CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN
1.4. THỨC ĂN ƯƠNG CÁ TRÈN BẦU
1.4.1. Tép (Macrobrachium lanchesteri de Man, 1911)
Tép được sử dụng làm thức ăn ương cá trèn bầu là tép trấu hay tép gạo là một loài thuộc giống Macrobrachium, họ Palaemonidae.
Nguyễn Hữu Yến Nhi và ctv (2010) [16], đã phân tích mẫu tép và xác định hàm lượng dinh dưỡng của tép khơ có 62,4 % protein, 6,21 % lipid, phần còn lại là các chất dinh dưỡng khác (Ca, P, ...). Theo nghiên cứu của R. Ponnuchamy et al, (1979) xác định trong tép có 56,36 % protein [44].
Hình 1.7: Tép làm thức ăn ương cá trèn bầu
1.4.2. Cá biển (cá bạc má_ Rastrelliger kanagurta Cuvier, 1817)
Hình 1.8: Cá bạc má băm nhuyễn cho cá trèn bầu ăn
Cá bạc má có tên tiếng Anh: Indian mackerel; tên khoa học: Rastrelliger kanagurta (Cuvier, 1817). Phân bố chủ yếu ở Vịnh Bắc Bộ, vùng biển Trung Bộ và
Đông Tây Nam Bộ [37].
Đã phân tích mẫu cá bạc má và xác định hàm lượng dinh dưỡng của cá bạc má khơ có 39 % protein.
1.4.3. Trùn chỉ (Tubifex tubifex Mueller, 1774)
Trùn chỉ thuộc họ Naididae hay còn gọi là giun đỏ là động vật đáy thuộc nhóm giun ít tơ (Oligochaeta), sống ở nơi có dịng chảy, nhiều chất hữu cơ dơ bẩn. Thân có
hình ống, màu đỏ, dài 1,5 – 3 cm, đường kính 0,1 – 0,3 mm, chúng sống bằng cách vùi một phần dưới đáy bùn và phần lớn cơ thể hướng thẳng lên và uốn lượn như gợn sóng. Chỉ cần một dấu hiệu nguy hiểm nhỏ chúng sẽ rút vào đáy bùn, sau đó lại thị ra để lấy ít oxy trong nước bẩn. Trùn chỉ vẫn còn sống ngay cả khi nhiệt độ nước xuống 21,5 0C, nên nó là thức ăn lý tưởng cho cá vào mùa đông. Để bảo quản trùn chỉ ta có thể giữ trong điều kiện nước chảy nhẹ liên tục hoặc cho vào một vật chứa bằng phẳng, khơng để trùn dày q 1 cm, cho một ít nước vào cho ngang với bề dày của trùn, để nơi mát, ngày thay nước 2 lần [37].
Phân tích của R. Ponnuchamy et al, (1979) [44], cho kết quả là trong trùn chỉ sống có 83,76 % là nước, khi phân tích trùn ở trọng lượng khơ thì thành phần dinh dưỡng của trùn chỉ gồm có khống 4,26 %, lipid 33,67 %, protein 62,07 %.
Hình 1.9: Trùn chỉ cho cá trèn bầu ăn
1.4.4. Thức ăn công nghiệp (UP T503)
Thức ăn được sử dụng trong nghiên cứu là thức ăn công nghiệp UP T503 có kích cỡ hạt nhỏ, màu xám nhạt. Thành phần nguyên liệu: độ ẩm tối đa 10 %, protein tối thiểu 40 %, béo thô tối thiểu 4 %, tro tối đa 12 %, xơ thô tối đa 6 % [50].
Hình 1.10: Thức ăn cơng nghiệp UP T503
1.4.5. Sơ lược nhu cầu dinh dưỡng của họ cá trèn bầu
1.4.5.1. Protein
Nhu cầu protein là lượng protein tối thiểu có trong thức ăn nhằm thỏa mãn yêu cầu các amino acid để đạt tăng trưởng tối đa [6, 42].
Choltisak Chawpaknum (2003) [35] đã cho rằng nhu cầu dinh dưỡng protein tối ưu của cá trèn bầu từ 1 – 4 tháng tuổi là 37,66 %. Trong một nghiên cứu khác cũng của tác giả đã kết luận rằng mức năng lượng có trong thức ăn 40 % đạm tối ưu cho sự tăng trưởng của Ompok bimaculatus là khoảng 466,40 và 489,50 kcal.100 g-1 thức ăn 40 % protein.
Nghiên cứu ương cá Leo bằng thức ăn chế biến được thực hiện bởi Lam Mỹ Lan và Trần Bảo Trang (2010) [11] ở cá 27 ngày tuổi. Thí nghiệm được bố trí trong bể composite (500 lít) ở mật độ 50 con/bể với 3 nghiệm thức (I) thức ăn chế biến 40 % đạm, (II) thức ăn chế biến 50 % đạm và (III) cá tạp. Mỗi nghiệm thức lập lại 3 lần và thí nghiệm trong 30 ngày. Kết quả cho thấy với thức ăn chế biến 50 % đạm và cá tạp cho tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá cao hơn thức ăn chế biến 40 % đạm.
1.4.5.2. Lipid (năng lượng)
Riêng về nhu cầu năng lượng cung cấp từ lipid của động vật thủy sản thì được xác định dựa vào nhu cầu về năng lượng, yêu cầu về acid béo cần thiết, nhu cầu về phospholipid và cholesterol và đặc điểm sống và dự trữ lipid của loài. Đối với cá, hàm lượng lipid thay đổi tùy theo loài, tuy nhiên mức đề nghị từ 6 – 10 % [6].
Bổ sung lipid vào thức ăn sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng. Hiệu quả sử dụng protein ở động vật thủy sản, nhờ tác dụng chia sẻ nhu cầu năng lượng của protein [6].
1.4.5.3. Carbohydrate (bột đường)
Lê Thanh Hùng (2008) [6] cho rằng, carbohydrate không phải là thành phần dinh dưỡng cần thiết trong thức ăn thủy sản và động vật thủy sản khơng có nhu cầu carbohydrate trong thức ăn như acid amin và các acid béo thiết yếu. Tuy nhiên, carbohydrate là nguồn thức ăn, cung cấp năng lượng rẻ tiền. Khi thiếu nguồn năng lượng này trong thức ăn các động vật thủy sản sẽ sử dụng protein và lipid làm nguồn năng lượng. Một số loài cá, đặc biệt là cá ăn tạp dùng carbohydrate trong thức ăn sẽ giúp cá tăng trưởng tốt hơn và sử dụng protein hiệu quả hơn.
1.4.5.4. Vitamin
Vitamin đóng vai trị quan trọng trong thành phần dinh dưỡng của động vật thủy sản. So với các thành phần dưỡng chất chính trong thức ăn như protein, lipid và carbohydrate, vitamin chiếm một lượng rất nhỏ từ 1 – 2 % trong thức ăn. Tuy nhiên, vitamin có vai trị quyết định trong q trình trao đổi chất của cơ thể và chi phí có thể lên đến 15 % trong khẩu phần ăn. Vì hầu hết các vitamin giữ vai trò đặc biệt như là một co-enzyme hay các tác nhân hỗ trợ các enzyme thực hiện các phản ứng sinh hóa trong cơ thể sinh vật. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, động vật thủy sản khơng có khả năng hay khả năng tổng hợp rất ít khơng đủ cho nhu cầu nên việc cung cấp vitamin vào thức ăn cho động vật thủy sản là rất cần thiết. Động vật thủy sản ăn thức ăn không được cung cấp đầy đủ vitamin sẽ sinh trưởng chậm, tỉ lệ sống thấp, khả năng chịu đựng với biến động môi trường kém và dễ bị bệnh. Một điều cần lưu ý khi bổ sung vitamin vào thức ăn cho động vật thủy sản là ngoài việc căn cứ vào nhu cầu của đối tượng thủy sản còn phải xem xét đặc tính của loại vitamin [6].
1.4.5.5. Chất khoáng (đa và vi lượng)
Chất khống là những ngun tố hóa học cần thiết để xây dựng nên cơ thể và tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cơ thể động vật. Chất khống có vai trị như là chất xúc tác đối với các enzyme, hormone và protein [7].
Nhu cầu chất khoáng cho động vật thủy sản là một trong những nhu cầu khó xác định nhất, bởi lẽ cá có thể hấp thu khống trực tiếp từ mơi trường nước qua mang, da. Các khoáng vi lượng hiện diện với một tỷ lệ nhỏ trong thức ăn, nhưng giữ vai trị quan trọng: xúc tác các phản ứng hóa học xảy ra trong dinh dưỡng của cơ thể [6].