Các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ

Một phần của tài liệu Sự thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau khi sinh con (Trang 65 - 73)

Chương 2. LÍ LUẬN VỀ SỰ THÍCH ỨNG VỚI VAI TRÒ LÀM MẸ CỦA PHỤ NỮ SAU SINH

2.3. Thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh

2.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ

Trong mô hình Thích ứng với vai trò làm mẹ của Mercer, các Ďặc Ďiểm của trẻ vừa là yếu tố ảnh hưởng vừa là kết quả Ďầu ra của quá trình thích ứng với vai trò làm mẹ. Trong Ďó, các yếu tố liên quan Ďến trẻ Ďược xem xét là: tính khí, diện mạo, khả năng Ďưa ra tín hiệu, Ďáp ứng của trẻ với mẹ, sức khỏe [116]. Các yếu tố này Ďược Ďề cập ở nhiều các công trình nghiên cứu như Pelchat & cs (2004), Flagler (1998), Takka (2003), Teti (1991), v.v... Ở Việt Nam các tác giả Phạm Phương Lan (2014), Lê Thanh Thủy (2016), Trần Thị Minh Đức & cs (2016),... còn Ďề cập tới các biến số như: giới tính, Ďộ dài của thai kì, cân nặng của trẻ khi mới sinh khi so sánh sự thích ứng của các bà mẹ mới sinh.

Vận dụng quan Ďiểm của Mercer và các nhà nghiên cứu khác, khi Ďánh giá mức Ďộ ảnh hưởng của trẻ Ďến sự thích ứng với vai trò làm mẹ, luận án quan tâm Ďến các khía cạnh liên quan Ďến các yếu tố sau:

- Giới tính; cân nặng và tình trạng sức khỏe lúc mới sinh.

- Tính khí của trẻ (dễ nuôi/khó nuôi).

- Đặc Ďiểm phát triển của trẻ về thể chất, trí tuệ, cảm xúc.

2.3.4.2. Các yếu tố liên quan đến cá nhân phụ nữ sau sinh

Tổng quan lí luận và thực tiễn, luận án Ďã chỉ ra ba nhóm yếu tố liên quan Ďến phụ nữ sau sinh có ảnh hưởng Ďến sự thích ứng với vai trò làm mẹ:

a. Đặc điểm nhân khẩu - xã hội của phụ nữ sau sinh

Các biến nhân khẩu Ďược Ďề cập Ďến trong các nghiên cứu về thích ứng với vai trò làm mẹ rất Ďa dạng và có sự không thống nhất giữa các nghiên cứu về sự ảnh hưởng của chúng Ďến sự thích ứng với vai trò làm mẹ, trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung làm rõ các yếu tố sau:

- Tuổi của người mẹ

Độ tuổi sinh nở của phụ nữ là một khoảng thời gian khá dài, khoảng từ 15-49 (theo tổng cục thống kê Việt Nam, 2014). Các nhà nghiên cứu thường chia thành các nhóm: Nhóm phụ nữ làm mẹ sớm/tuổi vị thành niên (dưới 20 tuổi), nhóm phụ nữ làm mẹ Ďúng Ďộ tuổi sinh Ďẻ (20-35 tuổi), nhóm phụ nữ làm mẹ muộn (trên 35 tuổi). Mỗi Ďộ tuổi có những Ďặc Ďiểm riêng về tâm lí - xã hội, các Ďiều kiện cũng như các thách thức Ďối với việc làm mẹ rất khác nhau, bởi vậy tuổi tác sẽ là một biến số ảnh hưởng tới sự thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh. Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam có 2 dạng: Ďồng nhất hoặc không Ďồng nhất về Ďộ tuổi. Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng lựa chọn mẫu ngẫu nhiên, không có sự Ďồng nhất về Ďộ tuổi.

- Trình độ học vấn/giáo dục

Hầu hết tài liệu nghiên cứu cho thấy giáo dục có ảnh hưởng tích cực Ďến sự thích ứng làm mẹ. Tuy nhiên, các nghiên cứu không Ďề cập Ďến mối quan hệ giữa học vấn với các khía cạnh khác của sự thích ứng. phụ nữ sau sinh có trình Ďộ học vấn cao cũng có nhiều mối bận tâm và áp lực từ phía công việc, do Ďó, mức Ďộ stress của họ có thể cao hơn làm giảm sự tự tin và hài lòng của họ Ďối với việc làm mẹ.

- Nghề nghiệp/công việc

Các nghiên cứu về thích ứng của phụ nữ sau sinh không bàn Ďến yếu tố nghề nghiệp một cách cụ thể mà chỉ Ďề cập Ďến người mẹ có công việc (working mother) và người mẹ ở nhà (non-working mother). Các tác giả chỉ ra rằng người mẹ có việc làm hay không Ďều có ảnh hưởng tiêu cực Ďến việc làm mẹ về vấn Ďề thời gian và sự quan tâm [92].

Ở Ďây, chúng tôi cho rằng, việc làm tạo ra thu nhập cho phụ nữ sau sinh cũng như sự hòa nhập với cộng Ďồng và như vậy, có thể ảnh hưởng tích cực Ďến sự thích ứng của phụ nữ sau sinh. Bên cạnh Ďó, trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ xem xét tính chất công việc (về thời gian) của phụ nữ sau sinh: có việc làm hay không, công việc toàn thời gian hay bán thời gian, về thời gian là tự do hay cố Ďịnh.

- Lần sinh con

Theo các nghiên cứu thì thứ tự ra Ďời của trẻ là biến có ảnh hưởng Ďến nhiều mặt của sự thích ứng sau sinh. Lần Ďầu tiên sinh con, bà mẹ phải Ďối mặt với một loạt các thách thức mới như là trải nghiệm về mang thai và sinh Ďẻ và thực hiện vai trò người chăm sóc. Các kinh nghiệm này không còn mới khi người phụ nữ sinh Ďứa thứ nhưng các bà mẹ lại có những thách thức và Ďòi hỏi khác.

b. Đặc điểm về thể chất của người mẹ

Các nhà nghiên cứu Ďều khẳng Ďịnh rằng sức khỏe (thể chất) là một yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ Ďến người phụ nữ trong thời gian mang thai và sinh con và sau sinh [6], [9], [14], [23], [51], [94], [117]..., Các biến số liên quan Ďến sức khỏe thể chất Ďược Ďề cập ở nghiên cứu này bao gồm:

- Các bệnh các bệnh mãn tính (huyết áp, tiểu Ďường,…) hay các bệnh có liên quan Ďến sức khỏe sinh sản (viêm nhiễm Ďường sinh sản, bệnh lây truyền qua Ďường tình dục,…), các bệnh thường xảy ra trong thời kì sinh sản (táo bón, trĩ, Ďau lưng…).

- Mức Ďộ thuận lợi của của việc mang thai và sinh nở.

- Sức khỏe bà mẹ và thai nhi với các biểu hiện có thể xuất hiện khi người phụ nữ mang thai như: buồn nôn, Ďau bụng, dọa sẩy, chuột rút, phù nề,… và các bất thường về thai nhi như: cân nặng - hình thái, ngôi ngược, ―tràng hoa quấn cổ‖,… có thể tác Ďộng lên tinh thần của người chuẩn bị làm mẹ như hiện tượng lo âu, stress và trầm cảm trong thai kỳ.

- Quá trình sinh nở: Kiểu sinh qua Ďường âm Ďạo cũng có hai kiểu: Ďẻ thường (quá trình chuyển dạ tự nhiên) và Ďẻ thường có sự can thiệp (tiêm thuộc kích thích chuyển dạ/gây tê màng cứng/rạch tầng sinh môn…). Kiểu sinh mổ cũng có 2 dạng là sinh mổ chủ Ďộng (do người mẹ lựa chọn/do bác sỹ chỉ Ďịnh) và sinh mổ cấp cứu (do bất thường trong quá trình chuyển dạ).

c. Một số đặc điểm tâm lí - xã hội của phụ nữ sau sinh - Tâm lí sẵn sàng có con

Hầu hết các tác giả Ďều khẳng Ďịnh tâm lí sẵn sàng có con ảnh hưởng Ďến sự thích ứng sau sinh [64], [111],... Tâm lí sẵn sàng này thể hiện ở các khía cạnh sau:

+ Chủ Ďộng hay bị Ďộng với việc mang thai.

+ Chuẩn bị các Ďiều kiện vật chất (Ďồ dùng, vật dụng, tài chính) cho việc làm mẹ.

+ Chuẩn bị về kiến thức, kĩ năng và tâm lí cho việc làm mẹ.

- Kinh nghiệm về làm mẹ

Kinh nghiệm làm mẹ không chỉ thể hiện ở khía cạnh số lần sinh con mà còn thể hiện ở các trải nghiệm với hoạt Ďộng chăm sóc trẻ nói chung.

- Kì vọng và sự hài lòng của người mẹ đối với trẻ

Yếu tố mong Ďợi của người mẹ thể hiện ở các khía cạnh: người phụ nữ chủ Ďộng có con hay do mang thai ngoài ý muốn (về việc mang thai hoặc về thời Ďiểm), những Ďặc Ďiểm của trẻ có theo mong Ďợi của người mẹ hay không (như giới tính, bề ngoài, sức khỏe, tính khí); mong Ďợi của người mẹ về sự hỗ trợ của người thân hay các dịch vụ trợ giúp như thế nào; mẫu hình một người mẹ lí tưởng của PNSS như thế nào.

- Mức độ trầm cảm

Các rối nhiễu tâm lí có thể xem là hệ quả của việc kém thích ứng của phụ nữ sau sinh cũng có thể xem là các biến ảnh hưởng. Trong Ďó, trầm cảm Ďược xem là rối nhiễu phổ biến nhất ở phụ nữ sau sinh. Trầm cảm sau sinh là một rối loạn tâm thần nghiêm trọng.

- Dân tộc

Các nghiên cứu về sự thích ứng với vai trò làm mẹ xuyên văn hóa không nhiều.

Hầu hết mẫu của các nghiên cứu là Ďồng nhất về dân tộc. Tuy nhiên, biến dân tộc có liên quan Ďến các Ďiều kiện kinh tế xã hội.

Chúng tôi cũng tiếp cận theo quan Ďiểm văn hóa lịch sử. Sự Ďa dạng của các dân tộc ở Ďịa bàn nghiên cứu (Kinh, Dao, Tày, Nùng,…) sẽ là một biến Ďược Ďưa vào xem xét sự thích ứng của phụ nữ sau sinh.

- Địa bàn sinh sống

Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam thường có mẫu Ďồng nhất về Ďịa bàn nghiên cứu. Một số ít nghiên cứu so sánh giữa hai nhóm phụ nữ sau sinh ở thành thị và phụ nữ sau sinh ở nông thôn.

- Tình trạng nuôi con bằng sữa mẹ

Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới và Bộ y tế Việt Nam thì khuyến khích các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ cho Ďến khi 2 tuổi và nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng Ďầu tiên nhưng theo báo cáo của tổ chức Alive &

Thrive (2012) tại 11 tỉnh ở Việt Nam, chỉ có 1/5 số trẻ <6 tháng tuổi Ďược bú mẹ hoàn toàn và tỉ lệ phụ nữ sau sinh cho bú Ďến khi con 2 tuổi chỉ có 18,2%. Tình trạng sữa mẹ cũng là một biến số ảnh hưởng Ďến quá trình thích ứng với vai trò làm mẹ.

- Tình trạng hôn nhân và gia đình

Gia Ďình là chính xã hội tổ chức, trong Ďó cha mẹ diễn ra Gia Ďình là một tài nguyên, nhưng hoàn cảnh gia Ďình cũng có thể trở thành một nguồn của sự căng thẳng. Kết quả từ nhiều nghiên cứu cũng Ďã chỉ ra rằng khi các bà mẹ mới Ďược tiếp xúc với người thân, Ďặc biệt bà ngoại, với quan Ďiểm không thích hợp trên thực hành nuôi con và phương pháp nuôi trẻ sơ sinh, họ có thể gặp căng thẳng và xung Ďột vai trò lớn hơn và giảm sự tự tin [dẫn theo 116, tr29]. Trong các gia Ďình Việt Nam, những phụ nữ sau sinh sống chung với bố mẹ (nhất là bố mẹ chồng) thì rất dễ nảy sinh mâu thuẫn trong việc chăm sóc trẻ. Vì vậy, luận án quan tâm Ďến:

+ Tình trạng hôn nhân của phụ nữ sau sinh (Ďộc thân, li dị, kết hôn/sống chung) + Mô hình gia Ďình: sống ở nhà chồng, sống ở nhà Ďẻ, sống riêng.

+ Mối quan hệ của phụ nữ sau sinh với mẹ chồng, với mẹ Ďẻ.

- Văn hóa truyền thống về kiêng cữ sau sinh:

Nhiều nền văn hoá trên thế giới có các nghi thức cụ thể trong thời kì sau sinh Ďể tránh bệnh tật và tốt cho sức khỏe của phụ nữ sau sinh và trẻ nhỏ. Văn hóa truyền thống quy Ďịnh những thứ nên và không nên và cấm Ďoán trong việc nghỉ ngơi, ăn uống, vệ sinh và các biện pháp liên quan Ďến chăm sóc trẻ sơ sinh và cho con bú sữa mẹ. Những nghi thức này tạo ra những ảnh hưởng về sức khoẻ có lợi cũng như tạo Ďiều kiện thuận lợi cho việc chuyển sang làm mẹ nhưng cũng có thể khiến phụ nữ sau sinh cảm thấy bị áp lực khi phải thực hiện các hoạt Ďộng mà họ không còn tin nữa [48]. Do vậy, các biến số về việc kiêng cữ sau sinh cũng Ďược xem xét trong luận án, bao gồm: thời gian, mức Ďộ kiêng cữ và cảm nhận của phụ nữ sau sinh với việc kiêng cữ.

2.3.4.3. Sự hỗ trợ xã hội đối với phụ nữ sau sinh

Các tác giả Ďều chỉ ra rằng sự hỗ trợ xã hội là một yếu tố thúc Ďẩy sự thích ứng của PNSS [64] [118] [114]… Luận án quan tâm tới các khía cạnh hỗ trợ xã hội Ďối với người PNSS như sau:

- Cấu trúc Ďề cập Ďến số lượng, mật Ďộ, mối quan hệvà yếu tố nhân khẩu học xác Ďịnh các thành viên trong mạng lưới các mối quan hệ của phụ nữ sau sinh.

- Loại hỗ trợ: hỗ trợ về cảm xúc (tình cảm, sự quan tâm, tin tưởng), về vật chất - phương tiện (trực tiếp giúp thông qua tiền, việc nhà, làm việc), thông tin (cung cấp thông tin có liên quan và giúp giải quyết vấn Ďề).

Trong các Ďối tượng hỗ trợ người phụ nữ, chúng tôi Ďặc biệt quan tâm tới sự hỗ trợ của người chồng.

Tóm lại, như Ďã trình bày ở trên, sự kiện sinh con có liên quan Ďến rất nhiều yếu tố thuộc về cá nhân người mẹ, thuộc về trẻ và mối quan hệ gia Ďình - xã hội. Trong Ďó, nghiên cứu này sẽ tập trung nhiều hơn về các yếu tố: Ďặc Ďiểm của trẻ; Ďặc Ďiểm tâm lí của người mẹ thể hiện ở sự hài lòng về con, sự chuẩn bị trước sinh và biểu hiện TCSS; sự hỗ trợ xã hội thể hiện ở mức Ďộ trợ giúp của các Ďối tượng xung quanh người mẹ, các nguồn lực vật chất - tinh thần cho việc nuôi con và sự hỗ trợ của người chồng.

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2, luận án xây dựng cơ sở lí luận về vấn Ďề thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh từ quá trình xác Ďịnh nội dung của khái niệm vai trò làm mẹ, Ďến việc sáng tỏ lí luận về thích ứng nói chung và thích ứng với vai trò làm mẹ nói riêng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò làm mẹ Ďược xác Ďịnh bằng hai nội dung cơ bản là: năng lực làm mẹ và mối quan hệ gắn bó mẹ - con. Về khái niệm thích ứng, có hai cách tiếp cận về thích ứng trong tâm lí học, một xu hướng nhấn mạnh Ďến quá trình biến Ďổi của chủ thể nhằm Ďáp ứng với yêu cầu thay Ďổi của môi trường, xu hướng thứ hai nhấn mạnh Ďến trạng thái tâm lí cân bằng của chủ thể khi Ďạt Ďược sự thích ứng. Nghiên cứu lí luận cũng cho thấy lí thuyết Đạt Ďược vai trò làm mẹ của Mercer là một lí thuyết phù hợp với cách tiếp cận của luận án khi nghiên cứu về thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh.

Bằng phương pháp thao tác hóa các khái niệm, luận án Ďã xây dựng khái niệm công cụ của Ďề tài: Thích ứng với vai trò làm mẹ là việc phụ nữ sau sinh Ďạt Ďược trạng thái cân bằng tâm lí với các biểu hiện là sự hài lòng với vai trò làm mẹ, có sự tự tin trong vai trò làm mẹ và có các hành vi Ďáp ứng Ďược yêu cầu của vai trò làm mẹ.

Theo Ďịnh nghĩa này, có 3 biểu hiện cơ bản của sự thích ứng với vai trò làm mẹ của PNSS bao gồm: sự hài lòng với vai trò làm mẹ Ďược xem xét ở hai khía cạnh trải nghiệm tích cực và trải nghiệm tiêu cực; sự tự tin trong vai trò làm mẹ với các khía cạnh của năng lực làm mẹ bao gồm: hiểu con, chăm sóc con hằng ngày, xử trí các vấn Ďề của con và tự tin vào bản thân trong tư cách là một người mẹ; hành vi Ďáp ứng vai trò làm mẹ bao gồm hai khía cạnh: Ďáp ứng về mặt chức năng (chăm sóc con) và Ďáp ứng về mặt tình cảm (tạo nên sự gắn bó mẹ - con).

Khi xem xét các khía cạnh liên quan Ďến sự thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng Ďến sự thích ứng này. Luận án tập trung phân tích một số yếu tố như: Ďặc Ďiểm của trẻ, các Ďặc Ďiểm nhân khẩu - xã hội - tâm lí và thể chất của phụ nữ sau sinh và sự hỗ trợ xã hội Ďối với việc làm mẹ của họ.

Có thể khái quát khung lí luận của luận án theo sơ Ďồ sau:

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổng quát lí luận thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh

Một phần của tài liệu Sự thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau khi sinh con (Trang 65 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(234 trang)