Chương 2. LÍ LUẬN VỀ SỰ THÍCH ỨNG VỚI VAI TRÒ LÀM MẸ CỦA PHỤ NỮ SAU SINH
2.1. Vai trò làm mẹ
2.1.1. Khái niệm vai trò làm mẹ
Vai trò hay còn gọi là vai trò xã hội (social role) hiểu một cách Ďơn giản là tập hợp các hoạt Ďộng hàng ngày của con người (Lattimore & cs, 2004).
Theo Ďịnh nghĩa của Linton (1945; 1995), vai trò là tập hợp các quyền và nghĩa vụ Ďược xác Ďịnh bởi vị thế trong tổ chức của một cá nhân (gia Ďình cũng có thể xem là một tổ chức).
Vai trò là hành vi của người nắm giữ vị thế mà hành vi Ďó hướng vào việc Ďáp ứng những kỳ vọng của người khác về quyền và trách nhiệm gắn với vị thế [dẫn theo 18].
Từ khái niệm về vai trò nói trên, ta có thể hiểu vai trò làm mẹ (maternal role) là tập hợp những hành vi, trách nhiệm và quyền hạn của người phụ nữ đáp ứng mong đợi xã hội về vị thế làm mẹ của mình.
Điều Ďặc biệt là những mong Ďợi xã hội Ďối với vị thế làm mẹ không Ďược Ďưa ra trực tiếp và rõ ràng như Ďối với vị thế thông thường trong xã hội như một người giáo viên hoặc một anh giám Ďốc mà các mong Ďợi này Ďược người phụ nữ nội tâm hóa trở thành niềm tin, ý thức về cách thức làm mẹ của mình. Do vậy, cùng Ďóng vai trò làm mẹ nhưng mỗi bà mẹ có thể có hình dung và có cách thức Ďóng vai riêng theo cách của mình.
Khi xem xét Ďặc Ďiểm của một vai trò xã hội nói chung, tác giả Claudio & cs (2004) Ďã Ďưa ra 4 Ďiểm: 1/Vai trò của mỗi cá nhân như một thành tố quan trọng trong nhân cách của cá nhân; 2/Vai trò không cứng nhắc mà có tính năng Ďộng;
3/Vai trò không tồn tại Ďộc lập mà phụ thuộc vào mối quan hệ với người khác;
4/Vai trò có liên quan Ďến hoàn cảnh, từ cấu trúc vĩ mô như thể chế nhà nước, chính sách Ďến các Ďiều kiện về nhận thức, ngôn ngữ của chủ thể [dẫn theo 43, tr3]. Từ quan Ďiểm của Claudio, ta có thể hiểu về vai trò làm mẹ như sau:
- Vai trò làm mẹ là một thành tố quan trọng trong nhân cách của người phụ nữ.
Việc người phụ nữ thể hiện vai trò làm mẹ ra sao có liên quan chặt chẽ Ďến Ďặc
Ďiểm nhân cách của họ và ngược lại, kết quả của việc thực hiện vai trò làm mẹ sẽ ảnh hưởng Ďến những Ďặc Ďiểm còn lại trong nhân cách của người mẹ. Chẳng hạn như việc làm mẹ sẽ ảnh hưởng tới thời gian và kĩ năng cho công việc.
- Vai trò làm mẹ không cứng nhắc mà có tính năng Ďộng: Việc trở thành người mẹ khiến người phụ nữ phải Ďương Ďầu với nhiều tình huống khác nhau trong cuộc sống. Sự thay Ďổi của trẻ sơ sinh có thể diễn ra theo từng ngày. Bởi vậy người mẹ cần luôn thay Ďổi linh hoạt Ďể Ďáp ứng Ďược các yêu cầu của trẻ và Ďời sống làm mẹ.
- Vai trò làm mẹ không tồn tại Ďộc lập mà phụ thuộc vào mối quan hệ với người khác. Sự phụ thuộc này có thể thông qua sự hỗ trợ trực tiếp của người khác (người thân, chồng,… ) trong việc nuôi dưỡng trẻ hoặc có thể ảnh hưởng gián tiếp từ chất lượng tương tác giữa người mẹ với những người xung quanh.
- Vai trò làm mẹ có liên quan Ďến hoàn cảnh, từ cấu trúc vĩ mô như thể chế nhà nước, chính sách (như chính sách dân số, y tế, bảo hiểm,…) Ďến các Ďiều kiện kinh tế, nhận thức, năng lực ngôn ngữ,… của người mẹ.
Tác giả Mead (1934) cho rằng việc nhập vai của mỗi người Ďều ―mang màu sắc cá nhân‖ nhất Ďịnh. Nó phụ thuộc trước hết vào vốn hiểu biết của cá nhân Ďó, vào những khả năng nhập vai Ďược giao phó, vào giá trị của vai Ďối với mỗi cá nhân, vào khát vọng mức Ďộ cao hay thấp phù hợp với mong Ďợi của mọi người xung quanh [dẫn theo 43, tr4].
2.1.2. Các khía cạnh của vai trò làm mẹ
Khi nghiên cứu về vai trò giới trong gia Ďình, tác giả Parson và Bales (1995) xác Ďịnh có hai vai trò chính của cha mẹ trong gia Ďình là: vai trò công cụ và vai trò tình cảm. Vai trò công cụ thể hiện qua công việc kiếm tiền, duy trì quan hệ bên ngoài gia Ďình với hệ thống kinh tế, giáo dục; vai trò tình cảm thể hiện qua việc duy trì các mối quan hệ thoải mái, hài lòng trong gia Ďình cùng với sự thể hiện tình cảm. Trong Ďó, người mẹ thường chịu trách nhiệm hơn về vai trò ―tình cảm‖ còn người cha chịu trách nhiệm hơn trong vai trò ―công cụ‖ [21, tr371].
Tương tự, khi phân tích vai trò người cha và người mẹ, tác giả Nguyễn Khắc Viện (1996) cho rằng: người mẹ có vai trò Ďặc trưng là thể hiện tình yêu thương của người mẹ Ďối với con trong khi người cha chủ yếu có vai trò về mặt uy quyền. Sống
trong một gia Ďình, cha mẹ Ďóng Ďúng vai trò như vậy, Ďứa trẻ mới có thể phát triển lành mạnh về tâm lí, ngược lại, Ďứa trẻ có thể bị rối nhiễu tâm lí [28].
Theo Diane (2004), người mẹ có nhiều hơn một vai trò cụ thể Ďối với con cái của họ, bao gồm: người chăm sóc (caregiver), người chơi với con (playmate), người dạy con (teacher), người kỉ luật (disciplinarian) và là Ďối tượng gắn bó của trẻ (attachment figure). Trong tất cả các vai trò Ďó, việc trở thành một Ďối tượng gắn bó Ďược xem là quan trọng nhất trong việc dự Ďoán kết quả phát triển về mặt xã hội và tình cảm sau này của trẻ [dẫn theo 39].
Tác giả Nguyễn Khắc Viện cho rằng người mẹ phải tạo Ďược mối quan hệ ruột thịt thoải mái, Ďáp ứng nhu cầu của con; Tác giả Winicott cho rằng làm mẹ là tạo một môi trường an toàn cho trẻ, bao gồm các nhiệm vụ: theo sát, nuôi dưỡng và Ďáp ứng các nhu cầu xã hội của trẻ [dẫn theo 2].
Theo Rubin, Ďể thực hiện Ďược vai trò làm mẹ, người phụ nữ cần thực hiện các nhiệm vụ: giữ cho bản thân và trẻ an toàn; Ďảm bảo mối quan hệ xã hội Ďể trẻ Ďược người khác chấp nhận và yêu mến; Ďáp ứng nhu cầu của bản thân ở thời kỳ mang thai và chuẩn bị làm mẹ; tạo mối quan hệ gắn bó Ďồng nhất với trẻ từ sự khác biệt giữa bản thân và trẻ [dẫn theo 108].
Nhóm tác giả Steele & cs (1989) mô tả vai trò làm mẹ là một quá trình với hai thành phần. Thành phần thứ nhất là Ďặc tính thực hành, bao gồm nhận thức và các hành vi chăm sóc. Thành phần này bao gồm các hoạt Ďộng chăm sóc con như: cho ăn, bế ẵm, thay quần áo, vệ sinh cho trẻ và bảo vệ chúng khỏi những Ďiều có hại, thúc Ďẩy chúng phát triển. Vai trò thứ hai là Ďặc tính về cảm xúc bao gồm những kĩ năng và nhận thức về tình cảm như: tinh thần và thái Ďộ làm mẹ, sự dịu dàng, nhận thức và quan tâm Ďến nhu cầu và mong muốn của trẻ [dẫn theo 89].
Như vậy, dù cách diễn Ďạt khác nhau nhưng các nhà nghiên cứu Ďều thống nhất rằng vai trò làm mẹ thể hiện ở hai khía cạnh: vai trò chức năng thể hiện ở năng lực chăm sóc trẻ, bảo vệ trẻ an toàn, giúp trẻ phát triển và vai trò cảm xúc, tình cảm (thiết lập mối quan hệ yêu thương, gắn bó với trẻ). Bởi vậy, khi Ďánh giá về việc Ďạt Ďược/trở thành vai trò làm mẹ hay không các tác giả thường xem xét các khía cạnh:
(1) Năng lực làm mẹ Ďược hiểu là kiến thức và kĩ năng của việc nuôi dưỡng trẻ; (2) Quan hệ gắn bó (thể hiện ở việc tạo ra mối quan hệ gắn bó mẹ - con).
- Năng lực làm mẹ
Theo Rubin và Mercer thì năng lực làm mẹ (maternal competence) là những hành vi nuôi dưỡng thúc Ďẩy sự phát triển của trẻ [dẫn theo 115]. Trong Ďó có chức năng chính là theo sát (trông con) và chức năng nuôi dưỡng nhằm Ďảm bảo các Ďiều kiện Ďể con phát triển thể chất và thỏa mãn các nhu cầu sống phụ thuộc vào người lớn của trẻ. Shrooti và cs (2006) cho rằng các thành phần chủ yếu sự thích ứng thành công trong vai trò làm mẹ Ďạt Ďược là do năng lực chăm sóc, nhạy cảm, khéo léo thúc Ďẩy sự phát triển của trẻ sơ sinh [120].
- Quan hệ gắn bó mẹ - con
Sự gắn bó (attachment) thể hiện trong quá trình tương tác, trao Ďổi cảm giác, cảm xúc và thông tin giữa mẹ và con, Ďáp ứng nhu cầu xã hội của con và mẹ. Mối quan hệ tương tác mẹ - con thể hiện trong các hành vi chăm sóc như cho ăn, tắm, chơi và Ďáp ứng những nhu cầu khi con khó chịu. Người mẹ cần biết ―Ďọc‖ các tín hiệu của con. Trong mối quan hệ này, người mẹ có trách nhiệm trong việc hướng dẫn sự tương tác nhưng việc tương tác lại phụ thuộc vào mức Ďộ phát triển và năng lực hiện có của con. Thông qua quá trình tương tác hai chiều, mẹ và trẻ học cách thích nghi, thay Ďổi hành vi Ďể Ďáp ứng lẫn nhau [40].
Quá trình hình thành mối gắn bó: Từ lúc lọt lòng, trẻ em Ďã có những ứng xử cần mẹ quan tâm và chăm sóc: mút, bám níu, khóc, mỉm cười, tìm theo. Tùy mức Ďộ trẻ Ďòi hỏi và mức Ďộ Ďáp ứng, sẽ tạo ra mối quan hệ tốt xấu, Ďậm nhạt khác nhau. Từ 6 tháng tuổi trở Ďi, trẻ hình thành một hệ thống dần dần chi phối toàn bộ quan hệ mẹ - con, chi phối mạnh mẽ Ďến sự phát triển của trẻ về nhiều mặt. Ở Ďây không chỉ có tác Ďộng của mẹ lên con mà một sự tác Ďộng qua lại mẹ - con, ảnh hưởng Ďến tâm lí của cả hai bên.
Ainsworth phân biệt 3 kiểu hình gắn bó chủ yếu: 1/Kiểu thứ nhất: Trẻ tìm cách xa mẹ, không gắn bó; Kiểu thứ hai: Trẻ ắn bó mật thiết, thoải mái; Kiểu thứ ba: Trẻ vừa gắn bó vừa né tránh. Trong Ďó kiểu gắn bó thứ hai giúp cho trẻ năng Ďộng thăm dò, phát triển tốt [dẫn theo 110, tr17].
Việc tìm hiểu mối quan hệ gắn bó mẹ - con cần Ďánh giá trên cả hai chủ thể là người mẹ và Ďứa trẻ. Một phương pháp Ďược các nhà nghiên cứu về gắn bó mẹ - con thường dùng là sử dụng các tình huống lạ - một phương pháp quan sát phản ứng
của trẻ khi Ďưa trẻ vào một tình huống mới lạ. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi chỉ tìm hiểu về quan hệ gắn bó mẹ - con thông qua câu trả lời của người mẹ.
Tóm lại, vai trò làm mẹ là một khái niệm phức tạp với nhiều khía cạnh cả về mặt chức năng và mặt tình cảm. Vai trò làm mẹ không hình thành ngay khi Ďứa trẻ chào Ďời mà cần phải có một quá trình người mẹ Ďiều chỉnh Ďể Ďạt Ďược/trở thành.
Đồng thời, vai trò làm mẹ cũng không cố Ďịnh mà thay Ďổi theo thời gian. Do vậy, dù chức năng giống nhau ở các giai Ďoạn (chăm sóc, bảo vệ, phát triển) nhưng trong mỗi giai Ďoạn của trẻ các chức năng này có thể Ďược thực hiện bằng những hành vi khác nhau. Trong những ngày Ďầu tiên làm mẹ, trẻ cần nhiều hơn về việc chăm sóc dinh dưỡng và vệ sinh cơ thể. Tiếp Ďó, người mẹ cần chú ý hơn về các hoạt Ďộng Ďộng tương tác, kết nối và giáo dục trẻ.