Chương 2. LÍ LUẬN VỀ SỰ THÍCH ỨNG VỚI VAI TRÒ LÀM MẸ CỦA PHỤ NỮ SAU SINH
2.3. Thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh
2.3.3. Khái niệm thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh
Từ quá trình nghiên cứu lí luận ở trên, chúng ta hiểu: Thích ứng với vai trò làm mẹ là việc phụ nữ sau sinh đạt được trạng thái cân bằng tâm lí với các biểu hiện là hài lòng với vai trò làm mẹ, tự tin trong vai trò làm mẹ và có các hành vi đáp ứng được yêu cầu của vai trò làm mẹ.
Như vậy, thích ứng với vai trò làm mẹ có ba biểu hiện/ba thành tố: sự hài lòng với vai trò làm mẹ, sự tự tin trong vai trò làm mẹ và có hành vi Ďáp ứng Ďáp ứng vai trò làm mẹ. Mức Ďộ của sự thích ứng Ďược Ďánh giá bằng mức Ďộ sự xuất hiện của các biểu hiện này từ "hoàn toàn không có‖ Ďến "có rất nhiều‖.
2.3.3.1. Sự hài lòng đối với vai trò làm mẹ
Theo từ Ďiển Oxford (2010), sự hài lòng Ďược Ďịnh nghĩa là "sự thỏa mãn trọn vẹn với một hành Ďộng hoặc Ďạt Ďược một mong muốn‖ hoặc là "trạng thái hài lòng, thỏa mãn của nội tâm". Sự hài lòng của người mẹ (maternal satisfaction) Ďược Ďịnh nghĩa là cảm giác vui và sự thỏa mãn khi đạt được vai trò làm mẹ. Theo Pridham &
Chang (1989), sự hài lòng với vai trò làm mẹ bao gồm sự hài lòng từ việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc trẻ sơ sinh, sự học hỏi Ďể hiểu trẻ sơ sinh và kỳ vọng của bản thân trong vai trò làm mẹ Ďược Ďáp ứng [dẫn theo 118, tr14].
Theo tác giả Stevens N. (2011), các nghiên cứu không có sự thống nhất về khái niệm hài lòng với vai trò làm mẹ. Một số nghiên cứu Ďã không phân biệt giữa "sự hài lòng" và ―trải nghiệm tích cực‖. Phương pháp Ďể xác Ďịnh sự hài lòng cũng hàm ý là một trải nghiệm tích cực và ngược lại. Hơn nữa, những nghiên cứu cũng không có sự rõ ràng rằng các biến là phản ứng cảm xúc Ďối với sự sinh nở hay là sự Ďánh giá về sự kiện này hoặc cả hai. Cũng theo Stevens N., có bốn yếu tố tâm lí xã hội thể hiện sự hài lòng với việc làm mẹ: sự tương Ďồng giữa mong muốn và mức Ďộ kiểm soát cuộc sống, sự tương Ďồng giữa mong Ďợi của người mẹ Ďối với quá trình sinh nở, Ďối với sự hỗ trợ xã hội trong quá trình chuyển dạ và sau sinh và chất lượng mối quan hệ giữa các chuyên gia và phụ nữ sau sinh [121].
Theo Rubin, thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh là ―cảm giác thoải mái‖ - trạng thái cân bằng tâm lí của người phụ nữ với việc làm mẹ của mình.
Ngược lại với cân bằng là trạng thái căng thẳng, thậm chí là khủng hoảng sau sinh.
Khi Ďó, phụ nữ sau sinh xuất hiện một loạt cảm xúc tiêu cực như: cảm xúc buồn, muốn khóc, lo âu, bất ổn, kém tập trung, hối hận, sợ hãi... [dẫn theo 57, tr10]. Ngoài ra, khi người mẹ xây dựng Ďược bản sắc làm mẹ của mình là khi Ďó họ nhận thấy những giá trị của bản thân mình với việc trở thành người mẹ. Hay nói cách khác thông qua việc làm mẹ, phụ nữ phát triển nội tâm của mình.
Tóm lại, sự hài lòng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh có thể hiểu Ďó là trạng thái: xuất hiện những cảm xúc tích cực Ďối với việc làm mẹ (như: vui, hạnh phúc, dễ chịu,...), không có những cảm xúc tiêu cực (như: hối hận với việc sinh con, cảm thấy có lỗi với con, cảm thấy sợ hãi với việc chăm con,...), cảm nhận Ďược sự phát triển bản thân trong vai trò người mẹ (cảm thấy mạnh mẽ hơn, cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, cảm thấy yêu Ďời hơn,...)
2.3.3.2. Sự tự tin trong vai trò làm mẹ
Trong các nghiên cứu về thích ứng với vai trò làm mẹ khái niệm sự tự tin làm mẹ (maternal confidence) và cảm nhận về năng lực làm mẹ (Perceived Maternal Role Competence) phản ánh nội dung tương Ďương nhau. Sự tự tin làm mẹ là việc nhận thức về khả năng của mình trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh, nhận ra và đáp ứng các nhu cầu của trẻ sơ sinh (Gross & cs, 1989;. Mercer 1995; Zahr, 1993). Sự tự tin phản ánh của năng lực làm mẹ ngược lại, năng lực làm mẹ phản ánh niềm tin của một người mẹ trong khả năng của mình Ďể thực hiện nhiệm vụ làm mẹ một cách hiệu quả (Bandura, 1997; Ohan, Leung, & Johnston, 2000). Bandura (1997) cho rằng những người phụ nữ cảm thấy có năng lực làm mẹ hơn sẽ bền bỉ trong việc thực hiện các yêu cầu Ďòi hỏi của việc làm mẹ, tránh tự Ďổ lỗi, và Ďạt Ďược một cảm giác thành công và sự hài lòng với vai trò làm mẹ [dẫn theo 116, tr28].
Năng lực làm mẹ thể hiện ở rất nhiều khía cạnh trong hành trình làm mẹ như việc việc chăm sóc, bảo vệ, dạy bảo trẻ,... Trong nghiên cứu này, chúng tôi Ďưa ra có bốn lĩnh vực chính trong năng lực làm mẹ và Ďánh giá sự tự tin của người mẹ trên bốn lĩnh vực này như sau:
- Tự tin trong việc chăm sóc con hàng ngày như: tắm cho con, cho con ăn, bế con và vệ sinh cho con.
- Tự tin trong việc hiểu con, Ďọc Ďược tín hiệu và các nhu cầu của khi con no, con buồn ngủ, con mệt, con giận dữ, con muốn mẹ chơi cùng.
- Tự tin trong việc Ďáp ứng phù hợp với nhu cầu của con như làm dịu cơn căng thẳng của con, xử trí phù hợp khi con ốm, khi con khóc, giúp con ăn ngủ tốt.
- Tự tin về các phẩm chất của bản thân trong tư cách là một người mẹ: tự tin ra quyết Ďịnh, tự tin về việc Ďảm nhận vai trò làm mẹ của mình, tự tin về năng lực và phẩm chất làm mẹ của mình.
2.3.3.3. Hành vi đáp ứng vai trò làm mẹ
Các tác giả nghiên cứu cho rằng việc tạo ra mối quan hệ gắn bó mẹ - con là một thành tố quan trọng trong vai trò làm mẹ. Việc Ďánh giá Ďược mối quan hệ gắn bó cần nghiên cứu trên trẻ và sự tương tác mẹ - con bằng các phương pháp khách quan như quan sát lâm sàng. Tuy nhiên, trong giới hạn của nghiên cứu này, tác giả chỉ xem xét việc thiết lập mối quan hệ gắn bó này dựa trên các hành vi Ďáp ứng (responsibilitive behaviors) từ phía người mẹ.
Theo Ainsworth (1970), chất lượng gắn bó của trẻ với mẹ phụ thuộc vào sự chú ý mà trẻ nhận Ďược. Mẹ của trẻ gắn bó an toàn thường có các Ďặc Ďiểm như: Nhạy cảm (Ďáp ứng ngay lập tức và chính xác tín hiệu của trẻ), thái Ďộ dương tính (thể hiện tình cảm dương tính và sự yêu quý Ďối với trẻ), Ďồng bộ (tạo ra những tương tác êm ả có Ďi có lại với trẻ), Ďáp ứng qua lại (tạo nên sự tương tác mẹ - con trong cùng một việc), ủng hộ (tạo sự ủng hộ về tình cảm Ďối với các hoạt Ďộng của trẻ), kích thích (thường xuyên hướng những hành Ďộng của mình về phía trẻ). Ngược lại, với những trẻ có mối quan hệ gắn bó không an toàn dạng chống Ďối thường có những bà mẹ không nhất quán trong việc chăm sóc con, họ Ďối xử với con theo tâm trạng và phần lớn không Ďáp ứng nhu cầu của con. Với những trẻ có quan hệ gắn bó dạng lẩn tránh thường có các mà mẹ không kiên nhẫn với con và không Ďáp ứng các tín hiệu của con cũng như thể hiện tình cảm khó chịu, không thích thú khi ở bên con. Những bà mẹ của trẻ mất phương hướng và vô tổ chức thường Ďối xử với con không tốt hoặc không chú ý Ďến con [dẫn theo 2].
Tóm lại, hành vi Ďáp ứng của người mẹ có thể chia thành hai nhóm:
- Hành vi Ďáp ứng về mặt chức năng: chăm lo sinh hoạt cho con, chơi cùng con, nói chuyện với con, ở bên con, chú ý tới con.
- Hành vi Ďáp ứng về mặt tình cảm: nhìn và cười với con, ôm ấp vỗ về con, khuyến khích, dạy dỗ con.
Khi xem xét về hành vi Ďáp ứng vai trò làm mẹ mà người mẹ tạo ra cho trẻ thì cần quan tâm Ďến việc người mẹ có hiểu và Ďáp ứng kịp thời các tín hiệu của con không, người mẹ quan tâm và chú ý tới việc tương tác, chăm sóc với con như thế nào và thái Ďộ của người mẹ Ďối với trẻ ra sao. Trong giới hạn của phương pháp dùng bảng hỏi tự thuật, chúng tôi chỉ Ďánh giá hành vi Ďáp ứng ở biểu hiện là mức Ďộ xuất hiện từ „không có― Ďến „có rất nhiều―:
Thực tế, việc phân chia các thành tố/chỉ báo của sự thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh chỉ có tính chất tương Ďối, bởi các yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ lẫn nhau. Chẳng hạn như sự tự tin về năng lực làm mẹ và sự hài lòng là có liên quan chặt chẽ. Thật khó khăn Ďể có Ďược năng lực làm mẹ nếu người phụ nữ không hài lòng với vai trò này và sự hài lòng của người mẹ là không Ďạt Ďược nếu người phụ nữ cảm thấy không Ďủ năng lực làm chủ trong vai trò người mẹ. Bên cạnh Ďó, hành vi gắn bó mẹ - con cũng có thể Ďược thể hiện trong hành vi chăm sóc con, chơi với con, khả năng hiểu các tín hiệu và yêu cầu của con.