Sự phân đàn cá trèn bầu

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu kỹ THUẬT SINH sản NHÂN tạo và ƯƠNG cá TRÈN bầu (ompok bimaculatusbloch, 1797) từ cá bột đến 60 NGÀY TUỔI (Trang 64 - 66)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Thí nghiệm 3: Thử nghiệm ương cá trèn bầu từ cá bột đến 60 ngày tuổi ở các mật

3.3.3. Sự phân đàn cá trèn bầu

Bảng 3.17: Ảnh hưởng mật độ lên sự phân đàn của cá trèn bầu

NT1 NT2 NT3 NT4 01 ngày 0,0 0,0 0,0 0,0 15 ngày 18,4 7,9 10,3 8,1 30 ngày 24,9 22,2 14,5 16,6 45 ngày 27,2 15,5 26,0 5,8 CVW (%) 60 ngày 24,1 21,3 7,7 21,4 01 ngày 4,6 0,0 4,6 4,6 15 ngày 4,8 4,9 4,9 0,0 30 ngày 3,3 6,1 6,6 6,4 45 ngày 5,3 6,0 7,4 3,2 CVL (%) 60 ngày 6,7 9,5 2,6 11,0

Sự phân đàn về khối lượng của cá trèn bầu theo thời gian được thể hiện trong Bảng 3.17, CVW cao nhất ở NT1 và thấp nhất ở NT2 sau 15 ngày ương. Hệ số phân đàn theo khối lượng của cá trong các nghiệm thức tăng cao ở giai đoạn 30 ngày tuổi (dao động từ 14,5 – 24,9 %) và tiếp tục giữ ở mức cao đến khi kết thúc q trình thí nghiệm (7,7 – 24,1 %). Mặc dù có sự biến động về hệ số phân đàn theo khối lượng của cá ở từng nghiệm thức, nhưng đến cuối q trình thí nghiệm (cá ở giai đoạn 60 ngày tuổi), ở NT3 có hệ số phân đàn thấp nhất. Như vậy ương cá ở mật độ 1500 con.m-3 là cá tương đối đồng đều. Tương tự với sự phân đàn về khối lượng, hệ số phân đàn theo

chiều dài của cá trèn bầu luôn có sự biến động trong từng nghiệm thức và giữa các nghiệm thức theo từng giai đoạn. ở NT3 có hệ số phân đàn thấp nhất.

3.3.4. Tỷ lệ sống

Tỷ lệ sống được xác định sau 60 ngày ương và cho kết quả ở Bảng 3.18 Bảng 3.18: Ảnh hưởng của mật độ lên tỷ lệ sống cá trèn bầu sau 60 ngày ương

NT1 NT2 NT3 NT4

Tỷ lệ sống (%) 64,8d±3,02 53,2c±3,10 42,5b±196 36,8a±1,66

Ghi chú: Các chữ cái trên cùng một hàng khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Kết quả Bảng 3.18 cho thấy, tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Cụ thể là cao nhất ở NT1 (64,8 ± 3,02 %) sau đó giảm dần theo thứ tự tăng dần của mật độ ương và thấp nhất ở NT4 (36,8 ± 1,66 %). Sở dĩ có sự khác biệt này là do sự khác nhau về mật độ ương, mật độ ương càng cao, sự cạnh tranh (môi trường sống, thức ăn, …) càng gay gắt dẫn đến sự hao hụt càng nhiều và tất yếu tỷ lệ sống càng thấp. Kết quả thí nghiệm cũng cho phép ta nhận đinh mật độ ương có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá trèn bầu ở giai đoạn cá bột đến 60 ngày tuổi. Nhận định này cũng được đưa ra bởi những nghiên cứu khác trên con cá Leo (một loài cá cùng họ với cá trèn bầu).

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu kỹ THUẬT SINH sản NHÂN tạo và ƯƠNG cá TRÈN bầu (ompok bimaculatusbloch, 1797) từ cá bột đến 60 NGÀY TUỔI (Trang 64 - 66)