Cách tiếp cận về thích ứng

Một phần của tài liệu Sự thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau khi sinh con (Trang 55 - 59)

Chương 2. LÍ LUẬN VỀ SỰ THÍCH ỨNG VỚI VAI TRÒ LÀM MẸ CỦA PHỤ NỮ SAU SINH

2.3. Thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh

2.3.1. Cách tiếp cận về thích ứng

Các nhà tâm lí học quan tâm Ďến thích ứng ở nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, trong Ďó nổi bật là các lĩnh vực: thích ứng học tập, thích ứng nghề nghiệp, thích ứng văn hóa (vấn Ďề di cư, nhập cư,...), thích ứng trong lĩnh vực sức khỏe (với bệnh tật, với tuổi tác, với stress...), thích ứng với sự biến Ďổi của khí hậu,... Do vậy, các lí thuyết về thích ứng cũng rất phong phú và Ďa dạng.

Khi tìm hiểu các Ďịnh nghĩa thích ứng trong tâm lí học, chúng tôi nhận thấy có hai xu hướng khác nhau. Xu hướng thứ nhất, chủ yếu trong các công trình nghiên

cứu ở Việt Nam, nhấn mạnh Ďến quá trình biến Ďổi tâm lí của cá nhân Ďể phù hợp với yêu cầu của môi trường. Trong khi Ďó, ở xu hướng thứ hai, chủ yếu trong các tài liệu của nước ngoài, các tác giả nhấn mạnh Ďến yếu tố cân bằng nội tâm của chủ thể như là kết quả quá trình thích ứng.

2.3.1.1. Quan điểm về thích ứng nhấn mạnh đến quá trình biến đổi tâm lí cá nhân nhằm phù hợp với yêu cầu của môi trường

Ở xu hướng tiếp cận nhấn mạnh Ďến sự thay Ďổi của cá nhân Ďể Ďáp ứng với yêu cầu của môi trường, Piaget (1936) cho rằng sự thích ứng thể hiện ở thành tựu về sự phát triển nhận thức của con người, thích ứng là một chức năng của trí tuệ. Chức năng thích ứng của cá nhân liên quan Ďến sự tương tác giữa cơ thể và môi trường.

Đó là một quá trình với hai cơ chế bổ sung cho nhau: (i) Đồng hóa là quá trình khớp thực tế với tổ chức nhận thức hiện tại. Mỗi người áp dụng cái mình biết Ďể hiểu Ďặc tính hiện tại của sự vật, cũng như mối quan hệ giữa Ďặc tính và sự vật; (ii) Điều ứng liên quan Ďến nhu cầu khớp với thực tế. Theo một nghĩa nào Ďó, Ďiều ứng xảy ra bởi vì cấu trúc hiện tại Ďã bị thất bại trong lí giải sự vật một cách thỏa Ďáng. Kết quả tổ chức lại dẫn tới một sự Ďồng hóa khác thỏa Ďáng hơn [dẫn theo 1].

Quan Ďiểm nhấn mạnh Ďến quá trình biến Ďổi tâm lí cá nhân Ďể phù hợp với yêu cầu của môi trường còn Ďược thể hiện trong các Ďịnh nghĩa của từ Ďiển và các công trình nghiên cứu về thích ứng ở Việt Nam trong thời gian qua.

Trong từ Ďiển tâm lí học Nguyễn Khắc Viện (2001) chủ biên, tác giả cũng dùng thuật ngữ Ďồng hóa và Ďiều ứng của lí thuyết của Piaget Ďể giải thích cho quá trình thích ứng. Tác giả cho rằng: thích ứng đạt được qua lần mò sửa sai hoặc qua một sự phát hiện đột xuất sau một thời gian tích l y kinh nghiệm. [27, tr366-367]

Từ Ďiển tâm lí học do Vũ Dũng (2008) (chủ biên) Ďịnh nghĩa: Thích ứng là phản ứng của cơ thể với những thay đổi của môi trường [4, tr540]. Trong Ďó, thích ứng tâm lí Ďược hiểu là những thay Ďổi hành vi (những hành vi bản năng) hoặc phát triển năng lực hành Ďộng của cá nhân Ďể Ďáp lại sự thay Ďổi của môi trường.

Có thể nhận thấy rằng các Ďịnh nghĩa từ các từ Ďiển trên Ďều nhấn mạnh Ďến tính thay Ďổi quá trình thích ứng. Quan niệm này Ďược sử dụng trong nhiều công trình nghiên cứu Ďa dạng về thích ứng như: Phan Quốc Lâm (2000), Nguyễn Chí Tăng

(2011), Đỗ Thị Thanh Mai (2008), Nguyễn Văn Hồng (2012), Dương Thị Nga (2012), Vũ Dũng (2012), Mã Ngọc Thể (2016), Vũ Kiều Trang (2016). Các tác giả cho rằng: thích ứng là quá trình con người tích cực, chủ động thay đổi trong nhận thức, thái độ, hành vi nhằm đáp lại một cách phù hợp với những đòi hỏi của môi trường [10], [3], 20], [14], [12]...

Thông thường, sự thích ứng theo cách tiếp cận này thường Ďược Ďánh giá bằng sự thay Ďổi ở ba khía cạnh nhận thức, thái Ďộ và hành vi trong hoạt Ďộng của chủ thể trước tình huống mới.

Chúng tôi cho rằng, cách tiếp cận này phù hợp với sự thích ứng với một sự thay Ďổi từ môi trường như: Ďiều kiện học tập hoặc làm việc, nền văn hóa mới,... Thích ứng với vai trò làm mẹ vừa là sự thay Ďổi về hoàn cảnh nhưng ở Ďây những thay Ďổi từ môi trường này không Ďưa ra những yêu cầu rõ ràng, cụ thể và có tính chất

―chuẩn chung‖. cho tất cả các bà mẹ như yêu cầu Ďể trở thành một học sinh/sinh viên tốt mà nó Ďược Ďặt ra chủ yếu từ hình ảnh bà mẹ trong hình dung của mỗi phụ nữ sau sinh. Chính vì thế, luận án không chọn cách tiếp cận trên.

2.3.1.2. Quan điểm về thích ứng nhấn mạnh trạng thái tâm lí bên trong của chủ thể

Bên cạnh quan Ďiểm nhấn mạnh Ďến tính thay Ďổi của thích ứng, thì một số nhà tâm lí khác khi xem xét về quá trình thích ứng, họ nhấn mạnh trạng thái cân bằng và hài hòa tâm lí con người với hoàn cảnh.

Trong các lí luận của mình, tác giả Signund Freud- người sáng lập ra trường phái Phân tâm học cũng Ďã bàn Ďến khái niệm thích ứng. Freud (1915) sử dụng khái niệm ―cân bằng‖ Ďể nói Ďến sự thích ứng tâm lí. Theo ông, có nhiều nguyên nhân phá vỡ sự cân bằng của cơ thể với môi trường. Chẳng hạn sự hẫng hụt cơ thể (liên quan Ďến sự biến Ďối của hệ thần kinh, phát triển vận Ďộng hay nội tiết,…); sự hẫng hụt bên ngoài (do không Ďược phép biểu lộ ngay nhu cầu của mình); xung Ďột nội tâm từ Ďấu tranh giữa các xung năng và các lực dồn nén; sự không thích nghi (những kiến thức, kinh nghiệm mà chủ thể còn thiếu) và cuối cùng là do sự lo hãi khi chúng ta dự Ďoán về một sự Ďau khổ cơ thể hoặc tâm lí [dẫn theo 19, tr134-135].

Khi con người rơi vào tình trạng ―mất cân bằng‖ do những nguyên nhân ở trên thì

―các cơ chế phòng vệ‖ vào cuộc. Chúng kiểm soát và do Ďó làm giảm lo hãi bằng việc làm méo mó thực tế theo một cách nào Ďó.

Như vậy, từ quan Ďiểm của của Freud ta có thể thấy ở thời kì sau sinh sự cân bằng tâm lí của các bà mẹ bị phá vỡ bởi sự thay Ďổi hooc môn, do sự hụt hẫng về tình cảm khi chưa nhận Ďược sự thấu hiểu của những người xung quanh, do họ thiếu kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình nuôi con,... Hoàn cảnh này khiến họ buộc phải có phản ứng thích ứng Ďể tái lập lại trạng thái cân bằng.

Tiếp cận ở góc Ďộ sức khỏe tâm thần, tác giả Abe Arkoff (1968) cho rằng sự thích ứng nói chung của con người bao gồm các chỉ số: hạnh phúc, sự hài hòa, lòng tự trọng, sự phát triển cá nhân, sự hội nhập cá nhân, khả năng tiếp xúc với môi trường, hiệu quả hoạt động, sự độc lập với môi trường [dẫn theo 20]. Đây cũng là lí do khiến một số tác giả Ďi tìm hiểu cảm nhận hạnh phúc (well being) Ďể Ďánh giá về trạng thái thích ứng của phụ nữ sau sinh.

Tác giả R.S. Lazarus (1969) với tác phẩm Các mô hình thích ứng và tính hiệu quả Ďã Ďịnh nghĩa: Thích ứng là một thành tựu, bao gồm cả nghĩa xấu và tốt. Sự phù hợp của thích ứng được đánh giá qua bốn tiêu chí: sự thoải mái về tâm lí, hiệu quả công việc, dấu hiệu cơ thể (lo âu hoặc không) và sự chấp nhận xã hội [dẫn theo 15, tr 49].

Nhà tâm lí học Tremblay (2001) cho rằng, sự thích ứng của con người bao gồm cả thích ứng bên trong và thích ứng bên ngoài. Sự thích ứng bên trong chính là sự thoải mái, dễ chịu khi con người tự do bộc lộ bản thân mình; còn sự thích ứng bên ngoài là khi các cá nhân đáp ứng được các yêu cầu, chuẩn mực xã hội, hòa nhập được với mọi người xung quanh và với môi trường xã hội. Bản chất của sự thích ứng là sự cân bằng giữa trạng thái dễ chịu bên trong và dễ chịu bên ngoài, trong các mối quan hệ giữa cá nhân và môi trường sống của họ [dẫn theo 5, tr12].

Trong lí thuyết thích ứng nhận thức, Selly E. Taylor (1983) cho rằng: Thích ứng là một quá trình gồm: tìm hiểu vấn đề, nỗ lực tái làm chủ vấn đề và cuộc sống nói chung, đồng thời khôi phục lòng tự tin [125, tr1].

Lí thuyết về thích ứng của Schultz (2009) Ďược dựa trên các quan niệm cho rằng: Sự hoàn thiện là một quá trình lâu dài của việc thích ứng với các yêu cầu cần thực hiện; Yêu cầu cần thực hiện xuất hiện một cách tự nhiên như là một phần của sự tương tác giữa con người và môi trường; Khi yêu cầu vượt quá khả năng thích ứng của con người thì rối loạn chức năng xảy ra; Mức Ďộ rối loạn chức năng càng gia tăng thì càng làm tăng yêu cầu thay Ďổi trong quá trình thích nghi; Khả năng thích ứng có thể bị ảnh hưởng bởi sự ốm yếu, khiếm khuyết và stress. Sự thích ứng thành công Ďược Ďánh dấu bằng sự làm chủ hoàn toàn [119].

Như vậy, ở quan Ďiểm nhấn mạnh Ďến trạng thái cân bằng tinh thần các chỉ báo Ďược Ďề cập Ďến khi xem xét quá trình thích ứng bao hàm cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực. Ở khía cạnh tích cực - thích ứng thành công có nghĩa con người Ďạt Ďược trạng thái tự tin, tự chủ, kiểm soát Ďược tình huống, cảm thấy dễ chịu, hài hòa, hạnh phúc… Ngược lại, khi thích ứng không thành công thì con người rơi vào trạng thái lo âu, Ďau khổ, stress,...

Sau quá trình nghiên cứu về khái niệm thích ứng (như Ďã trình bày ở trên Ďây) cùng với việc tổng quan xu hướng nghiên cứu về thích ứng làm mẹ của PNSS, chúng tôi chọn cách tiếp cận nhấn mạnh Ďến kết quả thích ứng hay chỉ báo của quá trình thích ứng với vai trò làm mẹ.

Từ cách tiếp cận này, chúng tôi quan niệm: Thích ứng là trạng thái cân bằng tâm lí mà ở đó chủ thể đạt được sự hài lòng (hay những cảm xúc tích cực), sự tự tin vào bản thân và có các hành vi đáp ứng được với yêu cầu thay đổi của hoàn cảnh mới.

Một phần của tài liệu Sự thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau khi sinh con (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(234 trang)