Cách làm bài nghị luận về một vấn

Một phần của tài liệu Giao an 9 nam 2013 (Trang 62 - 66)

LUYỆN TẬP LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN

D. Mục đích chính của bài viết là bàn về đặc điểm tính cách của loài chó sói và cừu

II- Cách làm bài nghị luận về một vấn

* Đề bài : Suy nghĩ về đạo lý :Uống nước nhớ nguồn.

1- Tìm hiểu đề :

- Xác định yêu cầu mệnh lệnh: suy nghĩ + Nêu sự hiểu biết

+ Đánh giá tư tưởng đạo lí.

- Thể loại : NL về một vấn đề TTĐL.

- Nội dung : Suy nghĩ về nội dung của câu tục ngữ: Lòng biết ơn..

- Tri thức cần có : + Sự hiểu biết về tự nhiên và tri thức trong đời sống.

cần phải có những tri thức nào (những hiểu biết về tục ngữ và các tri thức về đời sống).

? Vậy khi tìm hiểu đề ta cần làm những gì.

+ Tính chất của đề (kiểu đề) + Yêu cầu về nội dung : + Tri thức cần có.

*Lưu ý học sinh đọc kỹ đề, gạch chân các từ quan trọng khi làm bài thi.

- GV : Khi tìm ý để giải quyết vấn đề ta thường nêu câu hỏi :Nghĩa là gì ? đúng, sai như thế nào ? có tác dụng ra sao ? ý nghĩa như thế nào ?

? Việc tìm ý cho bài văn chính là việc giải thích câu tục ngữ ?

? Em hãy đặt câu hỏi tìm ý cho đề bài trên.

? Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ.

? Nội dung câu tục ngữ thể hiện truyền thống đạo lí gì của người Việt.

? Ngày nay đạo lí ấy có ý nghĩa như thế nào.

? Trả lời các câu hỏi ấy là ta đã tìm được ý cho bài văn.

? Vậy ta phải làm gì khi tìm ý cho bài văn.

- Đặt và trả lời các câu hỏi.

-Bước tiếp theo là lập dàn ý ta sẽ được tìm hiểu trong tiết sau.

- GV: yêu cầu học sinh làm - Gọi học sinh trình bày - GV: Nhận xét, chữa.

+ Hiểu biết về kho tàng tục ngữ Việt Nam .

2- Tìm ý :

* Giải thích nghĩa của câu tục ngữ:

+ Nghĩa đen : giải thích ngắn gọn.

- Nước : là sự vật tự nhiên, lỏng, mềm, mát, cơ động, linh hoạt trong mọi địa hình ; có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống.

- Nguồn : nơi bắt đầu của mọi dòng chảy.

+ Nghĩa bóng : (quan trọng)

- Nước : là mọi thành quả mà con người được hưởng thụ, từ các giá trị của đời sống vật chất như cơm ăn, áo mặc... cho đến các giá trị tinh thần...

- Nguồn :là những người làm ra thành quả, là lịch sử, truyền thống sáng tạo, bảo về thành quả. Nguồn là tổ tiên, xã hội, dân tộc, gia đình...

* Nhận định, đánh giá vấn đề :

- Đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn” là đạo lí của người hưởng thụ thành quả đối với nguồn của thành quả.

- Nhớ nguồn là lương tâm, trách nhiệm đối với nguồn, là sự biết ơn, giữ gìn, nối tiếp, sáng tạo; là không vong ơn bội nghĩa; là học nguồn để sáng tạo những thành quả mới.

- “ Uống nước nhớ nguồn” là sức mạnh tinh thần giữ gìn các giá trị vật chất và giá trị tinh thần của dân tộc; là một nguyên tắc làmngười của người Việt Nam.

* Luyện tập:

- Tập ra hai đề văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.

- Lần lượt thực hiện bước 1 và 2 cho một đề em vừa tự đặt.

IV. Củng cố:

? Nêu rõ yêu cầu của việc tìm hiểu đề và tìm ý cho bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.

V. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài, nắm vững cách làm các bước tìm hiểu đề và tìm ý.

- Tập ra đề và tập tìm hiểu đề, tìm ý.

- Chuẩn bị nốt phần còn lại của bài: Lập dàn ý và viết thành bài văn.

---

TiÕt 114:

tập làm văn:

cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề t tởng, đạo lí.

A.MỤC TIÊU 1.Kiến thức:

- Giúp HS thực hành tìm hiểu bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý. Các bước: Lập dàn ý, viết thành văn, đọc và soát lại lỗi.

2. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý.

3. Thái độ:

- Hiểu sâu sắc những tư tưởng đạo lý truyền thống của dân tộc ta.

- Giáo dục học sinh ý thức tích cực, tự giác học bài.

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh: soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK.

C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC I. Tổ chức lớp:

Ngày dạy Lớp 9D Sĩ số Vắng:

Ngày dạy Lớp 9I Sĩ số Vắng:

II. Kiểm tra bài cũ:

? Đặt hai đề văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.

? Trình bày yêu cầu của bước tìm hiểu đề và tìm ý cho bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.

III. Bài mới: Giới thiệu bài

Giờ trước chúng ta đã được nghiên cứu cấu trúc của đề bài và các bước tìm hiểu đề, tìm ý. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu nốt các bước còn lại để hoàn chỉnh cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt - HS: Đọc lại đề bài.

? Nhắc lại bước tìm hiểu đề và tìm ý.

? Dàn ý của bài văn nghị luận gồm những phần nào.

? Em hãy xây dựng dàn ý cho đề bài này trên cơ sở đã tìm ý.

II- Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý :

* Đề bài : Suy nghĩ về đạo lý :Uống nước nhớ nguồn.

1.Tìm hiểu đề : 2. Tìm ý:

3. Lập dàn ý:

a) MB: - Dẫn dắt để nêu nội dung đạo lí cần bàn luận.

? Những ý cơ bản cần có ở phần thân bài.

? Trình tự sắp xếp các ý .

? Trước hết cần giải thích nghĩa của câu tục ngữ.

? Nghĩ đen? Nghĩa bóng.

? Nghĩa bóng của cả câu tục ngữ.

- GV: Phần này nên đặt một số câu hỏi và tự trả lời câu hỏi để khẳng định tính đúng đắn của đạo lí.

? Tìm ra những biểu hiện đi ngược lại đạo lí, hoặc những câu tục ngữ trái nghĩa với câu “uống nước nhớ nguồn”.

? Trong xã hội ngày nay lòng biết ơn được thể hiện như thế nào.

? Phần kết bài cần nêu những gì.

- GV: Hướng dẫn học sinh các cách mở bài.

Có nhiều cách dẫn vào bài tùy theo sự lựa chọn của người viết.

+ Đi từ cái chung -> cái riêng.

+ Đi từ thực tế đến đạo lí.

+ Dẫn danh ngôn.

Nói đơn giản là cách vào bài trực tiếp và gián tiếp.

- HS: Đọc mở bài tham khảo trong SGK/53 - HS: Viết mở bài-> gọi đọc

- GV: Nhận xét.

? Phần thân bài gồm nhiều đoạn nhỏ.

- GV: chia lớp làm 3 nhóm.

- Trích dẫn câu tục ngữ.

b) TB: * Giải thích câu tục ngữ.

- Nghĩa đen: Uống ngụm nước trong mát ta phải nhớ nơi bắt đầu của dòng chảy.

- Nghĩa bóng:Uống nước” là sự hưởng thụ thành quả.

Nguồn: là những người làm ra thành quả cho ta hưởng thụ.

=> Mỗi khi hưởng thụ thành quả phải nhớ ơn những người đã làm ra thành quả đó.

* Nhận định đánh giá câu tục ngữ(Bình luận).

+Khẳng định tính đúng đắn của tư tưởng đạo li.

? Tại sao phải “uống nước nhớ nguồn”.

? Ta phải làm gì để phát huy đạo lí

“Uống nước nhớ nguồn.”.

+ Phê phán những biểu hiện sai lệch đi ngược lại đạo lí.

- Những kẻ vô ơn, sống bội bạc: ăn cháo đá bát, khỏi vòng cong đuôi…

* Mở rộng: (ý nghĩa của đạo lí ).

- Nguồn được hiểu theo nhiều nghĩa: tổ tiên, gia đình, xã hội, quê hương đất nước.

- Phát huy truyền thống đạo lí đó thì xã hội sẽ bền vững, tốt đẹp.

- Bản thân phải ra sức cống hiến để người sau được hưởng những thành quả mới.

c) KB: - Khẳng định ý nghĩa của đạo lý.

- Rút ra bài học, liên hệ.

4. Viết thành bài văn:

a) Viết đoạn mở bài.

- Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau

“Uống nước nhớ nguồn”. Đó là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay.

- Dân tộc ta vốn có nhiều truyền thống đạo lí tốt đẹp. Một trong những truyền thống đạo lí đó là “Uống nước nhớ nguồn”.

b) Viết phần thân bài.

Một phần của tài liệu Giao an 9 nam 2013 (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(198 trang)
w