ĐOẠN TRÍCH; VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 Ở NHÀ

Một phần của tài liệu Giao an 9 nam 2013 (Trang 91 - 95)

A.MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Nắm vững cách làm bài nghị luận về một tác phẩm (hoặc đoạn trích)

- Đặc điểm, yêu cầu và cách làm bài nghị luận về một tác phẩm (hoặc đoạn trích).

- Ra đề tập làm văn về nhà cho học sinh viết bài Tập làm văn số 6: rèn kỹ năng viết bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.

2. Kĩ năng:

- Xác định các bước làm bài, viết bài nghị luận về một tác phẩm (hoặc đoạn trích) cho đúng với các yêu cầu đã học.

3. Thái độ:

- Tự giác trong khi làm bài, xác định đúng các bước khi làm bài về tác phẩm văn học hay đoạn trích.

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ ghi dàn ý các đề luyện tập.

2. Học sinh: Lập dàn ý các đề trong SGk/68 C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

I. Tổ chức lớp:

Ngày dạy Lớp 9D Sĩ số Vắng:

Ngày dạy Lớp 9I Sĩ số Vắng:

II. Kiểm tra bài cũ:

? Dàn bài của bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) gồm mấy phần? Nêu nhiệm vụ của từng phần.

III. Bài mới: Giới thiệu bài

Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu cách làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). Vậy để rèn kỹ năng thực hành các bước làm bài, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tiết “Luyện tập làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)”.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt - GV ghi đề bài lên bảng, yêu cầu HS đọc.

- Luyện tập làm lần lượt các bước đã học ở giờ trước.

? Đề bài thuộc kiểu đề gì.

- Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

? Nghị luận về vấn đề gì.

-Nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.

? Hình thức nghị luận là gì . - Nêu cảm nhận.

- Yêu cầu 1 HS tóm tắt lại nội dung chính của đoạn trích truyện Chiếc lược ngà.

- GV: Nhận xét và tóm tắt lại một lần.

? Em biết gì về hoàn cảnh lịch sử của miền Nam nước ta những năm 1966.

-Miền Nam kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược rất ác liệt khiến cho nhiều người như ông Sáu phải xa gia đình và chịu nhiều mất mát về tình cảm.

A. Luyện tập

* Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của nguyễn Quang Sáng.

1.Tìm hiểu đề:

2. Tìm ý:

? Để nêu cảm nhận về đoạn trích trên, cần tập trung vào mấy nhân vật, đó là những nhân vật nào.

? Đối với nhân vật bé Thu, tình cảm của em bộc lộ khi nào. GV gợi ý:

+ Khi ông Sáu trở về nhà

+ Trong những ngày ông Sáu ở nhà + Trong buổi chia tay

? Đối với nhân vật ông Sáu, tình cảm của ông bộc lộ khi nào. GV gợi ý:

+ Trong đợt nghỉ phép ở nhà

+ Khi ông trở lại chiến trường

? Ngoài việc nhận xét về hai nhân vật trên, chúng ta còn phải quan tâm đến vấn đề nào.

- Nhận xét, đánh giá nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.

? Về nội dung, đoạn trích trên xoay quanh vấn đề gì (tình cha con)

? Tình cảm này có gì đặc biệt (đặt trong hoàn cảnh chiến tranh hết sức éo le).

? Về nghệ thuật, đoạn trích có nhữnh nét nghệ thuật nào đặc sắc (cốt truyện, ngôi kể, nhân vật, cách miêu tả tâm lý, xây dựng tình huống...)

- HS: Lập dàn ý chi tiết cho đề văn.

- HS: Trình bày dàn ý.

- GV: Nhận xét, sửa chữa.

- Chia nhóm viết các đoạn văn:

+ Đoạn mở bài

a. Nhân vật bé Thu:

- Khi ông Sáu về nhà: Không chịu nhận ông Sáu là ba “Nghe gọi, giật mình, ngơ ngác… kêu thét lên…”

- Trong những ngày ông Sáu ở nhà: dứt khoát không gọi ông Sáu là ba, kể cả lúc bị dồn vào thế bí, hất cái trứng cá ra khỏi chén…

- Trong buổi chia tay: Kêu thét lên

“Ba… a…a Ba!

b. Nhân vật ông Sáu:

- Trong đợt nghỉ phép: buồn, hụt hẫng khi thấy đứa con sợ hãi bỏ chạy.

+ Kiên nhẫn cảm hóa, vỗ về con.

+ Phút chia tay: bất lực nhìn con và buồn.

+ Khi đứa con thét gọi “ba” thì hạnh phúc tột đỉnh.

- Khi ông trở lại chiến trường:

+ Dồn hết tình yêu thương con vào việc làm cho con chiếc lược bằng ngà.

+ Trước khi trút hơi thở cuối cùng:

“Hình như chỉ tình cha con là không thể chết được” trong trái tim nhân vật ông Sáu.

c. Nhận xét, đánh giá:

* Nội dung: Tình phụ tử lè nét đẹp văn hóa trong đời sống tinh thần người Á Đông. Nhờ tình huống truyện độc đáo mà tình cha con nén chặt rồi để rồi bùng nổ thành một cảm xúc nhân văn sâu sắc.

*Nghệ thuật: Cốt truyện chặt chẽ, tình huống bất ngờ nhưng hợp lí trong cuộc sống thực tế.

- Người kể ngôi thứ nhất, vừa là nhân chứng, vừa tham gia vào câu chuyện tạo sự hài hòa về diễn biến cũng như các cung bậc tình cảm.

- Nhân vật sinh động, hấp dẫn, đặc biệt là bé Thu.

- Ngôn ngữ giản dị, mang đậm màu sắc Nam Bộ.

3. Lập dàn ý:

4. Luyện viết:

+ Đoạn phân tích bé Thu...

+ Đoạn phân tích ông Sáu.

+ Đoạn nêu cảm nhận về nghệ thuật + Đoạn kết bài.

- HS: Trình bày,

- GV: Nhận xét, cho điểm.

B. VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC(LÀM Ở NHÀ) I. Đề bài: Cảm nhận của em về nhân vật Anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.

II. Yêu cầu:

1) Yêu cầu chung cần đạt:

- Viết đúng kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) . - Phân tích nhân vật trong tác phẩm truyện.

- Phân tích làm rõ những phẩm chất tốt đẹp đáng yêu của Anh thanh niên.

- Bài viết có bố cục ba phần, có luận điểm rõ ràng, chính xác, luận cứ phù hợp và lập luận chặt chẽ.

- Các đoạn liên kết chặt chẽ.

- Trình bày sạch đẹp, không mắc các lỗi thông thường.

- Tự làm bài, không sao chép các bài mẫu, bài mẫu chỉ mang tính chất tham khảo.

2) Yêu cầu chung cụ thể:

* Bài làm cần có các ý cơ bản sau:

a) MB: - Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm

- Nêu khái quát vẻ đẹp của Anh thanh niên – nhân vật chính của tác phẩm.Anh đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

b) TB: - Giới thiệu hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên.

- Anh là người yêu nghề, say mê với công việc, có trách nhiệm trong công việc.

- Là người sống ngăn nắp, khoa học gọn gàng.

- Là chàng trai hiếu khách - Là người rất khiêm tốn

- Anh là tiêu biểu cho thế hệ thanh niên thời đại Hồ Chí Minh làm việc quên mình cho đất nước.

c) KB: - Khái quát nghệ thuật - Khẳng định nội dung - Liên hệ

III. Biểu điểm:

- Điểm 9,10: Bài viết tốt đạt được các ý cơ bản đã nêu trên, thể hiện rõ năng lực cảm thụ văn chương, cảm thụ được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, vẻ đẹp của anh thanh niên; lời văn diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, kỹ năng làm bài nghị luận văn học thành thạo, trình bày sạch đẹp….

- Điểm 7,8: Bài làm có các ý cơ bản trên, có kỹ năng viết văn nghị luận khá, diễn đạt gọn, trình bày sạch đẹp, có thể mắc một vài lỗi nhỏ.

- Điểm 5,6: Bài làm cơ bản đạt được các ý trên, song bài làm chưa sâu, văn viết còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ, chính tả….

- Điểm 3,4: Biết làm bài văn nghị luận, nhưng nội dung còn sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi, trình bày cẩu thả…

- Điểm 1,2: Bài làm lạc đề, hoặc quá sơ sài, diễn đạt quá yếu, mắc quá nhiều lỗi.

* GV: Căn cứ vào từng bài làm cụ thể của học sinh để cho điểm.

IV. Củng cố:

? Thế nào là kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.

? Nêu dàn ý chung của kiểu bài.

V. Hướng dẫn về nhà:

- Hoàn thành các bài tập vào vở bài tập.

- Làm bài viết Tập làm văn số 6. Nộp bài đúng hạn + Lớp 9D: thứ 7 (2/3/2013)

+ Lớp 9I: thứ 6 (1/2/2013) - Soạn bài Sang thu:

+ Đọc kỹ văn bản và chú thích SGK/71 + Trả lời câu hỏi trong sách.

TiÕt 123:

Văn bản:

Một phần của tài liệu Giao an 9 nam 2013 (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(198 trang)
w