- Thanh Hải -
A.MỤC TIÊU 1.Kiến thức:
- Học sinh cảm nhận được những xúc cảm trước mùa xuân thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn dâng hiến cho cuộc đời của tác giả.
- Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước.
- Lẽ sống cao đẹp của một con người chân chính.
2. Kĩ năng:
- Đọc - Hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.
- Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ.
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu thiên nhiên, đất nước, tự ý thức góp một phần công sức nhỏ bé của bản thân bằng những việc làm thiết thực để cống hiến cho quê hương, đất nước.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Chân dung nhà thơ, tư liệu về tác giả, tác phẩm, tranh ảnh về cảnh mùa xuân thiên nhiên xứ Huế, mùa xuân của đất nước.
2. Học sinh: Soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC I. Tổ chức lớp:
Ngày dạy Lớp 9D Sĩ số Vắng:
Ngày dạy Lớp 9I Sĩ số Vắng:
II. Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc lòng bài thơ “Con cò”, nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
? Đọc và phân tích đoạn III của bài thơ.
III. Bài mới: Giới thiệu bài
Mùa xuân là mùa khởi đầu của một năm mới, mùa xuân luôn mang đến cho mọi người không khí tươi vui và cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên mùa xuân cũng là mùa để cho con người suy ngẫm và gởi gắm những khát vọng của mình. Với nhà thơ Thanh Hải, ông đã gởi gắm điều gì qua bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”?
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt - Giáo viên cho học sinh quan sát ảnh chân
dung của tác giả.
- Giới thiệu một số tác phẩm tiêu biểu.
?* Nghiên cứu thông tin trong SGK em hãy cho biết vài nét về tác giả.
- SN: 4 – 11 - 1930 - MN: 15 – 12 – 1980.
? Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ra đời trong hoàn cảnh nào.
- Bài thơ được sáng tác khi tác giả đang
I.Giới thiệu chung:
1. Tác giả:
- Thanh Hải ( 1930- 1980), tên khai sinh Phạm Bá Ngoãn, quê huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên- Huế.
- Ông là một trong những tác giả tiêu biểu của thơ ca thời chống Mỹ.
- Thơ ông chân thành, đôn hậu, đằm thắm.
- Ông nhận được Giải thưởng Nhà nước về VHNT năm 2001.
- Các tác phẩm chính:
+ Những đồng chí trung kiên(1962) + Huế mùa xuân 2 tập (1970 -1975) + Dấu võng Trường Sơn(1977) + Mưa xuân trên đất này(1982) + Thơ Thanh Hải(1982).
2. Tác phẩm: - Bài thơ được sáng tác
nằm trên giường bệnh và chỉ mấy tuần lễ sau thì tác giả qua đời nên chỉ mấy tuần lễ sau ông qua đời cho nên có thể coi đây là lời tâm niệm chân thành tha thiết cuối cùng của nhà thơ để lại cho đời.
- GV: Hướng dẫn đọc:
- Giọng đọc ở khổ đầu say sưa trìu mến;những khổ sau hối hả phấn chấn; ba khổ giọng tha thiết, trầm lắng.
- GV: Đọc mẫu
- Gọi ba học sinh đọc – nhận xét cách đọc.
? Em hiểu thế nào là “Hòa ca”.
- Hòa ca: Bài ca gồm nhiều âm sắc, giọng điệu hòa hợp.
- Nốt trầm: Nốt nhạc ghi âm thấp, trầm.
? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào.
?* Bài thơ được bắt nguồn từ mạch cảm xúc nào? Từ mạch cảm xúc ấy, bài thơ có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung từng phần.
(? Nêu bố cục của bài thơ)
- Bắt nguồn từ cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước đến mùa xuân của mỗi người trong mùa xuân lớn của đất nước, thể hiện khát vọng được dâng hiến vào cuộc đời chung.
+ Khổ thơ 1 (Mùa xuân của thiên nhiên).
+ Khổ thơ 2,3 (Mùa xuân của đất nước).
+ Khổ thơ 4,5, (Tâm niệm của nhà thơ).
+ Khổ thơ 6 (Lời ca ngợi quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế).
- HS: Đọc lại khổ thơ đầu.
? Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên, đất trời được tác giả cảm nhận qua những chi tiết hình ảnh nào.
? Những hình ảnh, màu sắc, âm thanh gợi cho người đọc những suy nghĩ gì.
- GV: -H/a: gần gũi quen thuộc, đặc trưng của mùa xuân.
- Màu sắc hài hòa tươi sáng, màu đặc trưng của Xứ Huế.
- Âm thanh rộn ràng sống động.
=> Màu sắc hài hòa, tươi sáng, không gian trong trẻo cao rộng, âm thanh rộn ràng.
? Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ,
tháng 11 năm 1980, khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh.
- Bài thơ được in trong tập “Thơ Việt Nam 1945-1985) – NXB GD Hà Nội,1987.
II. Đọc- Hiểu văn bản:
1. Đọc, chú thích:
2.Thể thơ: 5 chữ 3. Bố cục: 3 phần
- Đoạn 1: Khổ 1: Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên đất trời.
- Đoạn 2: Khổ 2,3:Cảm xúc về mùa xuân đất nước.
- Đoạn 3: Còn lại: Ước nguyện của nhà thơ.
4.Phân tích:
a) Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời.
Bức h/a: sông xanh, hoa tím, chim tranh màu sắc: xanh, tím
xuân âm thanh: tiếng chim hót
hình ảnh của tác giả.
? Động từ “mọc” được đảo lên trước gợi ấn tượng gì.
- Sự vật, hình ảnh sống động, tràn đầy sức sống, tất cả như đang chuyển mình cựa quậy thức dậy đón xuân về.
? Từ đó, em có cảm nhận như thế nào về bức tranh mùa xuân thiên nhiên, đất trời.
? Trong những tín hiệu của mùa xuân, tín hiệu nào gây ấn tượng mạnh mẽ hơn cả.
? Theo em, “giọt long lanh” được hiểu như thế nào?
-Giọt long lanh : có thể là giọt mưa xuân, giọt sương, giọt của tiếng chim…
? Tác giả đã cảm nhận âm thanh của tiếng chim bằng những giác quan nào.Đó là biện pháp nghệ thuật gì?
- Thính giác-> thị giác-> xúc giác
=> ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
?* Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả.(Tại sao tác giả không dùng từ:
nắm,
bắt, đỡ…mà lại dùng từ “hứng”).
- “Hứng”: Nâng niu, trân trọng .
? Qua đó, tác giả đã bộc lộ cảm xúc gì trước vẻ đẹp của mùa xuân.
- GV: Chỉ bằng vài nét chấm phá, nhà thơ đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp. Một vẻ đẹp thanh mát, dịu nhẹ, đằm thắm làm say lòng người mà thiên nhiên, đất trời đã ban tặng cho xứ Huế mộng mơ.Và trước vẻ đẹp ấy dòng suy tưởng của nhà thơ được nâng cao mở rộng ra với mùa xuân của đất nước…
? Hoàn cảnh ra đời của bài thơ có gì đặc biệt.
- Bài thơ ra đời vào lúc tác giả lâm bệnh nặng.
- Đặt bài thơ vào hoàn cảnh sáng tác ấy ta càng cảm phục tình yêu thiên nhiên và lòng lạc quan yêu đời của tác giả.
+ H/a: Chọn lọc, tiêu biểu, đảo ngữ.
=> Bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp, tràn đầy sức sống, vui tươi, rộn ràng mang đặc trưng xứ Huế.
- Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng.
+ Ẩn dụ, dùng từ chọn lọc.
=> Nhà thơ nâng niu, trân trọng, say sưa, ngây ngất, trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời lúc vào xuân.
* Luyện tập:
IV. Củng cố:
? Đọc diễn cảm bài thơ.
? Trình bày cảm nhận của em sau khi học xong khổ thơ đầu.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc lòng bài thơ, nắm chắc kiến thức cơ bản ở khổ thơ 1.
- Ôn lại bài thơ “Con cò”.
- Chuẩn bị nột phần còn lại của bài thơ.
---
TiÕt 117:
Văn bản:
Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải -
A.MỤC TIÊU 1.Kiến thức:
- Học sinh cảm nhận được những xúc cảm trước mùa xuân thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn dâng hiến cho cuộc đời của tác giả.
- Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước.
- Lẽ sống cao đẹp của một con người chân chính.
2. Kĩ năng:
- Đọc - Hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.
- Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ.
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu thiên nhiên, đất nước, tự ý thức góp một phần công sức nhỏ bé của bản thân bằng những việc làm thiết thực để cống hiến cho quê hương, đất nước.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Tác phẩm, tranh ảnh về cảnh mùa xuân của đất nước. Ca khúc Mùa xuân nho nhỏ được phổ nhạc từ bài thơ.Đề kiểm tra 15/
2. Học sinh: Soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC I. Tổ chức lớp:
Ngày dạy Lớp 9D Sĩ số Vắng:
Ngày dạy Lớp 9I Sĩ số Vắng:
II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút.
* Đề bài: