Nghiên cứu ương cá Kết

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu kỹ THUẬT SINH sản NHÂN tạo và ƯƠNG cá TRÈN bầu (ompok bimaculatusbloch, 1797) từ cá bột đến 60 NGÀY TUỔI (Trang 32)

Nghiên cứu được tiến hành bởi Nguyễn Văn Triều và ctv (2008) [26] sử dụng các loại thức ăn khác nhau để ương cá Kết nhằm tìm ra loại thức ăn thích hợp để ương cá. Có thể sử dụng bể nhựa, ximăng có thể tích 1 m3 ương cá. Nước phải được lắng, lọc cẩn thận; mức nước 50 – 60 cm; có sục khí liên tục. Mật độ thả là 2,5 con.l-1. Sau khi nở được hai ngày thì cho cá vào bể ương chuẩn bị sẵn. Trước khi thả, cá bột được ngâm vào bể ương khoảng 15 phút, sau đó thả từ từ. Ba ngày đầu, cho cá ăn Artemia (4 lần.ngày-1), ngày thứ 3 – 10 cho ăn Monia (3 – 4 lần.ngày-1), ngày thứ 7 – 15 cho ăn trùn chỉ (3 lần.ngày-1), từ ngày thứ 15 trở đi, có thể tập cho cá ăn thức ăn chế biến có hàm lượng đạm cao (trên 40 %). Đến ngày thứ 45, cá đạt 5 – 7 cm. Trong quá trình ương, hàng ngày làm vệ sinh (dọn phân cá và thức ăn thừa), thấy nước dơ thì thay 30 % mỗi ngày đến khi thấy sạch lại thì ngưng. Quan sát biểu hiện của cá để có biện pháp xử lý kịp thời.

Nghiên cứu ương cá Kết từ cá bột lên cá giống ở các mật độ khác nhau. Thí nghiệm 1, cá Kết được ương trong xô nhựa 35 lít với các mật độ lần lượt là 1,5 con.l-1, 3,5 con.l-1, 5,5 con.l-1 và 7,5 con.l-1; thức ăn là trùn chỉ. Thí nghiêm 2, cá Kết được ương trong bể xi măng 1 m3 với các mật độ là 1500 con, 2000 con và 2500 con; thức ăn viên. Kết quả ở thí nghiệm 1, mật độ 7,5 con.l-1 cho tăng trưởng tuyệt đối, tăng

trưởng tương đối và tỷ lệ sống thấp hơn có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại. Kết quả ở thí nghiệm 2, mật độ 1500 con có tăng trưởng tuyệt đối, tăng trưởng tương đối cao hơn có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại nhưng tỷ lệ sống giữa các nghiệm thức khác nhau không có ý nghĩa thống kê [28].

CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: cá trèn bầu (Ompokbimaculatus Bloch, 1797). - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10/2011 đến tháng 06/2012.

- Địa điểm nghiên cứu: trại thực nghiệm Thủy sản, trường Đại học An Giang.

2.2. Nguyên vật liệu nghiên cứu

- Cá trèn bầu, LHRH – a + DOM, HCG, não thùy, cân đồng hồ, kim tiêm, bể 0,5 m3, hệ thống sục khí, nhiệt kế, bộ test – sera: pH, NH3/NH4+, DO, bình Weys, kính hiển vi, cân điện tử, thước đo, giá thể, ống siphon, lòng đỏ trứng gà, bột đậu nành, trứng nước (moina), tép, cá biển, trùn chỉ, thức ăn công nghiệp (UP T503) và một số dụng cụ khác.

- Nguồn nước: nước ngọt được bơm vào bể lắng 24 giờ rồi đưa qua bể chứa xử lý Chlorin A liều lượng 30 ppm, sục khí và phơi nắng 3 ngày, lọc qua túi lọc và đưa vào bể nuôi.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Thí nghiệm 1: Thử nghiệm kích thích sinh sản nhân tạo cá trèn bầu bằng các loại chất kích thích và liều lượng khác nhau các loại chất kích thích và liều lượng khác nhau

2.3.1.1. Bố trí thí nghiệm

- Chọn cá bố mẹ cho sinh sản:

+ Cá cái: khỏe mạnh, không bị thương tật, bụng to, mềm, lỗ sinh dục màu hồng, dùng tay vuốt nhẹ từ gốc vây ngực kéo dài đến lỗ sinh dục thấy có trứng tròn, đều màu, lấy trứng xem dưới kính hiển vi thấy nhân lệch về cực động vật.

+ Cá đực: khỏe mạnh, nguyên vẹn, gai sinh dục sưng to, màu hồng nhạt, tinh dịch màu trắng sữa.

Hình 2.1: Cá trèn bầu bố mẹ

- Thí nghiệm được tiến hành với 3 loại chất kích thích sinh sản: LHRH-a + DOM, HCG, não thùy.

- Mỗi loại chất kích thích sinh sản được bố trí với 3 liều lượng khác nhau và mỗi liều tiêm ba cặp cá.

Hình 2.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1

- Một ống LHRH-a (200 µg) pha chung với 2 viên Motilium (20 mg Dom) nghiền nhuyễn.

- Chỉ tiêm một liều duy nhất cho tất cả các nghiệm thức.

- Cá đực được tiêm cùng thời điểm cá cái, với liều lượng bằng 1/2 của cá cái.

NT1: LHRH-a + DOM Bố trí thí nghiệm 1A 100 µg/kg cá cái 1B 150 µg/kg cá cái 1C 200 µg/kg cá cái 2A 2000 UI/kg cá cái 2B 2500 UI/kg cá cái 2C 3000 UI/kg cá cái 3C 15mg /kg cá cái 3B 10mg /kg cá cái 3A 5mg /kg cá cái NT2: HCG NT3: Não thùy

- Vị trí tiêm: cơ lưng.

- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn.

2.3.1.2. Cách cho cá sinh sản

- Sau khi tiêm chất kích thích sinh sản, cho cá vào các bể đẻ có sục khí và lót một tấm lưới bên dưới bể để thu trứng cá sau khi đẻ.

- Tỷ lệ đực : cái là 1 : 1

2.3.1.3. Phương pháp ấp trứng

Sử dụng hệ thống bình Weys (loại 9 bình) làm bằng nhựa có thể tích 9 lít một bình để tiến hành ấp trứng.

2.3.2. Thí nghiệm 2: Thử nghiệm ương cá trèn bầu từ cá bột đến 60 ngày tuổi bằng các loại thức ăn khác nhau bằng các loại thức ăn khác nhau

- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn với bốn nghiệm thức và ba lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức.

Hình 2.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2

- Cá bột nở ra sau 3 ngày tiến hành bố trí vào các bể ương composite 0,5 m3 đã được chuẩn bị, có giá thể là dây nylon, sục khí 24/24.

- Mật độ ương là 1000 con.m-3.

- Cá từ 1 – 3 ngày tuổi: cho ăn 4 lần trong ngày là 7h, 10h, 13h và 16h; khẩu phần từ 20 – 30 % khối lượng thân.ngày-1; thức ăn là lòng đỏ trứng gà cộng với bột đậu nành (tỷ lệ là 1 : 1).

- Cá từ 4 – 7 ngày tuổi: cho ăn 3 lần trong ngày là 7h, 13h và 18h; khẩu phần từ 20 – 30 % khối lượng thân.ngày-1; thức ăn là Moina.

NT4: UP T503 40 % đạm Bố trí thí nghiệm 1A NT1: tép (M. lanchesteri) 62 % đạm 1B 1C 2A NT2:cá bạc má (R. kanagurtra) 39 % đạm 2B 2C 3A NT3: trùn chỉ (T. tubifex) 62 % đạm 3B 3C 4A 4B 4C

- Cá từ 8 – 60 ngày tuổi: cho ăn 2 lần trong ngày là 7h và 17h. Khẩu phần cho ăn từ 10 – 20 % khối lượng thân.ngày-1, cho ăn bằng sàng ăn, điều chỉnh lượng thức ăn theo nhu cầu của cá, sáng cho ăn 1/4 và chiều 3/4 khẩu phần, sau khi cho ăn một giờ thì lấy thức ăn thừa ra ngoài. Tép, cá biển, trùn chỉ được bầm nhỏ trước khi cho ăn, thức ăn công nghiệp cho ăn trực tiếp.

- Trong quá trình ương sau 3 ngày tiến hành vệ sinh và thay nước 70%.

- Thức ăn: tép, cá biển, trùn chỉ được phân tích chỉ tiêu Protein bằng phương pháp Kjeldahl.

- Mẫu cá được cân và đo 15 ngày.lần-1, một lần lấy ngẫu nhiên 30 cá thể cho mỗi nghiệm thức.

- Tốc độ tăng trưởng được xác định bằng cách đo chiều dài tổng và cân khối lượng. Đo chiều dài cá bằng giấy kẻ ôly, cân khối lượng cá bằng cân điện tử bốn số lẽ.

2.3.3. Thí nghiệm 3: Thử nghiệm ương cá trèn bầu từ cá bột đến 60 ngày tuổi ở các mật độ khác nhau các mật độ khác nhau

- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn với bốn nghiệm thức và ba lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức.

Hình 2.4: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3

- Cá bột nở ra sau 3 ngày tiến hành bố trí vào các bể ương composite 0,5 m3 đã được chuẩn bị, có giá thể là dây nylon, sục khí 24/24.

- Cá từ 1 – 3 ngày tuổi: cho ăn 4 lần trong ngày là 7h, 10h, 13h và 16h; khẩu phần từ 20 – 30 % khối lượng thân.ngày-1; thức ăn là lòng đỏ trứng gà cộng với bột đậu nành (tỷ lệ là 1 : 1).

- Cá từ 4 – 7 ngày tuổi: cho ăn 3 lần trong ngày là 7h, 13h và 18h; khẩu phần từ 20 – 30 % khối lượng thân.ngày-1; thức ăn là Moina.

Bố trí thí nghiệm 1A NT1: 500 con.m-3 1B 1C 2A 2B 2C 3A 3B 3C 4A 4B 4C NT2: 1000 con.m-3 NT3: 1500 con.m-3 NT4: 2000 con.m-3

- Cá từ 8 – 60 ngày tuổi: cho ăn 2 lần trong ngày là 7h và 17h. Khẩu phần cho ăn từ 10 – 20 % khối lượng thân.ngày-1, cho ăn bằng sàng ăn, điều chỉnh lượng thức ăn theo nhu cầu của cá, sáng cho ăn 1/4 và chiều 3/4 khẩu phần, sau khi cho ăn một giờ thì lấy thức ăn thừa ra ngoài.

- Thức ăn là trùn chỉ.

- Trong quá trình ương sau 3 ngày tiến hành vệ sinh và thay nước 70%.

- Mẫu cá được cân và đo 15 ngày.lần-1, một lần lấy ngẫu nhiên 30 cá thể cho mỗi nghiệm thức.

- Tốc độ tăng trưởng được xác định bằng cách đo chiều dài tổng và cân khối lượng. Đo chiều dài cá bằng giấy kẻ ôly, cân khối lượng cá bằng cân điện tử bốn số lẽ.

2.4. Các chỉ tiêu theo dõi

2.4.1. Các chỉ tiêu về môi trường nước

- Nhiệt độ: đo nhiệt độ của bể đẻ, bể ấp, bể ương bằng nhiệt kế thủy ngân. - pH, NH3/NH4+, DO: đo trong bể đẻ, bể ấp, bể ương bằng dụng cụ test Sera được sản xuất tại Đức.

- Các yếu tố môi trường nước: nhiệt độ đo hàng ngày (7h và 14h); pH, NH3/NH4+, DO 3 ngày đo một lần (lúc 7h).

2.4.2. Các chỉ tiêu sinh sản

- Thời gian hiệu ứng: được tính từ khi tiêm chất kích thích sinh sản cho cá đến khi cá đẻ trứng. - Tỷ lệ cá đẻ (%) - Tỷ lệ trứng thụ tinh (%) - Tỷ lệ cá nở (%) Số lượng cá đẻ Tỷ lệ cá đẻ (%) = x 100 Tổng số cá cho đẻ Số trứng thụ tinh Tỷ lệ trứng thụ tinh (%) = x 100 Số trứng quan sát Số lượng cá bột Tỷ lệ cá nở (%) = x 100 Số trứng thụ tinh

- Sức sinh sản tương đối thực tế (trứng.g-1)

- Kích thước trứng mới đẻ: đo 30 trứng dưới kính hiển vi ngay sau khi cá đẻ. - Kích thước trứng sau khi trương nước (1giờ sau khi ấp): đo 30 trứng dưới kính hiển vi sau khi đẻ 1 giờ.

- Theo dõi quá trình phát triển của phôi: theo dõi quá trình phân cắt và phát triển phôi được thực hiện dưới kính hiển vi ở vật kính 10 ngay sau khi trứng thụ tinh, nhằm xác định thời gian nở của trứng (thời gian giữa 2 lần quan sát từ 5 – 10 phút), đồng thời tham khảo mô tả của tác giả Lưu Thị Dung và Phạm Quốc Hùng (2005) về quá trình phát triển phôi của các loài cá xương [3].

- Thời gian trứng nở: từ khi trứng thụ tinh đến khi trứng nở. - Tỷ lệ sống cá bột sau ba ngày tuổi (%)

2.4.3. Các chỉ tiêu trong ương cá

- Xác định tốc độ tăng trưởng

+ Tăng trưởng khối lượng đặc trưng hay tương đối (SGRW: Specific Growth Rate of Weight, %.ngày-1)

+ Tăng trưởng khối lượng tuyệt đối (DWG:Daily Weight Gain, g.ngày-1)

+ Tăng trưởng chiều dài đặc trưng hay tương đối (SGRL: Specific Growth Rate of Length, %.ngày-1)

Số trứng cá đẻ ra (trứng) Sức sinh sản tương đối thực tế (trứng.g-1) =

Khối lượng cá cái (g)

Số cá bột ba ngày tuổi

Tỷ lệ sống cá bột sau ba ngày tuổi (%) = x 100

Số cá bột mới nở Ln(W2) - Ln(W1) SGRW (%.ngày-1) = x 100 t2 - t1 W2 - W1 DWG (g.ngày-1) = t2 - t1 Ln(L2) - Ln(L1) SGRL (%.ngày-1) = x 100 t2 - t1

+ Tăng trưởng chiều dài tuyệt đối (DLG: Daily Length Gain, cm.ngày-1)

- Hệ số phân đàn (CV: Coefficient of Variation) + Hệ số phân đàn theo khối lượng (CVW, %)

+ Hệ số phân đàn theo chiều dài (CVL, %)

- Xác định hệ hóa thức ăn (FCR: Feed Conversion Ratio)

- Xác định tỷ lệ sống (%) vào cuối thời gian nghiên cứu

Trong đó:

W1, W2: khối lượng cá tương ứng ở thời điểm t1, t2 L1, L2: chiều dài cá tương ứng ở thời điểm t1, t2 SW, SL: độ lệch chuẩn về khối lượng và chiều dài XtbW, XtbL: giá trị trung bình về khối lượng và chiều dài

2.5. Phương pháp xử lý thống kê

Tất cả các số liệu được thu thập, tính toán giá trị trung bình bằng chương trình Excel 2010. Các số liệu được tính toán giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và phân tích ANOVA, tìm sự khác biệt giữa các trung bình nghiệm thức bằng phép thử DUNCAN sử dụng phần mềm SPSS 16.0 SW CVW (%) = x 100 XtbW SL CVL (%) = x 100 XtbL

Tổng lượng thức ăn tiêu tốn FCR =

Tổng khối lượng cá khi thu - Tổng khối lượng cá khi thả L2 - L1 DLG (cm.ngày-1) = t2 - t1 Tổng số cá thu được Tỷ lệ sống (%) = x 100 Tổng số cá thả

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thí nghiệm 1: Thử nghiệm kích thích sinh sản cá trèn bầu bằng các loại chất kích thích và liều lượng khác nhau

3.1.1. Nghiệm thức 1: Kích thích sinh sản tạo cá trèn bầu bằng LHRH-a + DOM

3.1.1.1. Chỉ tiêu môi trường

Bảng 3.1: Các yếu tố môi trường trong bể cá đẻ và bình ấp trứng

Nhiệt độ (0C) pH NH3/NH4+ (mg.l-1) DO (mg.l-1)

Bể cá đẻ 26 – 26,5 7,5 0 4

Bình ấp trứng 26,5 7,5 0 4

Nhiệt độ là yếu tố gây ảnh hưởng rõ rệt nhất lên sự phát triển phôi, mỗi loài cá thích ứng với một giới hạn nhất định; Nhìn chung ở vùng ôn đới là 3 – 14 0C, còn ở vùng nhiệt đới khoảng 18 – 32 0C [3]. Nhiệt độ thích hợp cho phôi phát triển của các loài cá có xuất xứ vùng ĐBSCL và những vùng có vĩ độ thấp là từ 26 – 31 0C [24]. Theo Đặng Ngọc Thanh, (1974) [23] và Boyd, (1998) [33] nhiệt độ nước là yếu tố môi trường quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình trao đổi chất, hấp thu dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản của những loài tôm cá.

Hầu hết phôi các loài cá đều không có khả năng phát triển trong môi trường quá cao hay quá thấp (pH < 5 hoặc pH > 9) mà cần pH ổn định, thay đổi dù rất nhỏ về pH cũng ảnh hưởng xấu tới phôi [24].

Theo Nguyễn Đình Trung (2004) [29] đa số các loài cá nuôi có nhiệt độ thích hợp là 20 – 30 0C, pH từ 6 – 9, NH3/NH4+ < 0,1 mg.l-1 và hàm lượng oxy hoàn tan trong nước từ 3 – 5 mg.l-1.

Kết quả Bảng 3.1 cho thấy, điều kiện môi trường bể cá đẻ, bình ấp trứng như: nhiệt độ 26 – 26,5 0C; pH = 7,5; NH3/NH4+ = 0 mg.l-1; oxy hòa tan = 4 mg.l-1. Với kết quả này thì thích hợp cho cá sinh sản và ấp trứng cá trèn bầu.

3.1.1.2. Thử nghiệm LHRH-a + DOM kích thích sinh sản cá trèn bầu ở các liều lượng khác nhau khác nhau

Khối lượng cá cái 40 – 90 g.con-1 (trung bình 68,9 g.con-1). Khối lượng cá đực 30 – 40 g.con-1 (trung bình 34,4 g.con-1).

Khi sử dụng LHRH-a + DOM ở ba mức liều lượng 100, 150 và 200 µg.kg-1 cá cái đều kích thích cá sinh sản.

Hình 3.1: Cá trèn bầu đang đẻ

Bảng 3.2: Kết quả các chỉ tiêu sinh sản cá trèn bầu khi dùng LHRH-a + DOM

Liều lượng Cá cái (con) TG hiệu ứng (h) Tỉ lệ cá đẻ (%) SSS thực tế (trứng.g-1) Tỉ lệ trứng thụ tinh (%) Tỉ lệ cá nở (%) Tỷ lệ sống cá bột (%) 100 µg 3 8,5 – 9 100 93,7a ± 29,7 92,4b ± 1,4 90,3b ± 1,1 88,1b ± 2,6 150 µg 3 8 100 106,7a ± 62,1 91,1b ± 3,4 89,4ab ± 3,6 85,3b ± 5,6 200 µg 3 7,5 100 154,7a ± 17,6 71,2a ± 4,5 83,8a ± 3,7 76,3a ± 0,8

Ghi chú: Các chữ cái trên cùng một cột khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Kết quả từ Bảng 3.2 cho thấy, thời gian hiệu ứng nằm trong khoảng 7,5 – 9 giờ, ở liều lượng cao (200 µg) thì thời gian hiệu ứng nhanh. Thời gian hiệu ứng phụ thuộc rất nhiều vào liều lượng chất kích thích sử dụng, phương thức sử dụng cũng như giai đoạn thành thục của noãn sào trước khi sử dụng chất kích thích [8]. Thời gian hiệu ứng này lâu hơn so với kết quả nghiên cứu của S. Sridhar và ctv (1998) [47] trên cá trèn bầu nhưng bằng chất kích thích là Ovaprim với liều 0,5 ml.kg-1 cá cái, sau 5 – 6 giờ thì cá đẻ. Sự khác biệt này có thể là do liều lượng, chất kích thích sử dụng khác nhau;

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu kỹ THUẬT SINH sản NHÂN tạo và ƯƠNG cá TRÈN bầu (ompok bimaculatusbloch, 1797) từ cá bột đến 60 NGÀY TUỔI (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)