Mức độ thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh

Một phần của tài liệu Sự thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau khi sinh con (Trang 98 - 112)

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SỰ THÍCH ỨNG VỚI VAI TRÒ LÀM MẸ CỦA PHỤ NỮ SAU SINH

4.1. Thực trạng thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh

4.1.1. Mức độ thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh

4.1.1.1. Đánh giá chung về sự thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh Từ ba mặt biểu hiện (sự hài lòng, sự tự tin và hành vi Ďáp ứng) chúng tôi tính Ďiểm trung bình thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh = 3,45. ĐTB chung cho thấy 312 bà mẹ sau sinh từ 0-12 tháng Ďạt mức Ďộ thích ứng khá cao trong 4 mức Ďộ mà thang Ďo Ďưa ra từ bậc 1 ―không hề có‖ Ďến bậc 4 ―có rất nhiều‖.

Kết quả ĐTB thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh trong nghiên cứu này cũng tương Ďồng với kết quả của một số nghiên cứu trên thế giới. Chẳng hạn như nghiên cứu của Melike Ozturk & cs (2017) sử dụng thang Ďo Tự Ďánh giá sau sinh của Ledernam & cs (1981), ĐTB thích ứng của phụ nữ sau sinh = 154,82 ± 27,43 - tức mức khá cao với min = 82, max = 328 [104]; kết quả nghiên cứu về mức Ďộ stress của phụ nữ sau sinh của Emmanuel (2005) cũng cho thấy có 80,8% PNSS không bị stress - tức là Ďạt Ďược thích ứng Ďược với vai trò làm mẹ tại 6 tuần sau sinh và tỉ lệ này là 84,5% tại 12 tuần sau sinh [57]. Trong báo cáo của Marianne Weiss (2009), ĐTB thích ứng với vai trò làm mẹ Ďạt 57,0/100 Ďiểm tác giả kết luận rằng các bà mẹ sinh mổ sau 2 tuần Ďạt mức thích ứng trên mức trung bình. Đồng thời, theo kết quả Ďánh giá của các y tá thì sau 2 tuần sinh con, chỉ có 40% bà mẹ trong mẫu này gặp khó khăn và có nhu cầu Ďược trợ giúp từ họ [132].

Xem xét về mức Ďộ phân tán của ĐTB thích ứng với vai trò làm mẹ, ĐLC = 0,28 cho thấy mức Ďộ phân tán giữa các khách thể không cao. Điều này chứng minh rằng mẫu nghiên cứu khá Ďồng nhất. Người có mức Ďộ thích ứng thấp nhất ĐTB_min = 2,50, cao nhất ĐTB_max = 3,95. Độ nghiêng Skewness = -0,53, Kutosis = -0,17 cho thấy ĐTB phụ thuộc vào các giá trị bên phải của biểu Ďồ (những giá trị ĐTB cao nhiều hơn). Điểm tách giữa, chia hai phần ĐTB là trung vị Median = 3,47; Mode = 3,85 là Ďiểm lặp lại nhiều nhất (tần suất: 4 lần) trong dải ĐTB thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh.

Xem xét mức Ďộ thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh ở từng mặt biểu hiện, kết quả thể hiện ở biểu Ďồ 4.1.

(Ghi chú: ĐTB càng cao thì mức độ thích ứng với vai trò làm mẹ càng cao) Biểu đồ 4.1. Mức độ thích ứng ở từng mặt biểu hiện và thích ứng với vai trò

làm mẹ nói chung

Ba mặt biểu hiện thích ứng có Ďộ chênh lệch về ĐTB không cao và tất cả các mặt Ďều trên mức 3 trong 4 bậc mức Ďộ của thang Ďo Likert. Trong Ďó, mặt biểu hiện hành vi Ďáp ứng Ďạt ĐTB cao nhất (ĐTB = 3,59; ĐLC = 0,30), tiếp Ďến là sự hài lòng của phụ nữ sau sinh với vai trò làm mẹ (ĐTB = 3,52; ĐLC = 0,35) và biểu hiện tự tin về năng lực làm mẹ Ďạt ở mức thấp nhất (ĐTB = 3,31; ĐLC = 0,41). Thứ tự ĐTB trong nghiên cứu này không cùng xu hướng với kết quả của Weiss M.

(2009): ĐTB của sự hài lòng thấp hơn ĐTB Ďánh giá về năng lực làm mẹ (sự tự tin) [129]. Nghiên cứu của Howe (2002) phát hiện ra rằng ĐTB hoạt Ďộng hàng ngày (tương tự như sự tự tin trong vai trò làm mẹ) > ĐTB tự Ďánh giá (tương tự như sự hài lòng với vai trò làm mẹ) > ĐTB hành vi Ďáp ứng vai trò làm mẹ [75].

Dựa vào cơ sở lí thuyết, luận án Ďưa ra giả thuyết rằng trong ba mặt biểu hiện của thích ứng với vai trò làm mẹ thì mặt hài lòng với vai trò làm mẹ sẽ Ďạt mức Ďộ cao nhất nhưng kết quả lại chỉ ra, hành vi Ďáp ứng mới là khía cạnh phụ nữ sau sinh Ďạt thích ứng cao nhất. Điều này cho thấy, các bà mẹ ở Việt Nam Ďáp ứng tốt hơn

3.53

3.31

3.59

3.45

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4

Sự hài lòng Sự tự tin Hành vi đáp ứng Thích ứng với VTLM

SỰ HÀI LÒNG

SỰ TỰ TIN SỰ ĐÁP ỨNG

HÀNH VI

r = 0,64** r = 0,59**

r = 0,60**

THÍCH ỨNG VỚI VTLM

r = 0,81**

r = 0,83** r = 0,86**

các yêu cầu của việc làm mẹ hơn là tự Ďánh giá của họ về cảm xúc cũng như sự tự tin của mình. Trong một nền văn hóa mang tính cộng Ďồng cao, mỗi cá nhân chịu sự chi phối của Ďánh giá của cộng Ďồng hơn là Ďánh giá chủ quan của mình thì việc hoàn thành trách nhiệm của vai trò làm mẹ Ďược các bà mẹ ưu tiên hơn những cảm nhận của bản thân mình.

4.1.1.2. Mối quan hệ của các mặt biểu hiện với sự thích ứng với vai trò làm mẹ Ba mặt biểu hiện của thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh gồm:

sự hài lòng với vai trò làm mẹ, sự tự tin trong vai trò làm mẹ và hành vi Ďáp ứng vai trò làm mẹ có mối quan hệ tương quan chặt chẽ với nhau. Số liệu cụ thể thể hiện ở sơ Ďồ sau:

Ghi chú: ** p<0,01

Sơ đồ 4.1. Mối tương quan giữa các mặt biểu hiện thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh

Xem xét mối quan hệ giữa ba mặt biểu hiện của thích ứng với vai trò làm mẹ, sơ Ďồ 4.1 cho thấy cặp có mối tương quan mạnh mẽ nhất là: Sự hài lòng với vai trò làm mẹ với hành vi Ďáp ứng vai trò làm mẹ, r = 0,64, Ďứng thứ hai là cặp: Hành vi Ďáp ứng vai trò làm mẹ và sự tự tin trong vai trò làm mẹ, r = 0,60 và cặp có mối tương quan thấp hơn cả sự hài lòng và sự tự tin làm mẹ, r = 0,57. Mức ý nghĩa của mối

quan hệ tương quan này là p<0,01. Điều Ďó chứng tỏ một người mẹ càng hài lòng với vai trò làm mẹ của mình thì càng có sự tự tin và hành vi Ďáp ứng vai trò làm mẹ tốt hơn và ngược lại.

Ba mặt biểu hiện thích ứng Ďều có mối tương quan thuận, rất chặt chẽ với sự thích ứng với vai trò làm mẹ nói chung với hệ số tương quan lần lượt là: r = 0,86 (sự tự tin), r = 0,83 (sự Ďáp ứng hành vi), r = 0,81 (sự hài lòng).

Mối quan hệ của ba mặt biểu hiện Ďối với sự thích ứng với vai trò làm mẹ Ďược làm rõ hơn bằng phân tích hồi quy Ďa biến Ďể dự báo mức Ďộ ảnh hưởng của các mặt biểu hiện Ďối với sự thích ứng với vai trò làm mẹ nói chung, kết quả thu Ďược cho thấy: Trong ba mặt biểu hiện thì sự tự tin về năng lực có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất Ďến sự thích ứng với vai trò làm mẹ nói chung (β = 0,44, p< 0,001), thứ hai là hành vi Ďáp ứng vai trò làm mẹ (β = 0,37, p < 0,001) và cuối cùng là sự hài lòng với vai trò làm mẹ (β = 0,36, p < 0,001).

Nhìn chung, sự thích ứng về mặt hành vi có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn sự thích ứng về mặt cảm nhận, cảm xúc. Điều này trái với giả thuyết ban Ďầu Ďưa ra khi chúng tôi cho rằng cảm nhận về sự hài lòng của người mẹ mới là thành phần quan trọng nhất Ďối với sự thích ứng với vai trò làm mẹ. Như vậy, phụ nữ sau sinh Ďánh giá sự kiện làm mẹ tác Ďộng tới cuộc Ďời họ như thế nào không quan trọng bằng những gì thực hiện Ďể Ďáp ứng vai trò làm mẹ của mình. Kết quả này phù hợp với lí thuyết của hoạt Ďộng là chính sản phẩm của hoạt Ďộng làm mẹ hình ảnh, củng cố sản phẩm tâm lí bên trong - sự thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh.

Kết quả này cho thấy, Ďể nâng cao sự thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh, trước hết chúng ta cần tác Ďộng nâng cao sự tự tin làm mẹ của họ, thứ hai là giúp các bà mẹ có những hành vi Ďáp ứng tốt hơn và sau cùng là cải thiện sự hài lòng với vai trò làm mẹ của họ.

4.1.1.3. Các khía cạnh thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh

Trong phần này, chúng tôi sẽ phân tích ĐTB của từng biểu hiện cũng như từng khía cạnh thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh. Ngoài ra, chúng tôi cũng quan tâm tới sự khác biệt về mức Ďộ thích ứng Ďược thể hiện rõ ở những biểu hiện nào giữa hai nhóm phụ nữ sau sinh có mức Ďộ thích ứng thấp và cao.

a. Sự hài lòng khi thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh

Sự hài lòng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh thể hiện ở hai khía cạnh:

trải nghiệm tích cực và trải nghiệm tiêu cực của người người phụ nữ khi trở thành người mẹ.

Trải nghiệm tích cực của phụ nữ sau sinh khi trở thành người mẹ

Nghiên cứu sử dụng 10 biến quan sát Ďể Ďánh giá về trải nghiệm tích cực của phụ nữ sau sinh trong quá trình thích ứng với vai trò làm mẹ, kết quả Ďược trình bày ở bảng 4.1.

Những trải nghiệm tích cực có ĐTB chung = 3,47 (ĐLC = 0,45), Ďạt mức khá cao trong 4 bậc của thang Ďo. Trải nghiệm có ĐTB cao nhất là = 3,67 là ―cảm nhận hạnh phúc khi làm mẹ‖, Ďứng thứ hai là ―cảm nhận cuộc sống ý nghĩa hơn”

(ĐTB = 3,62) và ―hi vọng hơn, trưởng thành hơn” (ĐTB = 3,57).Trải nghiệm tích cực có ĐTB thấp nhất là ―cảm nhận về sự dịu dàng, nữ tính khi trở thành người mẹ”

(ĐTB = 2,96).

Kết quả về thứ tự ĐTB này Ďược giải thích khi chúng tôi phỏng vấn sâu các bà mẹ: ―Làm mẹ thì tất nhiên là vui, là hạnh phúc rồi vì nó khiến cho cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn rất nhiều nhưng mà làm mẹ c ng khiến mình bận rộn hơn, mệt mỏi hơn nên dễ cáu bẳn chứ không được dịu dàng như thời son dỗi‖, Chị Th (32 tuổi, 2 con, TQ) chia sẻ.

Tương tự, một số bà mẹ khác cũng cho rằng ―vì cùng một lúc có nhiều thứ phải lo”, “vì không có nhiều thời gian nghỉ ngơi” nên Ďôi khi việc trở thành mẹ không phải là Ďiều thích thú” với họ (ĐTB = 3,49) - Ďứng vị trí thấp thứ hai trong 10 biến quan sát về trải nghiệm tích cực.

Bảng 4.1. ĐTB những trải nghiệm tích cực khi trở thành người mẹ của PNSS

TT Trải nghiệm tích cực ĐTB

chung

Nhóm trải nghiệm tích cực thấp

Nhóm trải nghiệm tích cực

cao

1 Tôi cảm thấy hạnh phúc khi ở bên con. 3,67 3,3 3,9

2 Tôi cảm thấy thích thú khi Ďược làm một người mẹ. 3,49 3,31 3,84 3 Tôi cảm thấy vui vì sự ra Ďời của con. 3,56 3,22 3,86

4 Tôi cảm thấy tự hào khi làm mẹ 3,55 3,1 3,86

5 Tôi cảm thấy có con khiến cuộc sống hy vọng hơn. 3,57 3,2 3,84 6 Tôi cảm thấy làm mẹ khiến mình trưởng thành hơn. 3,57 3,22 3,84 7 Tôi cảm thấy mạnh mẽ Ďương Ďầu với các khó khăn. 3,37 3,12 3,6 8 Tôi cảm thấy sinh con cho tôi cảm giác thành công hơn. 3,36 2,88 3,82 9 Tôi cảm thấy sinh con khiến tôi dịu dàng, nữ tính hơn. 2,96 2,45 3,32 10 Tôi cảm thấy sinh con khiến cuộc sống có ý nghĩa hơn. 3,62 3,34 3,9

ĐTB chung 3,47 3,11 3,78

(Ghi chú: ĐTB càng cao thì mức độ trải nghiệm tích cực càng cao)

Sự chênh lệch về ĐTB của trải nghiệm tích cực giữa nhóm phụ nữ sau sinh có mức thích ứng thấp và nhóm phụ nữ sau sinh có mức thích ứng cao dao Ďộng từ 0,48 Ďến 0,94. Các biến quan sát có sự chênh lệch lớn nhất là các cảm nhận về thành công, sự dịu dàng-nữ tính, sự tự hào và cảm giác vui khi làm mẹ. Sự mạnh mẽ, thích thú, ý nghĩa cuộc sống là ba trải nghiệm có sự khác biệt thấp nhất trong 10 biến quan sát về sự hài lòng với vai trò làm mẹ giữa hai nhóm phụ nữ sau sinh có ĐTB thích ứng ở hai mức Ďộ khác nhau.

Trải nghiệm tiêu cực khi trở thành người mẹ của PNSS

ĐTB chung của trải nghiệm tiêu cực (không hài lòng với vai trò làm mẹ) = 0,33 (ĐLC = 0,06). Mức Ďộ trải nghiệm tiêu cực dao Ďộng từ 0,14 - ĐTB của ―cảm giác hối hận vì đã sinh con” Ďến 0,47 - ĐTB của ―cảm giác có lỗi với con‖. Giải thích về lí do khiến các bà mẹ thường có cảm giác có lỗi với con, một bà mẹ cho biết:

“Đôi khi, mình vẫn cảm thấy mình chưa hoàn hảo, chưa làm cho con điều tốt nhất nên có cảm giác có lỗi với con. Cái này là mình tự đánh giá, người khác thì thấy tốt rồi nhưng mình vẫn chưa hài lòng‖ (Chị Tr, 38 tuổi, 1 con, HN). Trong số các cảm xúc tiêu cực thì các bà mẹ có cảm xúc hối hận vì Ďã sinh con ít nhất. Xem xét về tỉ lệ %, có 14/312 (chiếm 4,5%) các bà mẹ có cảm giác hối hận vì Ďã sinh con, còn lại 96,5 % phụ nữ sau sinh không hề có cảm giác này. Lí do mà một số bà mẹ cảm thấy hối hận vì sinh con hầu hết là do họ chưa chuẩn bị tốt tại thời Ďiểm sinh con hoặc họ cảm thấy lo ngại về cuộc hôn nhân của mình và vì vậy họ lo lắng cho tương lai của Ďứa trẻ.

Bảng 4.2 cho thấy mức Ďộ xuất hiện của những trải nghiệm tiêu cực ở phụ nữ sau sinh khi họ Ďóng vai trò làm một người mẹ:

Bảng 4.2. Trải nghiệm tiêu cực của phụ nữ sau sinh khi trở thành người mẹ

TT Trải nghiệm tiêu cực ĐTB

chung

Nhóm trải nghiệm tiêu cực thấp

Nhóm trải nghiệm tiêu cực

cao 1 Tôi cảm thấy sợ hãi về việc chăm con. 0,32 0,63 0,12 2 Tôi thấy mình là một người mẹ tồi/thất bại. 0,28 0,59 0,1 3 Tôi cảm thấy cuộc sống trở nên khắc nghiệt

sau khi sinh con. 0,42 0,98 0,22

4 Tôi muốn làm việc khác hơn là chăm sóc con. 0,33 0,57 0,1

5 Tôi cảm thấy có lỗi với con. 0,48 0,73 0,34

6 Tôi bị ám ảnh bởi tiếng khóc của con. 0,31 0,65 0,06 7 Tôi thấy con chỉ Ďòi hỏi mà không Ďáp lại tôi. 0,4 0,55 0,04 8 Tôi cảm thấy hối hận vì Ďã sinh con. 0,14 0,44 0,06

ĐTB chung 0,33 0,64 0,13

(ĐTB càng cao thì mức độ của trải nghiệm đó càng cao)

Ở khía cạnh trải nghiệm tiêu cực, những bà mẹ thuộc nhóm phụ nữ sau sinh thích ứng thấp so với những bà mẹ thuộc nhóm phụ nữ sau sinh có mức Ďộ thích ứng cao không có nhiều sự khác biệt nhất là ở cảm giác có lỗi với con (chênh lệch

0,38) và cảm giác hối hận vì Ďã sinh con (chênh lệch 0,39). Sự khác biệt nhiều nhất giữa hai nhóm này ở cảm nhận về sự khắc nghiệt của cuộc sống (chênh lệch 0,76).

Những phụ nữ sau sinh có mức Ďộ thích ứng thấp cảm thấy sau khi sinh con cuộc sống khắc nghiệt hơn những phụ nữ sau sinh có mức Ďộ thích ứng cao.

Nhìn chung, kết quả nghiên cứu cho thấy phụ nữ sau sinh có những trải nghiệm tích cực nhiều hơn trải nghiệm tiêu cực trong quá trình làm mẹ, ĐTB chung của sự hài lòng với vai trò làm mẹ = 3,53 (ĐLC = 0,35). Những PNSS thích ứng thấp và phụ nữ sau sinh thích ứng cao trong vai trò làm mẹ chênh lệch nhau không nhiều (nhóm hài lòng cao hơn nhóm hài lòng thấp thấp = 0,59) về mức Ďộ trải nghiệm tích cực và tiêu cực, sự chênh lệch về trải nghiệm tích cực (0,67) lớn hơn sự chênh lệch về trải nghiệm tiêu cực (0,51). Như vậy, có thể nói rằng, việc sinh con chủ yếu mang lại cảm giác hạnh phúc Ďối với người mẹ hơn là sự Ďau khổ.

b. Mức độ tự tin với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh

Mức Ďộ tự tin trong vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh Ďược xem xét ở 4 khía cạnh: tự tin hiểu con, tự tin xử lí các vấn Ďề trong nuôi con, tự tin chăm sóc con hàng ngày và tự tin về bản thân trong vai trò làm mẹ của mình. Phần dưới Ďây sẽ lần lượt mô tả từng khía cạnh.

Sự tự tin hiểu con

Luận án sử dụng 5 biểu hiện Ďể Ďánh giá về sự tự tin của các bà mẹ trong việc hiểu con của mình, kết quả về ĐTB thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.3. Sự tự tin hiểu con của phụ nữ sau sinh TT Các biểu hiện sự tự tin hiểu con ĐTB

chung

Nhóm hiểu con

thấp

Nhóm hiểu con

cao 1 Tôi có thể biết khi nào con muốn tôi chơi với nó. 3,31 2,98 3,7 2 Tôi có thể nói khi nào con mệt và cần ngủ. 3,43 2,96 3,78 3 Tôi có thể biết lí do khi con cáu giận. 3,14 2,78 3,54 4 Tôi có thể biết khi nào con muốn dừng ăn. 3,39 2,88 3,71 5 Tôi có thể nói khi nào em bé của tôi bị ốm. 3,27 2,76 3,69

ĐTB chung 3,31 2,83 3,71

(Ghi chú: ĐTB càng cao thì mức độ tự tin trong việc hiểu con càng cao)

Các biểu hiện về sự tự tin hiểu con của các bà mẹ có ĐTB dao Ďộng từ 3,14 Ďến 3,43. Trong Ďó, các bà mẹ ít tự tin hơn về việc hiểu lí do con trở nên cáu giận (ĐTB = 3,14), con có thể bị ốm (ĐTB = 3,27) hay con muốn được chơi cùng (ĐTB

= 3,31) và việc hiểu các dấu hiệu khi con mệt và cần ngủ (ĐTB = 3,43), con muốn dừng ăn (3,49) thì dễ dàng hơn. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi trẻ sơ sinh phản ứng rõ ràng hơn với các dấu hiệu như buồn ngủ, không muốn ăn nhưng những nhu cầu về tinh thần như muốn Ďược chơi cùng hay khó chịu về Ďiều gì Ďó, trẻ sẽ khó diễn Ďạt hơn.

Giữa nhóm phụ nữ sau sinh có mức Ďộ thích ứng thấp và nhóm phụ nữ sau sinh có mức Ďộ thích ứng cao tương Ďối khác biệt nhau về sự tự tin hiểu con (mức chênh lệch chung = 0,88) dao Ďộng từ 0,72 (tự tin nhận biết nhu cầu con muốn chơi cùng) Ďến 0,93 (tự tin nhận biết dấu hiệu con bị ốm). Các biến còn lại: tự tin nhận biết dấu hiệu con muốn dừng ăn (chênh lệch 0,83), tự tin nhận biết dấu hiệu con mệt (chênh lệch 0,81), tự tin nhận biết lí do con cáu giận (chênh lệch 0,76).

Sự tự tin trong chăm sóc con hàng ngày

Trong một ngày, Ďể chăm sóc một Ďứa trẻ sơ sinh của các bà mẹ phải thực hiện rất nhiều cộng việc. Bảng hỏi có Ďưa ra 4 việc cơ bản của việc chăm sóc con: việc bế con, cho con ăn, tắm và vệ sinh cho con, kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.4. Sự tự tin trong chăm sóc con của phụ nữ sau sinh

TT Biểu hiện sự tin chăm sóc con ĐTB chung

Nhóm tự tin chăm sóc con

thấp

Nhóm tự tin chăm sóc con

cao 1 Tôi có thể bế em bé của tôi Ďúng cách. 3,47 2,73 3,96 2 Tôi có thể vệ sinh cho con sạch sẽ. 3,64 3,0 4,0 3 Tôi tự tin về khả năng tắm cho con. 3,54 3,18 3,8

4 Tôi tự tin về việc cho con ăn. 3,47 2,8 3,94

ĐTB chung 3,53 2,93 3,92

(Ghi chú: ĐTB càng cao thì mức độ tự tin trong việc chăm sóc con càng cao)

Một phần của tài liệu Sự thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau khi sinh con (Trang 98 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(234 trang)