thời gian ấp trứng nhiệt độ nước 26,5 0C, pH = 7,5 và DO = 4 mg.l-1 thì sau 22 – 24 giờ tính từ lúc cá đẻ (trứng thụ tinh) thì trứng nở. Kết quả này tương ứng với kết quả nghiên cứu trên cá trèn bầu của S. Sridhar và ctv (1998) [47] là 24 – 25 giờ. Nhưng so với loài cá cùng họ là cá Leo có thời gian phát triển phôi và nở là 18 giờ 30 phút [13], Như vậy thời gian phát triển phôi và nở của cá trèn bầu dài hơn cá Leo.
3.2. Thí nghiệm 2: Thử nghiệm ương cá trèn bầu từ cá bột đến 60 ngày tuổi bằng các loại thức ăn khác nhau các loại thức ăn khác nhau
3.2.1. Các chỉ tiêu môi trường
Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, NH3/NH4+ và DO có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến đời sống của cá như sinh trưởng, tỷ lệ sống. Các giá trị môi trường của thí nghiệm 2 dao động trong thời gian thí nghiệm được trình bày Bảng 3.6 Bảng 3.6: Một số yếu tố môi trường trong bể ương
Chỉ tiêu NT1 NT2 NT3 NT4
Nhiệt độ (0C) 24,0 – 28,0 24,0 – 28,5 24,0 – 28,5 24,0 – 28,5
pH 7,0 – 7,5 7,0 – 7,5 7,0 – 7,5 7,0 – 7,5
NH3/NH4+ (mg.l-1) 0 – 0,009 0 – 0,009 0 – 0,009 0 – 0,03 DO (mg.l-1) 4,5 – 5,0 4,5 – 5,0 4,5 – 5,0 4,0 – 5,0
Kết quả Bảng 3.6 cho thấy, nhiệt độ trong thí nghiệm này dao động từ 24 – 28,5 0C; pH là 7,0 – 7,5; NH3/NH4+ dao động từ 0 – 0,03 mg.l-1 và DO từ 4,0 – 5,0 mg.l-1. Theo Nicolski (1963) [17] nhiệt độ thích hợp cho đa số các loài cá nuôi từ 20 – 30 0C, giới hạn cho phép là từ 10 – 40 0C. pH nước thích hợp cho sự phát triển của cá trong khoảng từ 6,5 – 9, pH thấp hay quá cao cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng và sinh sản của cá; hàm lượng NH3/NH4+ thích hợp nhất là dưới 1 mg.l-1 (cho phép đến 2 mg.l-1) [33]. Như vậy, các yếu tố môi trường trong hệ thống bể ương là thích hợp để ương cá trèn bầu.
3.2.2. Tăng trưởng về khối lượng và chiều dài của cá
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng khối lượng cá trèn bầu
NT1 NT2 NT3 NT4 01 ngày W (g) 0,0004 0,0004 0,0004 0,0004 W (g) 0,0244b±0,0036 0,0245b±0,0006 0,0253b±0,0025 0,0197a±0,0018 DWG (g.ngày-1) 0,0016b±0,0003 0,0016b 0,0017b±0,0002 0,0013a±0,0001 15 ngày SGRW (%.ngày-1) 26,8ab±0,91 26,8ab±0,10 27,2b±0,73 25,5a±0,66 W (g) 0,6064a±0,0445 0,8150b±0,0744 0,7108ab±0,1294 0,6438a±0,0513 DWG (g.ngày-1) 0,0388a±0,0032 0,0527b±0,0049 0,0457ab±0,0086 0,0416a±0,0034 30 ngày SGRW (%.ngày-1) 21,3a±1,48 23,1a±0,64 22,2a±1,39 23,1a±0,94 W (g) 0,8849ab±0,0712 1,1274c±0,1712 1,0814bc±0,1015 0,6851a±0,0261 DWG (g.ngày-1) 0,0186b±0,0019 0,0208b±0,0065 0,0247b±0,0130 0,0028a±0,0035 45 ngày SGRW (%.ngày-1) 2,6b±0,22 2,3b±0,50 2,7b±1,67 0,3a±0,76 W (g) 1,8287b±0,2672 1,9489b±0,1510 2,1289b±0,2042 1,3359a±0,2465 DWG (g.ngày-1) 0,0629a±0,0151 0,0548a±0,0136 0,0698a±0,0141 0,0434a±0,0177 60 ngày SGRW (%.ngày-1) 4,7a±0,69 3,8a±1,04 4,4a±0,81 4,3a±1,12
Ghi chú: Các chữ cái trên cùng một hàng khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Kết quả Bảng 3.7 cho thấy, cá trèn bầu trong các nghiệm thức sau 15 ngày ương cá phát triển tốt, tốc độ tăng trưởng dao động từ 0,0013 – 0,0017 g.ngày-1 (25,5 – 27,2