Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Một phần của tài liệu Sự thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau khi sinh con (Trang 78 - 89)

Chương 3. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Các phương pháp nghiên cứu

3.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Tìm hiểu thực trạng mức Ďộ thích ứng của phụ nữ sau sinh với vai trò làm mẹ và các yếu tố ảnh hưởng Ďến thích ứng của phụ nữ sau sinh với vai trò làm mẹ Ďể Ďánh giá mức Ďộ ảnh hưởng của các yếu tố Ďó.

3.3.2.2. Cách thức xây dựng bảng hỏi

Căn cứ vào cơ sở lí luận của Ďề tài nghiên cứu Ďược xây dựng trên cơ sở khái quát, phân tích các tài liệu nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về vấn Ďề thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh. Căn cứ này giúp tác giả nghiên cứu xác Ďịnh Ďược nội dung của bảng hỏi bao gồm những mặt và biểu hiện của sự thích ứng với vai trò làm mẹ cũng như các biến số ảnh hưởng Ďến sự thích ứng Ďó.

a. Xây dựng các thang đo về thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh Tác giả luận án xây dựng thang Ďo thích ứng với vai trò làm mẹ dựa trên nội dung của các mặt biểu hiện thích ứng cũng như tham khảo từ các thang Ďo của các nghiên cứu trước Ďây, chủ yếu là các thang Ďo sau:

(1) Thang Ďo Thích ứng với vai trò làm mẹ tại các cơ sở chăm sóc tích cực cho trẻ sơ sinh (Maternal Role Adaptation Scale in Neonatal Intensive Care Units - MRAS:

NICU). Thang Ďo MRAS: NICU dành cho các bà mẹ sinh non do tác giả Sousan Heydarpour & cs xây dựng (2016) gồm 32 item với Ďộ tin cậy α = 0,81. Trong Ďó có 14 item hỏi về các hành vi chăm sóc, 6 item hỏi về tự hiệu quả (niềm tin vào năng lực), và các item về sự tương tác và tình cảm trong mối quan hệ mẹ - con [73].

(2) Phương pháp Ďo lường thích ứng sau sinh (Inventory o f Postpartum Adaptation - viết tắt là IPA) của Alphonso Ecuardo (1987) với 35 item chia thành 5 lĩnh vực: hoạt Ďộng hàng ngày, trải nghiệm chuyện sinh nở, tương tác mẹ - con, sự hỗ trợ xã hội và sự tự tin của người mẹ. Độ tin cậy của IPA là α=0,89 tại ba tuần và α= 0,90 tại tám tuần sau sinh [dẫn theo 76].

(3) Bộ câu hỏi tự Ďánh giá thời kì sau sinh của Lederman (1981) (Postpartum Self-Evaluation Questionnaire) gồm 7 tiểu thang Ďo với 82 item. Để Ďánh giá nhận thức của phụ nữ sau sinh về thích ứng với vai trò làm mẹ. 7 thang biểu thị cho 7 khía cạnh thích ứng sau sinh Ďược xác Ďịnh bởi Lederman và cộng sự bằng phương pháp Ďịnh tính. Trong Ďó, tiểu thang Ďo về sự hài lòng với vai trò làm mẹ gồm 13 item với Ďộ tin cậy Cronbach’s alpha = 0,79, tiểu thang Ďo sự tự tin gồm 13 item với Ďộ tin cậy α = 0,73 [111].

(4) Thang Ďo sự tự tin làm cha mẹ của Karitane (Kariane Parenting condidence scale, viết tắt là KPCS). Thang Ďo KPCS gồm 15 item Ďể Ďo về hiệu quả làm cha mẹ của trẻ từ 0 - 12 tháng tuổi. KPCS Ďược xây dựng vào năm 2013 bởi nhóm chuyên gia Rudi Črnčec & cs trong một tổ chức về sức khỏe có tên là Kariane của Sydney, Australia. Ngày nay KPCS Ďược sử dụng rộng rãi Ďể Ďo lường về sự tự tin làm cha mẹ[84].

(5) Thang Ďo cảm nhận năng lực của cha mẹ (Parenting Sense of Competence Scale, viết tắt là PSOC), bao gồm 17 item do tác giả Gibaud-Wallston &

Wandersman, xây dựng, năm 1978. PSOC Ďo lường hai yếu tố: hài lòng và tự hiệu quả/năng lực của cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái. Cho Ďến nay PSOC trở thành thang Ďo phổ biến về thích ứng với vai trò làm mẹ ở nhiều quốc gia trên thế giới [dẫn theo 104].

(6) Bộ câu hỏi về sự tự tin của người mẹ (Maternal Confidence Questionnaire) của Parker & Zahr (1985) với 14 item Ďể Ďánh giá kĩ năng nuôi con và năng lực nhận biết nhu cầu của trẻ với Ďộ tin cậy Cronbach’s alpha = 0.82-0.91 [dẫn theo 116].

(7) Bộ câu hỏi về thái Ďộ của người mẹ (Maternal Attitude Questionnaire, viết tắt là MAQ) tìm hiểu tâm lý của người mẹ liên quan Ďến việc thay Ďổi vai trò, mong Ďợi về thời kỳ làm mẹ và mong Ďợi về bản thân với tư cách là một người mẹ. Độ tin cậy nội bộ của của MAQ là 0,84 [33].

b. Xây dựng các thang đo về các biến ảnh hưởng tới sự thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh

- Thang đo sự chuẩn bị trước sinh: gồm 9 biến quan sát về: kiến thức, sức khỏe, tâm lí, Ďồ dùng, vật dụng, kĩ năng chăm sóc con, kế hoạch sinh con, … với 4 mức Ďộ Ďánh giá, từ ―rất không tốt‖ Ďến ―rất tốt‖.

- Thang đo về đặc điểm của trẻ: gồm 8 biến quan sát: thói quen ăn, ngủ, vận Ďộng, giao tiếp, phát triển thể chất, phát triển trí tuệ, tình cảm, sức khỏe. Có 4 mức Ďộ Ďánh giá: rất ―không tốt‖ cho Ďến ―rất tốt‖.

- Thang đo về sự hài lòng của người mẹ về trẻ: gồm 8 biến quan sát là: giới tính, ngoại hình, tính khí, sức khỏe, sự phát triển thể chất, sự phát triển tình cảm, trí tuệ, giao tiếp, nếp sinh hoạt. Các mức Ďộ hài lòng: ―không hề có‖ cho Ďến ―rất hài lòng‖

(4 mức Ďộ).

- Thang đo về sự hỗ trợ từ các đối tượng xung quanh: gồm 8 biến quan sát:

chồng, gia Ďình chồng, nhà ngoại, những bà mẹ mới sinh, bác sỹ và y tá, hàng xóm và bạn bè, sách báo và internet, người giúp việc. Các mức Ďộ Ďánh giá từ ―không có‖ cho Ďến ―có rất nhiều‖.

- Thang đo về các nguồn lực hỗ trợ (vật chất, tinh thần): gồm 11 biến quan sát về tài chính, sự giúp Ďỡ, hỗ trợ của những người khác về tình thần và vật chất với 4 mức Ďộ Ďánh giá từ ―hoàn toàn sai‖ Ďến ―hoàn toàn Ďúng‖.

- Thang đo về sự hỗ trợ của người chồng: gồm 6 biến quan sát: hỗ trợ tinh thần, tài chính, kiến thức nuôi con, làm việc nhà với 4 mức Ďộ Ďánh giá từ ―không hề có‖

Ďến ―có rất nhiều‖.

- Thang đo trầm cảm sau sinh EPDS: là một thang Ďo Ďã Ďược sử dụng rộng rãi trên thế giới và ở Việt Nam: Edingburgh Postnatal Depression Scale (EPDS). Thang Ďo EPDS Ďược xây dựng bởi nhóm tác giả John & cs tại trung tâm y tế ở Edingburgh, Scotland, năm 1987. EPDS gồm 10 biến quan sát về cảm xúc của phụ nữ sau sinh trong vòng 7 ngày qua. Trong Ďó có 2 item nói Ďến cảm xúc dương tính:

Tôi thường suy nghĩ tích cực”, “tôi thường xuyên hướng tới sự vui vẻ”; 8 item còn lại nói Ďến cảm xúc âm tính như: lo lắng, Ďổ lỗi, sợ hãi, bất hạnh, mất kiểm soát, buồn khổ, không vui và suy nghĩ làm hại bản thân. Thang Ďo EPDS có 4 mức Ďộ Ďánh giá từ ―Ďúng, hầu hết thời gian‖ Ďến ―không, chưa bao giờ‖ [127].

c. Các biến đơn

- Đặc Ďiểm nhân khẩu của người mẹ (5 biến số): tuổi, trình Ďộ học vấn, nghề nghiệp, lần sinh và thời gian sau sinh.

- Đặc Ďiểm về thể chất và quá trình mang thai, sinh nở của người mẹ (8 biến số):

trước sinh (mức Ďộ thuận lợi khi mang thai, mức Ďộ ốm nghén, sức khỏe nói chung), trong quá trình sinh nở (tuổi thai khi sinh, mức Ďộ thuận lợi của việc sinh nở), sau sinh (sức khỏe nói chung, biến chứng sau sinh, lượng sữa mẹ).

- Một số Ďặc Ďiểm về tâm lí - xã hội của phụ nữ sau sinh (16 biến số): sự chủ Ďộng - bị Ďộng khi mang thai, kinh nghiệm chăm sóc con nhỏ, mối quan hệ với mẹ ruột, mối quan hệ với mẹ chồng, mức Ďộ - thời gian - cảm nhận về kiêng cữ sau sinh, việc nuôi con bằng sữa mẹ - sữa công thức, tình trạng về BHXH - BHYT, tình trạng hôn nhân, mô hình gia Ďình, dân tộc, tôn giáo, nơi ở, Ďịa bàn nghiên cứu.

3.3.2.3. Nghiên cứu thử và kiểm định các thang đo

Bảng hỏi Ďược xây dựng lần một Ďược tiến hành nghiên cứu thử Ďể kiểm tra Ďộ dài, mức dễ hiểu của bảng hỏi và kiểm Ďịnh Ďộ tin cậy, Ďộ hiệu lực về mặt cấu trúc của thang Ďo với mẫu nghiên cứu là 90 phụ nữ sau sinh. Ban Ďầu, chúng tôi Ďưa ra bảng hỏi gồm 7 trang A4. Trung bình thời gian các mẹ trả lời phiếu liên tục là 25 phút. Thời gian này là không quá dài so với sự tập trung chú ý của người lớn. Tuy nhiên, vì các phụ nữ sau sinh do bận bịu với con nhỏ nên trong quá trình làm phiếu một số trường hợp bị ngắt quãng nên Ďối với họ như vậy là bảng hỏi còn dài. Vì thế, chúng tôi chủ trương rút ngắn bớt bảng hỏi, Ďồng thời người nghiên cứu hỗ trợ tối

Ďa các bà mẹ trong quá trình làm phiếu như: Ďọc cho họ trả lời hoặc bế con giúp họ.

Xem xét lại mục Ďích, nội dung nghiên cứu, chúng tôi Ďã lược bỏ một số câu/item.

+ Câu B2 về sự hài lòng: Bỏ Ďi item ―Tôi cảm thấy dễ chịu khi ở bên con” có hệ số tải khi phân tích nhân tố <0,3.

+ Câu B3 về sự tự tin làm mẹ: Bỏ 3 item có hệ số tương quan biến với biến tổng thấp nhất ―Tôi có thể nói điều con cần khi nghe tiếng khóc của con”, “Tôi không rõ con tôi thích gì và không thích gì”, “Tôi không biết cách làm thỏa mãn con”.

+ Câu B4 về hành vi gắn bó: Loại bỏ 3 item vì hệ số tải Extraction <0,3 khi phân tích nhân tố là: “Khi xa con, tôi không ngừng nghĩ về con” (sẽ có thể có hai cách hiểu là yêu con, nhớ con hoặc là cảm thấy quá lo lắng, không yên tâm về con), “Tôi đáp ứng ngay khi con ra tín hiệu khó chịu” (có hai cách hiểu: Ďáp ứng kịp thời và Ďáp ứng quá mức), “Tôi kiên nhẫn khi dạy dỗ con”.

+ Câu B5: Cắt bỏ một số item về vấn Ďề của trẻ (như quấy khóc, thức Ďêm, ốm yếu…) vì những Ďặc Ďiểm về trẻ Ďã Ďủ bao quát các vấn Ďề (về sức khỏe, về sự phát triển thể chất,…).

+ Câu B10: Sự hỗ trợ của chồng: Làm gọn các ý từ 13 item còn 6 item. Ví dụ:

“chồng lắng nghe tôi”, “chồng hỏi han tôi” thành “chồng quan tâm, chia sẻ, động viên tôi”.

+ Câu B11: Bỏ Ďi thang Ďo stress sau sinh vì bản chất thang Ďo này vì Ďã có câu B2 kiểm tra sự cân bằng nội tâm của phụ nữ sau sinh.

Bên cạnh Ďó, bảng hỏi mà chúng tôi thiết kế ban Ďầu có một số item chưa rõ nghĩa, làm khó người trả lời hoặc các phương án lựa chọn chưa bao quát hết các miền/khoảng. Cụ thể, Ďó là những câu/item sau:

+ Câu B2: Về sự hài lòng: Ban Ďầu item Ďưa ra ―Tôi cảm thấy hạnh phúc và thư giãn khi làm mẹ”. Hạnh phúc và thư giãn là hai sự hài lòng với vai trò làm mẹ khác nhau nên gây khó hiểu cho người trả lời.

+ Câu B11: Thang Ďo trầm cảm sau sinh

Item ban Ďầu: “Tôi có thể cười và tìm ra khía cạnh hài hước của sự việc” Ďược Ďổi thành: ―Tôi thường suy nghĩ tích cực trước một vấn đề”.

+ C5a. Sau khi sinh con bao lâu thì chị có sữa? Ba phương án: Có sữa ngay/Từ 1- vài tuần sau mới có sữa/Không có. Người trả lời phân vân ―Có sữa ngay‖ là ngay sau những giờ Ďầu sau sinh hay 1 ngày, hai ngày.

+ C6. Ai là người thường xuyên giúp đỡ chị trong thời gian đầu chị sinh con?

Có 5 phương án trả lời: Chồng/Người nhà chồng/Người nhà Ďẻ/Người giúp việc/Không có ai. Một số người trả lời nói rằng: cả chồng và người nhà chồng hoặc chồng và nhà Ďẻ Ďều giúp Ďỡ nhiều như nhau.

Hầu hết các thang Ďo Ďều sử dụng hai kiểu item âm và dương tính, những câu hỏi âm tính sẽ Ďược Ďổi Ďiểm khi xử lí số liệu. Với các biến Ďộc lập, tùy từng nội dung chúng tôi thiết kế dạng câu hỏi Ďóng với các lựa chọn cho sẵn hoặc câu hỏi mở (khách thể tự ghi).

Phân tích độ tin cậy của các thang đo

Nghiên cứu sử dụng giá trị Cronbach Alpha (α) nhằm tìm hiểu Ďộ tin cậy của các thang Ďo khi ngiên cứu thử. Khi xử lí số liệu chính thức, các thang Ďo một lần nữa Ďược kiểm Ďịnh lại Ďộ tin cậy, kết quả thay Ďổi về số lượng item và Ďộ tin cậy của thang Ďo thể hiện ở bảng 3.6.

Bảng 3.2. Độ tin cậy Cronbach Alpha của các thang đo

TT Thang đo

Nghiên cứu thử Nghiên cứu chính thức SL

item

Độ tin cậy α

SL item

Độ tin cậy α I. Thang đo thích ứng với vai trò làm mẹ

1 Hài lòng với VTLM 28 0,84 18 0,8

2 Tự tin về vai trò làm mẹ 25 0,66 18 0,89

3 Hành vi Ďáp ứng 17 0,76 10 0,84

II. Thang đo yếu tố ảnh hưởng

1 Đặc Ďiểm của trẻ 15 0,84 8 0,8

2 Hài lòng về Ďặc Ďiểm của con 8 0,88 8 0,83

3 Sự chuẩn bị trước sinh 8 0,83 8 0,83

4 Sự hỗ trợ của người khác 8 0,63 8 0,72

5 Các Ďiều kiện làm mẹ 10 0,73 11 0,74

6 Sự hỗ trợ của chồng 13 0,67 6 0,7

7 Trầm cảm sau sinh 10 0,62 10 0,73

Như vậy, ở nghiên cứu thử, tất cả các thang Ďo Ďều có thể sử dụng Ďược với Ďộ tin cậy thấp nhất là α = 0,62 (thang Ďo về TCSS) và cao nhất α = 0,88 (Thang Ďo về sự hài lòng với Ďặc Ďiểm của con). Nhưng với mục Ďích giảm bớt Ďộ dài của bảng hỏi nên tác giả nghiên cứu Ďã loại bớt một số item có Ďộ tin cậy thấp, thay Ďổi cách diễn Ďạt ở một số item Ďể nâng Ďộ tin cậy lên. Đồng thời, khi phân tích nhân tố EFA những item có hệ số tải nhân tố <0,3 cũng bị loại.

Kết quả, Ďộ tin cậy của thang Ďo các thang Ďo về thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh có Ďộ tin cậy lần lượt là α = 0,80 (sự hài lòng với vai trò làm mẹ), α = 0,84 (hành vi Ďáp ứng), α = 0,89 (sự tự tin trong vai trò làm mẹ). Khi Ďánh giá toàn bộ thang Ďo thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh gồm 46 biến quan sát, Ďộ tin cậy α = 0,91.

Các thang Ďo về yếu tố ảnh hưởng tới sự thích ứng với vai trò làm mẹ cho Ďộ tin cậy thấp nhất α = 0,70 (thang Ďo sự hỗ trợ của chồng) và cao nhất là α = 0,83 (thang Ďo sự hài lòng về trẻ, thang Ďo về sự chuẩn bị trước sinh). Như vậy, có thể khẳng Ďịnh các thang Ďo mà nghiên cứu sử dụng Ďều Ďạt Ďược Ďộ tin cậy Ďể tiến hành phân tích.

Phân tích nhân tố các thang đo

Thang đo về sự hài lòng với vai trò làm mẹ

Thang Ďo hài lòng với vai trò làm mẹ gồm 18 biến quan sát khi Ďược phân tích chia ra thành 4 nhóm biến quan sát (bảng 3.3).

Trong tổng số 58,48 phương sai trích: nhân tố 1 giải thích 25,46%, nhân tố 2 giải thích 14,09%, nhân tố 3 giải thích 12,53% và nhân tố 4 giải thích 6,4% sự biến thiên của biến. Mặc dù Ďược phân chia thành 4 nhân tố nhưng thang Ďo về sự hài lòng với vai trò làm mẹ Ďược chia thành hai khía cạnh: tích cực và tiêu cực.

Nhân tố 1 gồm 5 item nói về những cảm xúc tích cực, nhân tố 4 gồm 4 item nói Ďến những giá trị tích cực mà người mẹ cảm nhận Ďược sau khi sinh con. Có thể gộp 2 nhân tố này làm một khía cạnh là: trải nghiệm tích cực trong vai trò làm mẹ.

Nhân tố 2 gồm 5 item và nhân tố 3 gồm 3 item nói về những Ďánh giá và cảm xúc tiêu cực của phụ nữ sau sinh trong vai trò làm mẹ.

18 biến quan sát Ďều có hệ số nhân tố tải >0,5 (Ďạt mức ý nghĩa cao) trong mô hinh nhân tố của biến.

Do vậy, có thể kết luận thang Ďo hài lòng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh Ďạt hiệu lực về cấu trúc và có thể sử dụng Ďược trong Ďiều tra thực tế.

Bảng 3.3. Các nhân tố của thang hài lòng về vai trò làm mẹ Hài lòng về vai trò làm mẹ Hệ số tải và các nhân tố

1 2 3 4

12. Tôi cảm thấy tự hào khi làm mẹ 0,820 1. Tôi cảm thấy hạnh phúc khi ở bên con. 0,733 13. Tôi cảm thấy có con khiến cuộc sống hy

vọng hơn. 0,713

7. Tôi cảm thấy vui vì sự ra Ďời của con. 0,636 3. Tôi cảm thấy thích thú khi Ďược làm một

người mẹ. 0,600

18. Tôi cảm thấy sinh con khiến cuộc sống

có ý nghĩa hơn. 0,523

8. Tôi cảm thấy sợ hãi về việc chăm con. 0,790 5. Tôi thấy mình là một người mẹthất bại. 0,759

9. Tôi cảm thấy có lỗi với con. 0,714

4. Tôi cảm thấy cuộc sống trở nên khắc

nghiệt sau khi sinh con. 0,653

6. Tôi muốn làm việc khác hơn là chăm sóc

con. 0,502

10. Tôi bị ám ảnh bởi tiếng khóc của con. 0,727 11. Tôi thấy con chỉ Ďòi hỏi mà không Ďáp

lại tôi. 0,725

2. Tôi cảm thấy hối hận vì Ďã sinh con. 0,688 15. Tôi cảm thấy mạnh mẽ Ďương Ďầu với

các khó khăn. 0,774

16. Tôi cảm thấy sinh con cho tôi cảm giác

thành công hơn. 0,737

17. Tôi cảm thấy sinh con khiến tôi dịu

dàng, nữ tính hơn. 0,637

14. Tôi cảm thấy làm mẹ khiến mình trưởng

thành hơn. 0,602

Ghi chú:1- Cảm xúc tích cực khi làm mẹ; 2- Trải nghiệm tiêu cực khi làm mẹ;

3- Cảm xúc tiêu cực khi làm mẹ; 4- Trải nghiệm tích cực khi làm mẹ.

Một phần của tài liệu Sự thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau khi sinh con (Trang 78 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(234 trang)