Kết quả các chỉ tiêu sinh sản cá trèn bầu khi dùng LHRH-a + DOM

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu kỹ THUẬT SINH sản NHÂN tạo và ƯƠNG cá TRÈN bầu (ompok bimaculatusbloch, 1797) từ cá bột đến 60 NGÀY TUỔI (Trang 42 - 44)

Liều lượng Cá cái (con) TG hiệu ứng (h) Tỉ lệ cá đẻ (%) SSS thực tế (trứng.g-1) Tỉ lệ trứng thụ tinh (%) Tỉ lệ cá nở (%) Tỷ lệ sống cá bột (%) 100 µg 3 8,5 – 9 100 93,7a ± 29,7 92,4b ± 1,4 90,3b ± 1,1 88,1b ± 2,6 150 µg 3 8 100 106,7a ± 62,1 91,1b ± 3,4 89,4ab ± 3,6 85,3b ± 5,6 200 µg 3 7,5 100 154,7a ± 17,6 71,2a ± 4,5 83,8a ± 3,7 76,3a ± 0,8

Ghi chú: Các chữ cái trên cùng một cột khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Kết quả từ Bảng 3.2 cho thấy, thời gian hiệu ứng nằm trong khoảng 7,5 – 9 giờ, ở liều lượng cao (200 µg) thì thời gian hiệu ứng nhanh. Thời gian hiệu ứng phụ thuộc rất nhiều vào liều lượng chất kích thích sử dụng, phương thức sử dụng cũng như giai đoạn thành thục của nỗn sào trước khi sử dụng chất kích thích [8]. Thời gian hiệu ứng này lâu hơn so với kết quả nghiên cứu của S. Sridhar và ctv (1998) [47] trên cá trèn bầu nhưng bằng chất kích thích là Ovaprim với liều 0,5 ml.kg-1 cá cái, sau 5 – 6 giờ thì cá đẻ. Sự khác biệt này có thể là do liều lượng, chất kích thích sử dụng khác nhau; Ngoài ra điều kiện địa lý cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau này (nghiên cứu của S. Sridhar và ctv (1998) thực hiện ở Ấn Độ).

Về SSS thực tế, dao động 93,7 ± 29,7 đến 154,7 ± 17,6 trứng.g-1 cá cái, ở liều lượng cao thì cho trứng nhiều nhưng khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Hình 3.2: Trứng cá trèn bầu mới đẻ

Đối với tỉ lệ trứng thụ tinh, có kết quả lần lượt là: 92,4 ± 1,4 %, 91,1 ± 3,4 % và 71,2 ± 4,5 %, thấp nhất ở liều 200 µg và cao nhất ở liều 100 µg. Trứng thụ tinh có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) ở liều 200 µg với liều 150 µg và 100 µg, điều này là do ở liều cao có tác dụng mạnh làm rụng những trứng chưa chín nên khi đẻ ra thì khơng thụ tinh dẫn đến tỉ lệ thụ tinh ở liều 200 µg thấp.

Tỉ lệ cá nở, ở liều 100 µg là 90,3 ± 1,1 %, liều 150 µg là 89,4 ± 3,6 % và liều 200 µg là 83,8 ± 3,7 %, giữa liều 200 µg và 100 µg có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Tỉ lệ sống cá bột, lần lượt là 88,1 ± 2,6 %; 85,3 ± 5,6 % và 76,3 ± 0,8 %. Tỷ lệ sống cá bột khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) giữa liều 200 µg với liều 150 µg và 100 µg.

Theo Dương Nhựt Long (2008) [13] nghiên cứu kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Leo, một loài cá cùng họ với cá trèn bầu khi sử dụng chất kích thích LHRH-a + DOM liều lượng từ 60 – 100 µg.kg-1 cá cái, kết quả là cá khơng sinh sản; theo tác giả thì liều lượng này cịn thấp nên khơng kích thích cá rụng trứng và sinh sản.

3.1.2. Nghiệm thức 2: Kích thích sinh sản nhân tạo cá trèn bầu bằng HCG

3.1.2.1. Chỉ tiêu môi trường

Điều kiện mơi trường bể cá đẻ, bình ấp trứng như: nhiệt độ 26 – 26,5 0C; pH = 7,5; NH3/NH4+ = 0 mg.l-1; DO = 4 mg.l-1. Kết quả mơi trường thích hợp cho cá sinh sản và ấp trứng cá trèn bầu.

3.1.2.2. Thử nghiệm HCG kích thích sinh sản cá trèn bầu ở các liều lượng khác nhau

Khối lượng cá cái 40 – 100 g.con-1 (trung bình 77,2 g.con-1). Khối lượng cá đực 30 – 40 g.con-1 (trung bình 35 g.con-1).

Khi sử dụng HCG ở ba mức liều lượng 2000, 2500 và 3000 UI.kg-1 cá cái đều kích thích cá sinh sản.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu kỹ THUẬT SINH sản NHÂN tạo và ƯƠNG cá TRÈN bầu (ompok bimaculatusbloch, 1797) từ cá bột đến 60 NGÀY TUỔI (Trang 42 - 44)