MẬT ĐỘ ƯƠNG TRONG HỌ CÁ TRÈN BẦU

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu kỹ THUẬT SINH sản NHÂN tạo và ƯƠNG cá TRÈN bầu (ompok bimaculatusbloch, 1797) từ cá bột đến 60 NGÀY TUỔI (Trang 32 - 34)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.5. MẬT ĐỘ ƯƠNG TRONG HỌ CÁ TRÈN BẦU

Chưa có nhiều nghiên cứu về ương ni cá trèn bầu trong nước và trên thế giới được công bố ngoại trừ một số nghiên cứu đã được nêu ở phần trên. Có thể tham khảo một số kết quả nghiên cứu có liên quan về việc ương cá với các mật độ khác nhau của một số loài cá thuộc họ Siluridae.

1.5.1. Nghiên cứu ương cá Leo

Theo kết quả “Bước đầu về sinh sản nhân tạo cá Leo” của Dương Nhựt Long và Nguyễn Hoàng Thanh (2008) [14]: cá Leo bột được ương trên bể ximăng 1 m2 với thức ăn tự nhiên chủ yếu là luân trùng (Brachionus), trứng nước (Moina), trùn chỉ, ấu trùng Artemia và thức ăn tự chế biến có hàm lượng protein dao động từ 30 - 32 % ở các mật độ ương khác nhau (100, 200 và 300 cá bột.m-2). Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại. Khẩu phần ăn dao động từ 10 - 120 % khối lượng thân và được điều chỉnh về số lượng theo sự phát triển khối lượng của cá ương. Kết quả sau 30 ngày ương khối lượng trung bình là 17 g.con-1.

1.5.2. Nghiên cứu ương cá Kết

Nghiên cứu được tiến hành bởi Nguyễn Văn Triều và ctv (2008) [26] sử dụng các loại thức ăn khác nhau để ương cá Kết nhằm tìm ra loại thức ăn thích hợp để ương cá. Có thể sử dụng bể nhựa, ximăng có thể tích 1 m3 ương cá. Nước phải được lắng, lọc cẩn thận; mức nước 50 – 60 cm; có sục khí liên tục. Mật độ thả là 2,5 con.l-1. Sau khi nở được hai ngày thì cho cá vào bể ương chuẩn bị sẵn. Trước khi thả, cá bột được ngâm vào bể ương khoảng 15 phút, sau đó thả từ từ. Ba ngày đầu, cho cá ăn Artemia (4 lần.ngày-1), ngày thứ 3 – 10 cho ăn Monia (3 – 4 lần.ngày-1), ngày thứ 7 – 15 cho ăn trùn chỉ (3 lần.ngày-1), từ ngày thứ 15 trở đi, có thể tập cho cá ăn thức ăn chế biến có hàm lượng đạm cao (trên 40 %). Đến ngày thứ 45, cá đạt 5 – 7 cm. Trong quá trình ương, hàng ngày làm vệ sinh (dọn phân cá và thức ăn thừa), thấy nước dơ thì thay 30 % mỗi ngày đến khi thấy sạch lại thì ngưng. Quan sát biểu hiện của cá để có biện pháp xử lý kịp thời.

Nghiên cứu ương cá Kết từ cá bột lên cá giống ở các mật độ khác nhau. Thí nghiệm 1, cá Kết được ương trong xơ nhựa 35 lít với các mật độ lần lượt là 1,5 con.l-1, 3,5 con.l-1, 5,5 con.l-1 và 7,5 con.l-1; thức ăn là trùn chỉ. Thí nghiêm 2, cá Kết được ương trong bể xi măng 1 m3 với các mật độ là 1500 con, 2000 con và 2500 con; thức ăn viên. Kết quả ở thí nghiệm 1, mật độ 7,5 con.l-1 cho tăng trưởng tuyệt đối, tăng

trưởng tương đối và tỷ lệ sống thấp hơn có ý nghĩa so với các nghiệm thức cịn lại. Kết quả ở thí nghiệm 2, mật độ 1500 con có tăng trưởng tuyệt đối, tăng trưởng tương đối cao hơn có ý nghĩa so với các nghiệm thức cịn lại nhưng tỷ lệ sống giữa các nghiệm thức khác nhau khơng có ý nghĩa thống kê [28].

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu kỹ THUẬT SINH sản NHÂN tạo và ƯƠNG cá TRÈN bầu (ompok bimaculatusbloch, 1797) từ cá bột đến 60 NGÀY TUỔI (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)