Hướng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh

Một phần của tài liệu Sự thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau khi sinh con (Trang 30 - 39)

Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ THÍCH ỨNG VỚI VAI TRÒ LÀM MẸ CỦA PHỤ NỮ SAU SINH

1.1. Các nghiên cứu về thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh trên thế giới

1.1.4. Hướng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh

Ở ba hướng tiếp cận trên, các tác giả thường xem xét các yếu tố ảnh hưởng (cả tích cực và tiêu cực) Ďối với sự thích ứng với vai trò làm mẹ. Ngoài ra, cũng có một số công trình chỉ tập trung nghiên cứu về mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng tới sự thích ứng của phụ nữ sau sinh. Nhìn chung, có thể khái quát các yếu tố ảnh hưởng tới sự thích ứng thành các nhóm như: Ďặc Ďiểm của trẻ, các Ďặc Ďiểm tâm lí cá nhân của phụ nữ sau sinh; các Ďặc Ďiểm về nhân khẩu - xã hội và sự hỗ trợ xã hội Ďối với phụ nữ sau sinh trong quá trình làm mẹ.

1.1.4.1. Sức khỏe và tính khí của trẻ

Các nghiên cứu chỉ ra rằng sự trưởng thành trẻ sơ sinh, phát triển, sức khỏe và trẻ sơ sinh là một yếu tố liên quan Ďến trải nghiệm làm mẹ của phụ nữ sau sinh.

Pelchat & cs (2004) tìm thấy sự khác biệt Ďáng kể trong kinh nghiệm nuôi dạy con cái giữa cha mẹ có trẻ sơ sinh bị hở hàm ếch hoặc hội chứng Down so với các cha mẹ có con có sức khỏe bình thường [dẫn theo 118].

Flagler (1998), Takka (2003), Teti (1991) nhận thấy hành vi của trẻ ảnh hưởng Ďến việc người mẹ thiết lập mối quan hệ tương tác mẹ - con. Một Ďứa trẻ Ďược miêu tả là dễ nuôi thể hiện có nếp ăn, ngủ, sự thoải mái và thích ứng với tình huống mới thúc Ďẩy sự hài lòng của người mẹ. Những Ďứa trẻ khó nuôi (thể hiện ở: tâm trạng hay thay Ďổi, khó dự Ďoán, không có nếp ăn, ngủ và khó có cảm giác thoải mái).

Các tác giả báo cáo mối tương quan có ý nghĩa giữa Ďiểm số năng lực làm mẹ thấp, Ďiểm số lo âu cao ở những bà mẹ có con Ďược coi là ―khó nuôi‖ [dẫn theo 118].

Trong nghiên cứu của Brenda (1982) thì không có sự khác biệt giữa nhóm phụ nữ sinh con Ďủ tháng so với nhóm phụ nữ sinh con thiếu tháng tại 6 tuần sau sinh về khía cạnh Ďáp ứng khi sinh nở và năng lực làm mẹ [dẫn theo 33].

1.1.4.2. Các yếu tố nhân khẩu ảnh hưởng tới sự thích ứng với vai trò làm mẹ Những biến nhân khẩu tác Ďộng Ďến sự thích ứng với vai trò làm mẹ thường Ďược Ďề cập Ďến là: tuổi, trình Ďộ học vấn, thu nhập… Kết quả tổng quan tài liệu cho thấy, các kết luận không có sự thống nhất giữa các nghiên cứu của các tác giả trên thế giới về sự ảnh hưởng của các biến nhân khẩu Ďến sự thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh.

Loo K. K. & cs (2018) xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố nhân khẩu - xã hội và tính khí của trẻ với sự tự tin của phụ nữ sau sinh. Kết quả cho thấy trình Ďộ học vấn, tuổi tác, thu nhập, sự hài lòng với Ďiều kiện gia Ďình và giới tính của trẻ không liên quan với sự thích ứng của người mẹ [90]. Nhưng theo nghiên cứu của Grossman và cs (1980) thì trong vòng 2 tháng sau sinh, phụ nữ có thu nhập cao hơn thì ít lo lắng hơn so với phụ nữ có thu nhập và trình Ďộ học vấn thấp hơn. Phát hiện này cũng tương Ďồng với kết quả nghiên cứu của Robinson và cs (1989) khi cho rằng những gia Ďình có thu nhập cao hơn thì ít có trải nghiệm khủng hoảng hơn các gia Ďình có thu nhập thấp hơn. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Hobbs và Wimbish (1977), thu nhập gia Ďình không liên quan Ďến thích ứng với vai trò làm mẹ. Thậm chí, LeMasters (1957) báo cáo rằng những phụ nữ sau sinh có ngành nghề Ďòi hỏi tính chuyên nghiệp cao lại bị khủng hoảng nghiêm trọng hơn.

Việc sinh con lần Ďầu hay con thứ là một biến quan trọng trong nhóm yếu tố nhân khẩu, nó có mối quan tương quan với sự hỗ trợ xã hội, năng lực làm mẹ và sự

thích ứng với việc sinh nở. Về khía cạnh lâm sàng, những phụ nữ sinh con lần Ďầu căng thẳng hơn phụ nữ sinh con thứ. Tuy nhiên, giả Ďịnh này không Ďược tất cả các nghiên cứu ủng hộ. Walker & cs (1986) nhận thấy rằng phụ nữ Ďẻ con so kém tự tin hơn trong việc chăm sóc trẻ so với phụ nữ sinh con thứ tại 4-6 tháng sau sinh.

Nhưng theo Grossman và cs (1980), phụ nữ sinh con lần Ďầu chăm con chu Ďáo hơn phụ nữ sinh con thứ. Theo Mercer & Ferkedch (1995), tại thời Ďiểm 12 tháng sau sinh, năng lực làm mẹ không có liên quan Ďến việc sinh con Ďầu hay con thứ [dẫn theo 105]. Stewart (1990) nói rằng giai Ďoạn này có thể cũng phức tạp như giai Ďoạn ra Ďời của Ďứa trẻ Ďầu lòng, hoặc thậm chí nhiều hơn, bởi vì nó không chỉ Ďòi hỏi việc tổ chức lại mối quan hệ hôn nhân mà cả việc làm mẹ hiện tại [122]. Theo Goldberg và Michaels (1988) cho rằng việc chuyển Ďổi thứ hai này, tuy ít kịch tính nhưng lại phức tạp hơn. Condon & Esuvaranathan (1990) phát hiện ra phụ nữ sinh con thứ có mức Ďộ căng thẳng cao hơn ở giai Ďoạn sau sinh. Righetti-Veltema& cs (1998) Ďánh giá trầm cảm tại 3 tháng sau khi sinh cho thấy phụ nữ sinh con thứ có nguy cơ về sức khỏe tâm thần cao hơn. Tương tự, Vliegen & cs (2006) Ďã xác minh, trong năm Ďầu tiên, những bà mẹ nhiều con báo cáo mức Ďộ trầm cảm cao hơn so với các bà mẹ có một con [dẫn theo 65, tr3]. Theo Zadinsky (1992), các tác nhân stress gia Ďình và cuộc sống dự báo sự thích ứng của phụ nữ sinh con thứ, tuy nhiên, Ďối với phụ nữ sinh con so thì các yếu tố này không có khả năng dự báo. Mercer &

Ferkedch (1995) cho biết rằng phụ nữ sinh con thứ trải nghiệm chuyện sinh nở tích cực hơn phụ nữ sinh con so. Điều này thể hiện phổ biến ở thời gian Ďau Ďẻ của phụ nữ sinh con thứ thường ngắn hơn. Grace (1993) nhận thấy phụ nữ sinh con thứ cũng hài lòng hơn với VTLM so với những phụ nữ sinh con Ďầu ở tháng thứ 6 sau sinh [dẫn theo 97, tr49]. Shannon (2005) cũng phát hiện rằng phụ nữ Ďẻ con thứ tự tin hơn so với phụ nữ sinh con Ďầu lòng trong giai Ďoạn sau sinh mặc dù sự tự tin tăng lên theo thời gian ở nhóm phụ nữ sinh con Ďầu lòng và giảm theo thời gian Ďối với phụ nữ sinh con thứ. Kapp (1998) nghiên cứu 104 phụ nữ sau sinh 2 tuần thì thấy sự khác biệt về mức Ďộ tự tin và quản lí cảm xúc giữa nhóm phụ nữ sau sinh sinh con Ďầu và nhóm phụ nữ sau sinh nhưng sau hai tuần thì sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê [dẫn theo 116].

Về trình Ďộ học vấn, các tác giả nhận thấy trình Ďộ học vấn có tương quan thuận với mức Ďộ khủng hoảng sau khi sinh (LeMasters, 1957) và tương quan nghịch với tự Ďánh giá của cha mẹ cũng như khả năng chăm sóc (Pridham, Lytton, Chang, &

Rudedge, 1991). Trong khi Ďó, nghiên cứu của Curry (1983), Dyer (1963), Hobbs &

Wimbish (1977) thấy rằng giáo dục không liên quan Ďến kinh nghiệm sinh nở cũng như không liên quan Ďến sự thích ứng làm mẹ. Grossman & cs (1980) phát hiện mức Ďộ lo âu và trầm cảm thấp hơn ở những phụ nữ có trình Ďộ học vấn cao hơn.

Grace (1993) kết luận rằng người tốt nghiệp Ďại học dành nhiều thời gian tập trung vào trẻ sơ sinh của họ hơn so với PNSS không học Ďại học [dẫn theo 76, tr46].

Nghiên cứu của Chevalier A. & cs (2007) Ďã phát hiện vấn Ďề giáo dục có tương quan thuận với cân nặng của trẻ khi sinh ra [46]. Sự ảnh hưởng tích cực của trình Ďộ học vấn Ďến sự thích ứng làm mẹ thường Ďược Ďánh giá ở hoạt Ďộng nuôi dưỡng và sức khỏe của trẻ. Các tác giả cho rằng, PNSS có trình Ďộ học vấn cao sẽ có nhiều hiểu biết hơn về sự chăm sóc trẻ sơ sinh. Ngoài ra, theo Chen Y. và cs (2009) phụ nữ sau sinh có học vấn cao cũng thường là người có chỉ số sức khỏe cao hơn và Ďiều này gián tiếp ảnh hưởng Ďến sự thích ứng làm mẹ [44]

Về tác Ďộng của những khóa Ďào tạo ngắn hạn Ďối với sự thích ứng với vai trò làm mẹ, Howe C.J. (2002) nhận thấy những phụ nữ tham gia các lớp học về chăm sóc con cái thích việc nuôi dưỡng và dành thời gian cho con cái nhiều hơn so với những phụ nữ chưa từng tham gia lớp học nào [76, tr16].

Về Ďộ tuổi của người mẹ, nhiều nhà nghiên cứu (Dyer, 1963; Curry, 1983;

Fowles, 1994; Hobbs, 1965; Pridham & cs, 1991) báo cáo rằng, tuổi tác không tương quan Ďáng kể với sự thích ứng của PNSS. Ngược lại, nghiên cứu của Grossman (1980), Mercer (1986b) cho rằng tuổi tác mang lại lợi thế cho sự thích ứng của phụ nữ sau sinh - họ thấy rằng phụ nữ lớn tuổi dễ thích ứng hơn trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Russell (1974) cũng thấy rằng phụ nữ nhiều tuổi có sự hài lòng với việc làm mẹ hơn so với phụ nữ ít tuổi. Mặt khác, nghiên cứu của Heinig (2006) cho thấy những bà mẹ trẻ tuổi Ďánh giá tích cực hơn về khả năng ứng phó với cuộc sống mới so với nhóm những bà mẹ lớn tuổi [dẫn theo 40].

Mercer (1985a; 1985b, 1986b) xem xét sự khác biệt trong vai trò làm mẹ cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa ba nhóm tuổi: nhóm dưới 20 tuổi,

nhóm 20-29 tuổi và nhóm 30-42 tuổi. Các bà mẹ ở lứa tuổi vị thành niên có ít nguồn lực tâm lí - xã hội Ďể thực hiện vai trò người mẹ nhưng họ lại có sự hài lòng lớn hơn trong vai trò làm mẹ ở tháng thứ 8 so với nhóm 20-29 tuổi và phụ nữ trong nhóm tuổi 30-42. Trong nhóm tuổi 30-42, những phụ nữ càng lớn tuổi thì họ càng có sự hài lòng cao hơn) [dẫn theo 97].

Về Ďịa bàn sinh sống, Gronowitz C. (2009) thấy rằng giữa hai nhóm phụ nữ sau sinh ở nông thôn và thành thị ở Thái Lan có sự khác biệt không Ďáng kể về mức Ďộ stress và tình trạng sức khỏe [70, tr1]. Theo các nghiên cứu của y tế thì phụ nữ sau sinh ở thành thị có kiến thức nuôi dưỡng trẻ sơ sinh, khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em cao hơn phụ nữ sau sinh nông thôn dù sự chênh lệch không nhiều (Unicef, 2008 2014) [128].

Về cấu trúc gia Ďình, các bà mẹ Ďơn thân báo cáo mức Ďộ căng thẳng với vai trò làm mẹ cao hơn so với phụ nữ sau sinh có chồng. Tuy nhiên, không có sự khác biệt giữa về sự căng thẳng giữa phụ nữ sau sinh có trải nghiệm gia Ďình bất ổn và những người có gia Ďình ổn Ďịnh [105]. Copeland & Harbaugh (2004) nhận thấy rằng không có ý nghĩa thống kê sự khác biệt Ďáng kể giữa người mẹ kết hôn và người mẹ Ďộc thân. Tuy nhiên, tổng Ďiểm số tổng thể về năng lực người mẹ Ďơn thân thấp hơn các phụ nữ sau sinh có chồng [dẫn theo 116].

Như vậy, các kết luận về sự ảnh hưởng của biến nhân khẩu Ďến thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh theo nhiều chiều phức tạp chứ không chỉ Ďơn giản, một chiều. Các yếu tố nhân khẩu Ďược các tác giả quan tâm nhiều nhất là: lần sinh con, học vấn/giáo dục, Ďộ tuổi, Ďịa bàn sinh sống và cấu trúc gia Ďình.

1.1.4.3. Các yếu tố tâm lí - xã hội ảnh hưởng tới sự thích ứng với vai trò làm mẹ Có nhiều yếu tố tâm lí - xã hội bao gồm Ďặc Ďiểm tâm lí của người mẹ cũng như sự hỗ trợ từ các mối quan hệ xung quanh của người mẹ Ďược xem là các yếu tố có ảnh hưởng Ďến việc thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh.

Lòng tự trọng

Lòng tự trọng là một phần quan trọng trong tự nhận thức- Ďó là sự tự Ďánh giá về bản thân: tốt, xấu hay trung bình của PNSS [38, tr1]. Trong thực tế có hai cách xem xét về lòng tự trọng của phụ nữ sau sinh: một là xem xét lòng tự trọng nói

chung, hai là lòng tự trọng liên quan Ďến việc làm mẹ. Lòng tự trọng nói chung liên quan Ďến việc kết nối và hấp dẫn hơn trong mối quan hệ với người khác, tăng cường mức Ďộ hạnh phúc và sự hài lòng, Ďồng thời khiến cho cá nhân người Ďó mạnh mẽ hơn trong việc từ chối những hành vi nguy cơ và kháng cự lại bạo lực, bắt nạt…

[38, tr2]. Lòng tự trọng liên quan Ďến việc làm mẹ Ďược xem xét tương tự như sự tự tin về năng lực chăm sóc con và việc trở thành người mẹ [96].

Các nghiên cứu Ďều chỉ ra rằng lòng tự trọng là một yếu tố tâm lí ảnh hưởng Ďến sự thích ứng với vai trò làm mẹ của PNSS. Tarkka (2003), Mercer & cs (1994, 1995) thấy rằng lòng tự trọng có ảnh hưởng tích cực Ďến sự thích ứng làm mẹ [dẫn theo 82, tr63]. Một số tác giả Crawford (1984), Cronenwett (1985a, 1985b), Tinsley

& Parke (1984) cho rằng những phụ nữ sau sinh có lòng tự trọng thấp thường trải nghiệm sự xung Ďột vai trò và cảm giác mâu thuẫn trong việc thực hiện hành vi chăm sóc con [dẫn theo 114, tr4].

Tâm lí sẵn sàng trước sinh

Shereshefsky & Yarrow (1973) phát hiện ra rằng sự tự chấp nhận trước khi sinh (tâm lí sẵn sàng có con) có tương quan thuận với sự chấp nhận vai trò Ďáp ứng của người mẹ Ďối với con [dẫn theo 111, tr215] .

Paris Bolton & Spielman (2011) phát hiện ra rằng phụ nữ trải qua trầm cảm thì ít dành thời gian cho trẻ, cảm thấy tội lỗi và không hoàn thành vai trò làm mẹ, có mức Ďộ tự tin thấp và bị hạn chế khả năng hiểu về tín hiệu của trẻ trong quá trình giao tiếp. Takka (2003) cho biết tâm trạng người mẹ là yếu tố dự báo quan trọng nhất của năng lực làm mẹ trong một nghiên cứu ở PNSS 8 tháng sau sinh. Trong nghiên cứu của Ngai & Chan (2010) trầm cảm trước sinh cũng là một yếu tố dự báo và có tương quan với năng lực làm mẹ [dẫn theo 33].

Đặc điểm dân tộc

Biến dân tộc và văn hóa có thể ảnh hưởng Ďến sự xuất hiện của các sự kiện và hoạt Ďộng trong cuộc sống của một người. Chẳng hạn như cách thức mà họ giải thích các sự kiện và Ďương Ďầu với nó; khả năng họ tiếp cận Ďược với các nguồn lực xã hội và cá nhân; cũng như Ďịnh hướng và yêu cầu môi trường Ďặt ra (Revenson, 1990;

Szapocznik & Kurtines năm 1993; Taylor & cs, 1997). Ví dụ, nền văn hóa Latin Ďã

coi việc sinh con thiên về phía thuyết Ďịnh mệnh và niềm tin rằng thế giới "Ďược Ďiều khiển bởi lực lượng tự nhiên và siêu nhiên bên ngoài "(Arce &Torres- Matrullo, 1982). Vì vậy, phụ nữ sau sinh gốc Tây Ban Nha sẽ có sự lạc quan và làm chủ thấp hơn. (Mirowsky & Ross, 1984). Trong một nghiên cứu của Williams (1990), tại Hoa Kỳ, nhóm dân tộc thiểu số nhìn nhận việc mang thai và sinh con thông qua các giá trị và chuẩn mực văn hóa, Ďiều này gây ảnh hưởng tới tình trạng kinh tế xã hội Ďặc biệt là thu nhập và giáo dục [dẫn theo 113, tr2]. Trong nghiên cứu của Cleopatra và cs (2010) những phụ nữ gốc Phi có trình Ďộ kinh tế - xã hội thấp hơn nên cũng có những tác Ďộng tiêu cực và mức Ďộ căng thẳng cao hơn [dẫn theo 30, tr1].

Cho con bú sữa mẹ hay sữa công thức

Việc nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa công thức (bú bình) là câu hỏi Ďặt ra với mỗi người mẹ mới. Theo Bloom (1981) và Gulick (1982), chất lượng chăm sóc Ďược nâng cao bằng việc cho con bú sữa mẹ, sự nhạy cảm với nhu cầu của con của các bà mẹ Ďược tăng lên thông qua việc cho bú thường xuyên và trực tiếp. Mercer và Stainton (1984) báo cáo rằng phụ nữ sau sinh cho con bú mẹ tự tin về năng lực làm mẹ hơn phụ nữ sau sinh cho con bú bình. Dickman (1979) báo cáo rằng phụ nữ sau sinh cho con bú có sức khỏe tinh thần cao hơn và giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác báo cáo rằng một số phụ nữ sau sinh cho con bú bình thì cảm thấy tiện lợi hơn, do vậy sẽ làm tăng sự hài lòng với việc làm mẹ của họ (Kearley, 1988) [dẫn theo 89].

Sự hỗ trợ xã hội

Hầu hết các tài liệu Ďều thống nhất rằng các bà mẹ nhận Ďược hỗ trợ xã hội cao hơn thì căng thẳng ít hơn sau khi sinh, ít bị trầm cảm và thích ứng tốt hơn trong việc làm mẹ (Albright, 1993; Bost & cs, 2002; Hung, Tompkins & Dienemann, 2005;

Luo, 2006). Mạng lưới hỗ trợ xã hội có thể giúp tạo ra những mong Ďợi lành mạnh hơn và thực tế hơn, hướng dẫn tốt hơn cho các bà mẹ. Một nguồn lực hỗ trợ hay thay thế người mẹ (khi cần) thực hiện vai trò chăm sóc trẻ hoặc chăm sóc bản thân người mẹ. Trong mạng lưới hỗ trợ xã hội thì sự hỗ trợ của người chồng Ďược coi là sự hỗ trợ tốt hơn cả sự thích ứng làm mẹ của phụ nữ sau sinh (Cox & cs, 1989;

Goldstein & cs, 1996). Tình bạn cũng là một nguồn hỗ trợ quan trọng trong khoảng

Một phần của tài liệu Sự thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau khi sinh con (Trang 30 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(234 trang)