Hướng nghiên cứu về quá trình thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh

Một phần của tài liệu Sự thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau khi sinh con (Trang 23 - 26)

Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ THÍCH ỨNG VỚI VAI TRÒ LÀM MẸ CỦA PHỤ NỮ SAU SINH

1.1. Các nghiên cứu về thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh trên thế giới

1.1.2. Hướng nghiên cứu về quá trình thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh

Trong hướng tiếp cận này, các tác giả coi việc làm mẹ là một quá trình phát triển tâm lí - xã hội của cá nhân người mẹ. Dù về mốc thời gian của quá trình này không Ďược các tác giả thống nhất, song Ďiểm chung giữa các nghiên cứu là quá trình thích ứng Ďược chia thành nhiều giai Ďoạn và sự thích ứng thành công có nghĩa là người mẹ hình thành Ďược một bản sắc mới - bản sắc làm mẹ. Trong hướng nghiên cứu này có hai quan Ďiểm tiếp cận: Quan Ďiểm coi trọng yếu tố cá nhân và quan Ďiểm coi trọng yếu tố xã hội.

Theo quan Ďiểm tiếp cận cá nhân về quá trình thích ứng với vai trò làm mẹ, Reva Rubin (1984) cho rằng: Đối với phụ nữ, mang thai và sinh con là một sự kiện kích thích sự thích nghi bản sắc làm mẹ, gây ra sự tái tổ chức quan hệ và thúc Ďẩy sự trưởng thành cá nhân [dẫn theo 49]. Rubin cho rằng quá trình thích ứng với vai trò làm mẹ bắt Ďầu hình thành từ khi người phụ nữ mang thai và Ďạt Ďược ở tuần thứ 6 sau sinh. Sự thích ứng này bao gồm các quá trình: bắt chước, sắm vai, tưởng tượng, phóng chiếu và xác Ďịnh bản sắc. Ban Ďầu, người phụ nữ tìm kiếm thông tin, tìm kiếm hình mẫu - quan sát và bắt chước, thêm hoặc bớt những gì từ quan sát hành vi người khác; sau Ďó họ tưởng tượng, xây dựng hình ảnh bản thân với vai trò làm mẹ [dẫn theo 95, tr2-3]. Theo Rubin, việc Ďạt Ďược vai trò làm mẹ chia thành 3 giai Ďoạn: 1/Giai Ďoạn ―Nhập cuộc‖ (diễn ra trong khoảng 1-2 ngày sau sinh): Ở giai Ďoạn này, người mẹ còn thụ Ďộng và phụ thuộc; 2/Giai Ďoạn ―Nắm giữ‖ (từ ngày thứ 3 cho tới khoảng 6 tuần sau sinh): Đây là giai Ďoạn người mẹ dần tự tin và cảm thấy quen thuộc với vai trò làm mẹ và 3/Giai Ďoạn ―Trình diễn‖ (từ 6 tuần sau sinh trở Ďi): Người mẹ hiện thực hóa vai trò làm mẹ của mình [dẫn theo 108, tr7].

Mercer (2004) cũng chịu ảnh hưởng của từ cách tiếp cận của Rubin, tác giả không tính tới yếu tố văn hóa khi xem xét sự thích ứng của phụ nữ sau sinh. Mercer phân chia quá trình thích ứng làm mẹ thành các giai Ďoạn: 1/Giai Ďoạn chuẩn bị và sẵn sàng khi mang thai; 2/Giai Ďoạn phục hồi sức khoẻ, học tập và tăng cường sự gắn bó;

3/Giai Ďoạn tiến tới trạng thái ―bình thường mới‖ trong thời gian 2 tháng Ďầu tiên và 4/Giai Ďoạn Ďạt Ďược bản sắc làm mẹ (từ khoảng 4 tháng trở Ďi) [dẫn theo 108].

Khác với quan Ďiểm tiếp cận ở góc Ďộ cá nhân, quan Ďiểm xã hội về thời kì làm mẹ tin rằng chất lượng kinh nghiệm của người mẹ phụ thuộc vào cách thức trong Ďó vai trò Ďược thể chế và Ďánh giá trong xã hội. Trong cách tiếp cận này, yếu tố xã hội Ďược xem là tạo hình và ảnh hưởng tới kinh nghiệm làm mẹ của người phụ nữ. Ví dụ như kinh nghiệm thời thơ ấu có thể tác Ďộng Ďến sự thích ứng làm mẹ [35].

Từ quan Ďiểm tiếp cận xã hội, tác giả Barlow (1997) Ďã khẳng Ďịnh: Làm mẹ - là một trải nghiệm tâm lí, bao gồm: (1) Giai Ďoạn ―Ďính ước‖ tương Ďương với năm Ďầu làm mẹ; (2) Giai Ďoạn ―Nhập cuộc‖ từ sau một năm trở Ďi. Trong giai Ďoạn Ďầu tiên (1 năm Ďầu), Barlow chỉ ra có 4 quá trình tâm lí diễn ra:

- Hình thành các ý tưởng làm mẹ: Việc quyết Ďịnh có con là một quá trình tâm lí, ở Ďó chứa Ďựng yếu tố nội tâm, giá trị xã hội và yếu tố hôn nhân. Yếu tố nội tâm có liên quan sâu sắc Ďến kinh nghiệm cá nhân. Những phụ nữ ảnh hưởng bởi những kinh nghiệm thời thơ ấu tiêu cực, việc làm mẹ có ý nghĩa khắc phục quá khứ của họ.

Họ mong muốn tạo ra một cấu trúc gia Ďình mới khác với gia Ďình gốc của mình.

Việc có con là tăng giá trị xã hội của họ cũng là một yếu tố ảnh hưởng Ďến sự thích ứng với vai trò làm mẹ. Ngoài ra, yếu tố hôn nhân, chẳng hạn như Ďánh giá khả năng làm cha của người Ďàn ông (bao gồm trình Ďộ giáo dục, thu nhập và Ďộng lực cho việc làm bố của họ) cũng tham gia vào quá trình hình thành ý tưởng làm mẹ.

- Xây dựng biểu tưởng người mẹ: Từ kinh nghiệm về việc làm mẹ mà người phụ nữ Ďã thu thập Ďược, người phụ nữ xây dựng nên một biểu tượng làm mẹ cho riêng mình.

- Sẵn sàng với hoàn cảnh sống mới: Tất cả các mặt của Ďời sống tâm lí như tình cảm, nhận thức và hành vi của người mẹ Ďều hướng Ďến hoàn cảnh sống mới với một ý thức mạnh mẽ về trách nhiệm Ďối với con.

- Quá trình xã hội hóa bản thân: Những người phụ nữ Ďã có mẫu cha mẹ tiêu cực thường dễ cảm thấy bị tổn thương và việc nuôi dạy con thách thức hơn. Họ sử dụng chiến lược phát triển Ďồng cảm, coi những ký ức của mình như lời nhắc nhở Ďể làm mẹ tốt hơn. Ngoài ra, phụ nữ tích cực mở rộng kiến thức của mình, tham khảo ý kiến về con nuôi từ gia Ďình hay những khóa học,… [35].

Như vậy, quá trình thích ứng làm mẹ theo Barlow chịu ảnh hưởng xuyên suốt bởi các giá trị xã hội, kinh nghiệm xã hội về việc làm mẹ từ quá khứ Ďến hiện tại của PNSS.

Cả hai cách tiếp cận cá nhân hay xã hội về quá trình thích ứng với vai trò làm mẹ trên Ďều bổ sung, hỗ trợ nhau, giúp chúng ta có thể hiểu Ďược quá trình thích ứng Ďó diễn ra như thế nào, bắt Ďầu từ Ďâu và trải qua những giai Ďoạn nào.

Cho Ďến nay, các nghiên cứu về những mốc thời gian Ďể Ďánh dấu sự thích ứng của phụ nữ sau sinh với vai trò làm mẹ hay việc Ďạt Ďược bản sắc làm mẹ vẫn chưa thống nhất. Hầu hết các tác giả Ďều cho rằng quá trình thích ứng với vai trò làm mẹ Ďược bắt Ďầu từ thời kì mang thai cho tới sau sinh nhưng không có sự thống nhất về mốc thời gian.

Smith (1999) cho rằng quá trình thích ứng làm mẹ như sau: 3 tháng Ďầu mang thai là thời kì không chắc chắn; 6 tháng mang thai cho thấy sự thay Ďổi tự nhận thức, người mẹ rút lui khỏi thế giới công cộng; 9 tháng mang thai là giai Ďoạn người mẹ chú ý bên ngoài, lo lắng về sự sinh nở và 5 tháng sau sinh người mẹ xác Ďịnh những ưu tiên và Ďạt Ďược sự thích ứng với vai trò làm mẹ [dẫn theo 118, tr84].

Wright và cs (2000) cho rằng sự thích ứng làm mẹ thường Ďạt Ďược trong khoảng thời gian từ 9 tháng - 1 năm sau sinh. Thời Ďiểm từ 3-9 tháng sau sinh Ďược xem là ―thời kì dữ dội‖ của quá trình Ďảm nhận vai trò làm mẹ. Pickens (1982) và Millward (2006) thì khẳng Ďịnh thời Ďiểm Ďạt Ďược sự thích ứng làm mẹ phải từ sau 2 tháng trở lên. Trong Ďó, Picken mô tả quá trình này bằng một loạt các hoạt Ďộng của người mẹ: rà soát, dự kiến, lên kế hoạch, tính toán chi phí, lượng hóa và Ďánh giá [dẫn theo 118, tr85].

Tóm lại, ở cách tiếp cận này cho thấy thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh không phải là một hiện tượng tâm lí có ngay sau khi người phụ nữ sinh con mà cần có một quá trình Ďể Ďạt Ďược. Quá trình thích ứng với vai trò làm mẹ diễn ra theo các giai Ďoạn khác nhau, mỗi giai Ďoạn có một nhiệm vụ cũng như thành tựu riêng. Mặc dù các tác giả không thống nhất về mặt thời gian cho quá trình thích ứng với vai trò làm mẹ nhưng nhìn chung, người phụ nữ Ďạt Ďược vai trò làm mẹ sau ít nhất vài tháng.

Một phần của tài liệu Sự thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau khi sinh con (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(234 trang)