Ảnh hưởng của thức ăn lên tỷ lệ sống cá trèn bầu sau 60 ngày ương

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu kỹ THUẬT SINH sản NHÂN tạo và ƯƠNG cá TRÈN bầu (ompok bimaculatusbloch, 1797) từ cá bột đến 60 NGÀY TUỔI (Trang 58)

NT1 NT2 NT3 NT4

Tỷ lệ sống (%) 60,3b±5,44 64,9b±5,22 63,8b±3,82 48,9a±7,31

Ghi chú: Các chữ cái trên cùng một hàng khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Khảo sát sau 60 ngày ương cho kết quả thức ăn có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá trèn bầu. Bảng 3.12 cho thấy, tỷ lệ sống cao nhất ở NT2 (64,9 %), tỷ lệ này không khác biệt với các NT1, NT3 (p > 0,05), nhưng lại khác biệt có ý nghĩa với NT4 có tỷ lệ sống thấp nhất (48,9 %). Như vậy cá ăn thức ăn tươi sống có tỷ lệ sống tốt hơn TACN. Theo Dương Nhựt Long (2008) [13] ương cá Leo từ cá bột đến 30 ngày tuổi có tỷ lệ sống tốt nhất là 51,3 % (thức ăn là trùn chỉ). Ương cá Kết từ cá bột đến 30 ngày tuổi bằng các loại thức ăn khác nhau có tỷ lệ sống cao nhất là 85,9 % (thức ăn chế biến) [26].

3.3. Thí nghiệm 3: Thử nghiệm ương cá trèn bầu từ cá bột đến 60 ngày tuổi ở các mật độ khác nhau mật độ khác nhau

3.3.1. Các chỉ tiêu môi trường

Môi trường nước (nhiệt độ, pH, NH3/NH4+, DO, …) là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của thủy sinh vật. Cá là loài biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể cá thay đổi theo nhiệt độ nước. Khi nhiệt độ quá lạnh hay quá nóng, cá bị sốc, ít ăn và chậm lớn. Hàm lượng oxy hịa tan thích hợp cho ni trồng thủy sản dao động từ 3 – 8 mg.l-1 [31]. Theo Lê Văn Cát và ctv (2006) [2] cho rằng nhiệt độ ảnh

hưởng đến năng suất hệ sinh thái ao hồ, ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hầu hết các thông số khác đặc trưng cho chất lượng nước.

Biến động các yếu tố mơi trường nước trong thí nghiệm này được trình bày ở Bảng 3.13 như sau:

Bảng 3.13: Một số yếu tố mơi trường trong bể ương thí nghiệm 3 NT1 NT2 NT3 NT4 Nhiệt độ (0C) 23,5 – 28,5 23,5 – 28,6 23,5 – 28,7 23,3 – 28,6 pH 7,0 – 7,8 7,0 – 7,8 7,0 – 7,8 7,0 – 7,8 NH3/NH4+ (mg.l-1) 0 – 0,025 0 – 0,025 0 – 0,028 0 – 0,025 DO (mg.l-1) 4,0 – 5,0 4,0 – 5,0 4,0 – 5,0 4,0 – 5,0

Trong suốt khoảng thời gian thí nghiệm, nhiệt độ dao đông trong khoảng 23,3 – 28,7 0C; pH = 7,0 – 7,8; NH3/NH4+ từ 0 – 0,028 mg.l-1 và DO là 4,0 – 5,0 mg.l-1. Nhìn chung, các yếu tố mơi trường trong thí nghiệm đều nằm trong giới hạn thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá. Sự biến động về môi trường trong từng nghiệm thức và giữa các nghiệm thức không lớn.

3.3.2. Tăng trưởng về khối lượng và chiều dài của cá

Bảng 3.14: Ảnh hưởng của mật độ lên khối lượng cá trèn bầu theo thời gian

NT1 NT2 NT3 NT4 01 ngày W (g) 0,0004 0,0004 0,0004 0,0004 W (g) 0,0228a±0,0042 0,0216a±0,0017 0,0242a±0,0025 0,0223a±0,0018 DWG (g.ngày-1) 0,0015a±0,0003 0,0014a±0,0001 0,0016a±0,0002 0,0015a±0,0001 15 ngày SGRW (%.ngày-1) 26,8a±1,36 26,4a±1,08 27,4a±0,91 26,9a±0,28 W (g) 0,4088a±0,1017 0,6137a±0,1365 0,5983a±0,0865 0,5694a±0,0944 DWG (g.ngày-1) 0,0258a±0,0069 0,0395a±0,0091 0,0382a±0,0057 0,0365a±0,0063 30 ngày SGRW (%.ngày-1) 18,9a±2,16 22,1b±1,19 21,2ab±1,37 21,1ab±1,18 W (g) 0,9668a±0,2625 1,0412a±0,1614 0,9680a±0,2515 0,9563a±0,0554 DWG (g.ngày-1) 0,0372a±0,0233 0,0285a±0,0198 0,0247a±0,0110 0,0258a±0,0091 45 ngày SGRW (%.ngày-1) 5,1a±1,53 3,8a±2,27 2,5a±0,42 3,6a±1,26 W (g) 1,5065a±0,3632 1,7404a±0,3709 1,6442a±0,1272 1,4266a±0,3057 DWG (g.ngày-1) 0,0359a±0,0074 0,0466a±0,0301 0,0451a±0,0220 0,0314a±0,0167 60 ngày SGRW (%.ngày-1) 3,4a±0,99 3,1a±1,82 4,3a±1,10 2,4a±1,21

Ghi chú: Các chữ cái trên cùng một hàng khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Kết quả từ Bảng 3.14 cho thấy, ngày đầu tiên cá trèn bầu được bố trí vào tất cả các nghiệm thức đồng đều nhau về khối lượng (trung bình 0,0004 g.cá thể-1).

Sau 15 ngày ương, cá trèn bầu ở tất cả các nghiệm thức tăng trưởng nhanh về khối lượng dao động từ 26,4 – 27,4 %.ngày-1, tương ứng với 0,0014 – 0,0016 g.ngày-1, cao nhất là ở NT3 27,4 %.ngày-1 (0,0016 g.ngày-1), giảm dần từ NT4 26,9 %.ngày-1 (0,0015 g.ngày-1), NT1 26,8 %.ngày-1 (0,0015 g.ngày-1) và thấp nhất là NT2 26,4 %.ngày-1 (0,0014 g.ngày-1), nhưng khơng có sự khác biệt giữa các nghiệm thức. Có thể

thấy rằng, mật độ ương ở giai đoạn này không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá trèn bầu.

Giai đoạn cá 30 ngày tuổi, tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá trong thí nghiệm dao động từ 18,9 – 22,1 %.ngày-1, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối từ 0,0258 – 0,0395 g.ngày-1. Có sự thay đổi thứ tự tăng giảm của tốc độ tăng trưởng giữa các nghiệm thức, NT1 thấp nhất 18,9 %.ngày-1 (0,0258 g.ngày-1) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với NT2, nhưng khơng khác biệt có ý nghĩa với các nghiệm thức còn lại. Tốc độ tăng trưởng khối lượng cao nhất ở NT2 22,1 %.ngày-1 (0,0395 g.ngày-1), khác biệt có ý nghĩa với NT1 và khơng có sự khác biệt so với 2 nghiệm thức 3 và 4. Cá ở NT3 và NT4 lần lượt có tăng trưởng là 21,2 %.ngày-1 và 21,1 %.ngày-1, khơng có sự khác biệt thống kê giữa 2 nghiệm thức. Theo Dương Nhựt Long (2008) [13] ương cá Leo từ bột đến 30 ngày tuổi với các mật độ khác nhau, kết quả tăng trưởng tốt nhất ở mật độ 300 con.m-2 (1,216 g.ngày-1), như vậy cá trèn bầu tăng trưởng chậm hơn cá Leo. Theo Nguyễn Văn Triều và ctv (2011) [28] ương cá Kết với các mật độ khác nhau từ bột đến 30 ngày bằng thức ăn là trùn chỉ, kết quả mật độ 7,5 con.l-1 cho tăng trưởng tuyệt đối (0,008 g.ngày-1), tăng trưởng tương đối (16,7 %.ngày-1) và tỷ lệ sống 43,3 % là thấp nhất so với các nghiệm thức cịn lại. Như vậy cá Kết có tốc độ tăng trưởng chậm hơn cá trèn bầu.

Tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá trèn bầu ở các nghiệm thức trong giai đoạn 45 ngày tuổi, cao nhất là NT1 5,1 %.ngày-1 (0,0372 g.ngày-1), giảm dần ở NT2 3,8 %.ngày-1 (0,0285 g.ngày-1), NT4 3,6 %.ngày-1 (0,0258 g.ngày-1) và thấp nhất là NT3 2,5 %.ngày-1 (0,0247 g.ngày-1).

Đến giai đoạn cá 60 ngày tuổi, sự ảnh hưởng của mật độ ương đến tốc độ tăng trưởng của cá trèn bầu được xếp theo thứ tự giảm dần từ NT3 đến NT1, NT2 và cuối cùng là NT4 với các số liệu được ghi nhận lần lượt là 4,3 – 3,4 – 3,1 – 2,4 %.ngày-1 tương ứng 0,0451 – 0,0359 – 0,0466 – 0,0314 g.ngày-1, nhưng các nghiệm thức này khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Ương cá Kết từ 30 đến 60 ngày tuổi với các mật độ khác nhau cho kết quả tăng trưởng tốt nhất là nghiệm thức 1500 con.m- 3

(0,029 g.ngày-1 và 8,2 %) [28].

Tương tự như sự tăng trưởng về khối lượng, mật độ ương cũng có ảnh hưởng nhất định tới sự tăng trưởng về chiều dài của cá trong thí nghiệm.

Bảng 3.15: Ảnh hưởng của mật độ lên chiều dài cá trèn bầu theo thời gian NT1 NT2 NT3 NT4 NT1 NT2 NT3 NT4 01 ngày L (cm) 0,22±0,01 0,22 0,22±0,01 0,22±0,01 L (cm) 1,2a±0,06 1,2a±0,06 1,2a 1,2a±0,06 DLG (cm.ngày-1) 0,0681a±0,0009 0,0665a±0,0047 0,0678a±0,0042 0,0669a±0,0011 15 ngày SGRL (%.ngày-1) 11,6a±0,15 11,4a±0,30 11,6a±0,42 11,4a±0,16 L (cm) 3,9a±0,13 4,4b±0,27 4,4ab±0,29 4,2ab±0,27 DLG (cm.ngày-1) 0,1787a±0,0101 0,2149b±0,0216 0,2113ab±0,0167 0,1978ab±0,0190 30 ngày SGRL (%.ngày-1) 7,7a±0,32 8,6a±0,69 8,5a±0,25 8,2a±0,51 L (cm) 4,8a±0,25 5,1a±0,31 4,7a±0,35 4,7a±0,15 DLG (cm.ngày-1) 0,0551a±0,0226 0,0464a±0,0370 0,0205a±0,0040 0,0349a±0,0216 45 ngày SGRL (%.ngày-1) 1,2a±0,35 1,0a±0,75 0,4a±0,07 0,8a±0,50 L (cm) 5,4a±0,36 5,9a±0,56 5,7a±0,15 5,5a±0,60 DLG (cm.ngày-1) 0,0427a±0,0090 0,0498a±0,0420 0,0660a±0,0330 0,0487a±0,0314 60 ngày SGRL (%.ngày-1) 0,9a±0,26 0,8a±0,68 1,3a±0,59 0,9a±0,53

Ghi chú: Các chữ cái trên cùng một hàng khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Kết quả từ Bảng 3.15 cho thấy, cá ban đầu được thả ở các nghiệm thức có chiều dài tương đương nhau, qua 15 ngày ương sự gia tăng về chiều dài vẫn xấp xỉ giữa các nghiệm thức từ 11,4 – 11,6 %.ngày-1 (0,0665 – 0,0681 cm.ngày-1). Tuy nhiên, ở giai đoạn 30 ngày tuổi, sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá trong từng nghiệm thức bắt đầu được thể hiện, cá ở NT2 có sự tăng trưởng chiều dài nhanh nhất 8,6 %.ngày-1 (0,2149 cm.ngày-1) khác biệt có ý nghĩa thống kê với NT1 nhưng không khác biệt với NT3 và NT4. Tốc độ tăng trưởng chiều dài chậm nhất được ghi nhận ở

NT1 7,7 %.ngày-1 (0,1787 cm.ngày-1) khác biệt có ý nghĩa so với NT2 nhưng khơng có ý nghĩa với NT3, NT4 và giữa 2 nghiệm thức 3 và 4 cũng khơng có sự khác biệt.

Đến giai đoạn từ 30 đến 45 ngày tuổi, sự tăng trưởng về chiều dài của cá trèn bầu giảm đáng kể xuống còn từ 0,4 – 1,2 %.ngày-1 (0,0205 – 0,0551 cm.ngày-1).

Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài của cá trèn bầu nhìn chung bình ổn ở giai đoạn cuối của q trình thí nghiệm, nhưng tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá ở các nghiệm thức lại có sự thay đổi.

Bảng 3.16: Các chỉ tiêu về sinh trưởng của cá trèn bầu ương từ 1 – 60 ngày tuổi

NT1 NT2 NT3 NT4 Khối lượng ban đầu W (g) 0,0004 0,0004 0,0004 0,0004 Khối lượng cuối W60 (g) 1,5065a±0,3632 1,7404a±0,3709 1,6442a±0,1272 1,4266a±0,3057 DWG (g.ngày-1) 0,0251a±0,0061 0,0290a±0,0062 0,0274a±0,0021 0,0238a±0,0051 SGRW (%.ngày-1) 13,6a±0,21 13,9a±0,31 13,9a±0,16 13,5a±0,35 Chiều dài ban đầu L (cm) 0,22±0,01 0,22 0,22±0,01 0,22±0,01 Chiều dài cuối L60 (cm) 5,4a±0,36 5,9a±0,56 5,7a±0,15 5,5a±0,60 DLG (cm.ngày-1) 0,0861a±0,0058 0,0944a±0,0091 0,0914a±0,0023 0,0871a±0,0099 SGRL (%.ngày-1) 5,3a±0,04 5,5a±0,16 5,4a±0,03 5,3a±0,15

Ghi chú: Các chữ cái trên cùng một hàng khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Mặc dù có sự khác nhau về tốc độ tăng trưởng của cá ở các nghiệm thức trong từ giai đoạn của q trình thí nghiệm nhưng nhìn chung cá sau khi kết thúc thí nghiệm (sau 60 ngày tuổi) có sự tương đồng nhau. Cùng với sự tăng trưởng về khối lượng từ 0,0238 ± 0,0051 g.ngày-1 đến 0,0290 ± 0,0062 g.ngày-1 thì chiều dài cũng tăng từ

0,0861 ± 0,0058 cm.ngày-1 đến 0,0944 ± 0,0091 cm.ngày-1. So sánh giữa các nghiệm thức với nhau, có thể thấy rằng cá ở NT2 tăng trưởng vượt trội hơn các nghiệm thức còn lại cả chiều dài lẫn khối lượng. Nhưng giữa các nghiệm thức khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Cá trèn bầu thường sống kết đàn nên ở mật độ này chưa ảnh hưởng nhiều đến tăng trưởng của cá.

3.3.3. Sự phân đàn cá trèn bầu

Bảng 3.17: Ảnh hưởng mật độ lên sự phân đàn của cá trèn bầu

NT1 NT2 NT3 NT4 01 ngày 0,0 0,0 0,0 0,0 15 ngày 18,4 7,9 10,3 8,1 30 ngày 24,9 22,2 14,5 16,6 45 ngày 27,2 15,5 26,0 5,8 CVW (%) 60 ngày 24,1 21,3 7,7 21,4 01 ngày 4,6 0,0 4,6 4,6 15 ngày 4,8 4,9 4,9 0,0 30 ngày 3,3 6,1 6,6 6,4 45 ngày 5,3 6,0 7,4 3,2 CVL (%) 60 ngày 6,7 9,5 2,6 11,0

Sự phân đàn về khối lượng của cá trèn bầu theo thời gian được thể hiện trong Bảng 3.17, CVW cao nhất ở NT1 và thấp nhất ở NT2 sau 15 ngày ương. Hệ số phân đàn theo khối lượng của cá trong các nghiệm thức tăng cao ở giai đoạn 30 ngày tuổi (dao động từ 14,5 – 24,9 %) và tiếp tục giữ ở mức cao đến khi kết thúc q trình thí nghiệm (7,7 – 24,1 %). Mặc dù có sự biến động về hệ số phân đàn theo khối lượng của cá ở từng nghiệm thức, nhưng đến cuối q trình thí nghiệm (cá ở giai đoạn 60 ngày tuổi), ở NT3 có hệ số phân đàn thấp nhất. Như vậy ương cá ở mật độ 1500 con.m-3 là cá tương đối đồng đều. Tương tự với sự phân đàn về khối lượng, hệ số phân đàn theo

chiều dài của cá trèn bầu ln có sự biến động trong từng nghiệm thức và giữa các nghiệm thức theo từng giai đoạn. ở NT3 có hệ số phân đàn thấp nhất.

3.3.4. Tỷ lệ sống

Tỷ lệ sống được xác định sau 60 ngày ương và cho kết quả ở Bảng 3.18 Bảng 3.18: Ảnh hưởng của mật độ lên tỷ lệ sống cá trèn bầu sau 60 ngày ương

NT1 NT2 NT3 NT4

Tỷ lệ sống (%) 64,8d±3,02 53,2c±3,10 42,5b±196 36,8a±1,66

Ghi chú: Các chữ cái trên cùng một hàng khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Kết quả Bảng 3.18 cho thấy, tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Cụ thể là cao nhất ở NT1 (64,8 ± 3,02 %) sau đó giảm dần theo thứ tự tăng dần của mật độ ương và thấp nhất ở NT4 (36,8 ± 1,66 %). Sở dĩ có sự khác biệt này là do sự khác nhau về mật độ ương, mật độ ương càng cao, sự cạnh tranh (môi trường sống, thức ăn, …) càng gay gắt dẫn đến sự hao hụt càng nhiều và tất yếu tỷ lệ sống càng thấp. Kết quả thí nghiệm cũng cho phép ta nhận đinh mật độ ương có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá trèn bầu ở giai đoạn cá bột đến 60 ngày tuổi. Nhận định này cũng được đưa ra bởi những nghiên cứu khác trên con cá Leo (một loài cá cùng họ với cá trèn bầu).

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận 4.1. Kết luận

(1) Dùng LHRH-a + DOM liều lượng từ 100 – 200 µg.kg-1 cá cái, HCG liều lượng từ 2000 – 3000 UI.kg-1 cá cái đều kích thích cá sinh sản; Não thùy dùng liều lượng 5 – 15 mg.kg-1 cá cái, thì ở liều 15 mg mới kích thích cá sinh sản. Thời gian hiệu ứng dao động từ 7,5 – 9 giờ đối với chất kích thích LHRH-a + DOM; từ 8 – 9 giờ đối với HCG và Não thùy. SSS thực tế dao động từ 46 – 154 trứng.g-1 cá cái. Tỷ lệ thụ tinh từ 71 – 93 %. Tỷ lệ nở từ 83 – 90 %. Tỷ lệ sống cá bột sau 3 ngày 76 – 88 %. Thời gian phát triển phôi từ 22 – 24 giờ. Kích thước trứng cá trèn bầu dao động 1,0 – 1,3 mm, trứng cá trèn bầu thuộc loại trứng chìm (dính nhẹ).

(2) Tăng trưởng về khối lượng và chiều dài cá sau 60 ngày ương với các loại thức ăn khác nhau thì NT1, NT2 và NT3 cho tăng trưởng tốt nhất. Sự phân đàn cá trèn bầu thấp ở NT2 và NT3. Hệ số thức ăn thấp nhất là NT3. Tỷ lệ sống thấp nhất là NT4. Như vậy thức ăn thích hợp nhất để ương cá trèn bầu từ cá bột đến cá 60 ngày tuổi là trùn chỉ.

(3) Tăng trưởng về khối lượng và chiều dài cá sau 60 ngày ương ở các mật độ khác nhau thì khơng có sự khác biệt. Hệ số phân đàn thấp nhất ở NT3. Tỷ lệ sống thấp nhất ở NT4. Như vậy mật độ ương từ 500 – 2000 con.m-3 đều thích hợp.

4.2. Kiến nghị

(1) Tiếp tục nghiên cứu kích thích sinh sản cá trèn bầu bằng cách kết hợp các loại chất kích thích với nhau và lặp lại chất kích thích là não thùy ở các liều lượng khác nhau.

(2) Tiếp tục nghiên cứu ương cá trèn bầu từ cá bột đến 60 ngày tuổi bằng thức ăn chế biến với các mức đạm khác nhau.

(3) Nghiên cứu ương cá trèn bầu theo từng giai đoạn (như giai đoạn từ 1 – 15 ngày tuổi và giai đoạn từ 15 – 30 ngày tuổi và giai đoạn từ 30 – 60 ngày tuổi.

(4) Tiếp nghiên cứu ương cá trèn bầu ở các mật độ cao hơn nữa (như 2500, 3000, 3500 và 4000 con.m-3).

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nguyễn Tường Anh (1999), Một số vấn đề về nội tiết học sinh sản cá, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Lê Văn Cát, Đỗ Thị Hồng Nhung và Ngô Ngọc Cát (2006), Nước nuôi trồng

thủy sản, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

3. Lưu Thị Dung và Phạm Quốc Hùng (2005), Mô phôi học thủy sản, Nhà xuất

bản Nông Nghiệp, TP. HCM.

4. Vũ Duy Giảng (2006), Giáo trình dinh dưỡng và thức ăn thủy sản, Nhà xuất

bản Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Hảo (2005), Cá nước ngọt Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Lê Thanh Hùng (2008), Thức ăn và dinh dưỡng thủy sản, Nhà xuất bản Nông nghiệp, TP. HCM.

7. Lại Văn Hùng (2004), Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi trồng thủy sản, Nhà xuất bản Nông nghiệp, TP.HCM.

8. Đỗ Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Hồng Thắm và Nguyễn Anh Tuấn (2008), “Kết quả bước đầu về sản xuất giống nhân tạo lươn đồng”, Tạp chí Khoa học số

chuyên đề thủy sản, Quyển 2 năm 2008 Cần Thơ, tr. 50 – 58.

9. Thu Hương (2007), “Các phương pháp kích thích sinh sản cho cá”, Tạp chí Thơng tin Khoa học Công nghệ - Kinh tế Thủy sản, số 5/2007, tr. 19 – 23.

10. Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), Định loại cá nước ngọt vùng

Đồng Bằng Sông Cửu Long, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.

11. Lam Mỹ Lan và Trần Bảo Trang (2010), “Khả năng sử dụng thức ăn chế biến của cá Leo giai đoạn hương lên giống”, Kỷ yếu hội nghị khoa học thủy sản lần

4, Cần Thơ, tr. 361 – 369.

12. Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định (2004), Phương pháp nghiên cứu sinh học

cá, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu kỹ THUẬT SINH sản NHÂN tạo và ƯƠNG cá TRÈN bầu (ompok bimaculatusbloch, 1797) từ cá bột đến 60 NGÀY TUỔI (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)