Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SỰ THÍCH ỨNG VỚI VAI TRÒ LÀM MẸ CỦA PHỤ NỮ SAU SINH
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng Ďến thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ
4.2.1. Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng tới sự thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh
Luận án Ďã Ďưa ra 3 nhóm yếu tố bằng phương pháp thang Ďo Ďể xem xét mối quan hệ ảnh hưởng của các yếu tố này Ďến sự thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh bao gồm: Một số Ďặc Ďiểm của trẻ, một số Ďặc Ďiểm tâm lí của phụ nữ sau sinh và sự hỗ trợ xã hội Ďối với thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh. Phần dưới Ďây sẽ trình bày về thực trạng các yếu tố và Ďánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố này Ďến sự thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh.
4.2.1. Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng tới sự thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh
4.2.1.1. Đặc điểm phát triển của trẻ
Nghiên cứu Ďã Ďưa ra 8 biểu hiện về Ďặc Ďiểm của trẻ theo sự Ďánh giá chủ quan của các bà mẹ, kết quả, thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.18. Một số đặc điểm phát triển của trẻ
Đặc điểm phát triển của trẻ ĐTB ĐLC
1. Thói quen ăn uống 3,11 0,63
2. Thói quen ngủ 3,14 0,68
3. Vận Ďộng theo Ďộ tuổi (cử Ďộng, lẫy, bò…) 3,36 0,57 4. Khả năng giao tiếp (hóng chuyện, cười…) 3,55 0,55 5. Phát triển chiều cao, cân nặng 3,30 0,64 6. Sự phát triển trí tuệ, khả năng nhận biết 3,46 0,52 7. Sự phát triển tình cảm (như Ďối với mẹ) 3,57 0,53
8. Sức khỏe 3,34 0,67
ĐTB chung 3,35 0,39
(Ghi chú: ĐTB càng cao thì mức độ phát triển càng tốt)
ĐTB chung = 3,35 cho thấy 312 phụ nữ sau sinh Ďánh giá sự phát triển của con ở Ďộ ―khá tốt‖ trong 4 mức từ ―không hề tốt‖ Ďến ―rất tốt‖. Trong Ďó, các Ďặc Ďiểm về sự phát triển tình cảm, giao tiếp, trí tuệ Ďược các bà mẹ Ďánh giá cao hơn các Ďặc Ďiểm về sự phát triển thể chất của trẻ. Kết quả này chưa thể khẳng Ďịnh rằng sự phát triển của 312 trẻ em trong vòng 1 năm Ďầu sau sinh có sự phát triển về tinh thần tốt hơn thể chất mà có thể do các bà mẹ có sự nhìn nhận sự phát triển về tinh thần ―dễ dãi‖ hơn hoặc các Ďặc Ďiểm về sự phát triển tinh thần Ďược các bà mẹ ―ít Ďể ý‖ hơn các Ďặc Ďiểm về thể chất. Như ý kiến của chị M (24 tuổi, 2 con, HN) chia sẻ: ―Con nhỏ, đương nhiên mình phải để việc cho con ăn uống, phát triển chiều cao cân nặng là quan trọng nhất, thế con mình mới có tiền đề mà phát triển những cái sau này‖.
Một số bà mẹ khi Ďược hỏi về các mốc phát triển trung bình về mặt tâm lí như: thời Ďiểm trẻ biết hóng chuyện, thời Ďiểm trẻ biết nhận ra người quen, người lạ,… Câu trả lời giữa các bà mẹ rất khác nhau một lần nữa cho thấy phụ nữ sau sinh ít thông tin về sự phát triển về mặt tâm lí tinh thần của trẻ.
4.2.1.2. Một số yế tố liên quan đến tâm lí của phụ nữ sau sinh a. Sự chuẩn bị trước sinh
Sinh con là một chuyện hệ trọng Ďối với mỗi người phụ nữ có liên quan Ďến cuộc sống của người mẹ, của trẻ và cả gia Ďình. Vì vậy, có rất nhiều Ďiều người mẹ
cần phải chuẩn bị cho việc sinh nở cũng như nuôi con sau này. Kết quả nghiên cứu về sự chuẩn bị của người mẹ thể hiện ở bảng:
Bảng 4.19. Sự chuẩn bị của người mẹ trước khi sinh con
Chuẩn bị trước sinh ĐTB ĐLC
Sự sẵn sàng tâm lý sinh con và nuôi con. 3,73 0,53 Đồ dùng, vật dụng cho mẹ và em bé. 3,72 0,57
Chăm sóc sức khỏe của mình. 3,65 0,63
Người trợ giúp khi sinh nở và sau sinh. 3,62 0,65 Các kĩ năng thực hành chăm sóc em bé. 3,58 0,70 Ngân sách cho việc sinh con và nuôi con. 3,56 0,69 Tìm hiểu kiến thức về việc làm mẹ. 3,53 0,70 Kế hoạch công việc trong thời gian nuôi con nhỏ. 3,45 0,82
Tham gia các lớp học tiền sản. 1,66 0,96
ĐTB chung 3,60 0,46
ĐTB chung = 3,60 tiệm cận khá gần bậc thứ 4 trong thang Ďo likert mà bảng hỏi Ďưa ra cho thấy các bà mẹ thuộc mẫu nghiên cứu Ďã có quá trình chuẩn bị làm mẹ tương Ďối tốt. Chỉ riêng việc tham gia các lớp học tiền sản là không có nhiều bà mẹ thực hiện do các lớp học này mới chỉ có số lượng hạn chế ở Hà Nội, chưa có ở Tuyên Quang (item này bị loại bỏ khi tính ĐTB chung). Trong Ďó, hai việc Ďứng ở vị trí cao nhất là sự sẵn sàng tâm lí (ĐTB = 3,73) và Ďồ dùng, vật dụng cho mẹ và em bé (ĐTB = 3,72). Các việc chuẩn bị về ngân sách, kiến thức, kĩ năng thực hành, người trợ giúp, sức khỏe của bản thân Ďều Ďạt ĐTB > 3,5 (trên thang 4 Ďiểm). Đứng cuối cùng trong danh sách các việc chuẩn bị trước khi sinh của các bà mẹ là: kế hoạch công việc trong thời gian nuôi con nhỏ (ĐTB = 3,45).
Một bà mẹ chia sẻ: “Khi mang bầu là mình đã sẵn sàng làm mẹ rồi. Thông thường, người ta kiêng chuẩn bị đồ sớm. Thường đến tháng 7 mang thai thì bắt đầu
mua các đồ dùng. Vợ chồng c ng bàn bạc với nhau là đi đẻ ở đâu, ai là người trông ở bệnh viện hay khi về nhà. Khi đó mình còn đau. Khi đó thì chỉ nghĩ làm sao để mình và em bé được khỏe nhất thôi chứ khi đó nghĩ gì đến công việc‖ (Chị Ng. 28 tuổi, 1 con, TQ).
b. Sự hài lòng của người mẹ về con
Thông thường, ngay từ khi mang thai các bà mẹ Ďã hình dung về Ďứa con của mình. Chị H. (27 tuổi, 1 con, TQ) cho biết: ―Bắt đầu từ lúc mang thai, vợ chồng em rất hay nghĩ con mình là con trai hay con gái, sinh ra giống bố hay giống mẹ, sau này có tính cách như thế nào… Bọn em sốt ruột chờ đến tuần 16 để biết chính xác giới tính của con để còn biết mua đồ gì chuẩn bị cho phù hợp”. Sự kì vọng của người mẹ có thể còn bị ảnh hưởng bởi mong Ďợi của gia Ďình nội ngoại về Ďứa trẻ, Ďặc biệt là về giới tính của con, như trường hợp của chị Th. (30 tuổi, hai con, HN): ―Đứa này là cháu thứ hai của mình, cả nhà mong nó là con trai vì gia đình nhà nội chưa có cháu trai nên ông bà mong lắm. Nhưng trời không cho thì đành chịu. Mọi người mách là nếu đẻ đứa thứ 3 thì đi cắt thuốc cho được con cái mà mình không tin lắm‖.
Như vậy, một Ďứa trẻ sinh ra mang theo kì vọng rất lớn của người mẹ và gia Ďình. Vậy những Ďặc Ďiểm của trẻ Ďáp ứng như thế nào về sự kì vọng Ďó? Số liệu nghiên cứu về sự hài lòng của phụ nữ sau sinh về Ďặc Ďiểm của con thể hiện ở bảng 4.20.
Nhìn chung, các bà mẹ trong mẫu nghiên cứu tương Ďối hài lòng về các Ďặc Ďiểm của con ĐTB chung = 3,45. Các bà mẹ hài lòng nhiều nhất về giới tính của con (ĐTB = 3,71), ngoại hình của con (ĐTB = 3,65) và sự phát triển trí tuệ, cảm xúc của con (ĐTB = 3,50). Những Ďặc Ďiểm về trẻ khiến PNSS ít hài lòng hơn cả là nhóm các Ďặc Ďiểm về thể chất của trẻ: nếp ăn, ngủ của con (ĐTB = 3,19), sự phát triển chiều cao, cân nặng (ĐTB = 3,32) và sức khỏe của con (ĐTB = 3,32). Kết quả này một lần nữa khẳng Ďịnh các bà mẹ mới sinh thường rất chú trọng Ďến sự phát triển thể chất của con hơn so với sự phát triển về mặt tâm lí, tinh thần.
Bảng 4.20. Sự hài lòng của phụ nữ sau sinh về con
Sự hài lòng của người mẹ về con ĐTB ĐLC
1. Tôi hài lòng về giới tính của con. 3,71 0,54
2. Tôi hài lòng về ngoại hình của con. 3,65 0,56
3. Tôi hài lòng về tính khí của con. 3,40 0,68
4. Tôi hài lòng về sức khỏe của con. 3,32 0,68
5. Tôi hài lòng với sự phát triển chiều cao, cân nặng của con. 3,32 0,69 6. Tôi hài lòng với sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của con. 3,50 0,53 7. Tôi hài lòng với những biểu hiện khi giao tiếp của con. 3,48 0,57 8. Tôi hài lòng về nếp ăn, ngủ của con. 3,19 0,69
ĐTB chung 3,45 0,42
c. Biểu hiện của trầm cảm sau sinh
Trong bốn mức Ďiểm từ: 1- Không bao giờ, 2 - Hiếm khi, 3 - Thỉnh thoảng, 4 - Thường xuyên thì ĐTB chung = 1,57 (gần với mức hiếm khi) cho thấy các biểu hiện TCSS không xuất hiện nhiều ở 312 bà mẹ. Số liệu cụ thể Ďược trình bày ở bảng 4.21.
Bảng 4.21. Biểu hiện trầm cảm của phụ nữ sau sinh
Các biểu hiện trầm cảm sau sinh ĐTB ĐLC 1. Tôi thường suy nghĩ tích cực trước một vấn đề. 2,30 0,96 2. Tôi thường xuyên hướng tới sự vui vẻ. 1,94 0,89 3. Tôi Ďổ lỗi cho mình khi Ďiều không hay xảy ra. 1,64 0,77
4. Tôi lo lắng vô cớ. 1,61 0,73
5. Tôi cảm thấy sợ hãi mà không rõ lí do. 1,47 0,73 6. Có những sự việc vượt qua khỏi tầm kiểm soát của tôi. 1,77 0,84 7. Tôi cảm thấy bất hạnh Ďến mức kém ngủ. 1,22 0,51
8. Tôi cảm thấy buồn và khốn khổ 1,23 0,51
9. Tôi không vui Ďến mức phát khóc. 1,32 0,65
10. Tôi có suy nghĩ làm hại bản thân. 1,15 0,45
ĐTB chung 1,57 0,39
(Ghi chú: ĐTB càng cao thì nguy cơ trầm cảm sau sinh càng cao;
Những item in nghiêng được đổi điểm)
Trong biểu hiện Ďể Ďánh giá về nguy cơ TCSS thì biểu hiện xuất hiện nhiều nhất ở các bà mẹ mới sinh là việc ―có suy nghĩ tích cực‖ (ĐTB = 2,30) và việc ―tìm kiếm sự vui vẻ‖ (ĐTB = 1,94) Ďều là hai cảm nhận tích cực. Trong số những biểu hiện tiêu cực thì ―sự mất kiểm soát‖ Ďứng thứ nhất với ĐTB = 1,77, thứ hai là ―Ďổ lỗi cho bản thân về những Ďiều không hay‖ (ĐTB = 1,64). Đứng ở vị trí cuối cùng là ―suy nghĩ làm hại bản thân‖ (ĐTB = 1,15) Ďây là một triệu chứng về TCSS nguy hiểm nhất.
Căn cứ vào các tính Ďiểm và phân chia mức Ďộ của thang Ďo Endinburgh (xem ở chương 3), tỉ lệ các bà mẹ có nguy cơ TCSS chiếm 23,3% trong mẫu nghiên cứu.
Trong Ďó 12,9% có nguy cơ thấp, 10,4% có nguy cơ cao bị TCSS.
Kết quả tỉ lệ nói trên nằm trong tỉ lệ chung của các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam, từ 10-15%. 10,4% gần với giới hạn dưới có thể do mẫu nghiên cứu Ďược lựa chọn là các bà mẹ mới sinh khỏe mạnh và có con khỏe mạnh Ďược thu thâp chủ yếu từ các Ďiểm tiêm chúng trẻ em. Vì thế, có lẽ các vấn Ďề về SKTT ở mẫu này không có tỉ lệ cao.
4.2.1.3. Các yếu tố liên quan đến nguồn lực hỗ trợ a. Sự trợ giúp của những người xung quanh
Từ lúc sinh con, người phụ nữ rất cần có sự trợ giúp của những người xung quanh cho việc chăm sóc bản thân và em bé. Bảng 4.22 dưới Ďây thể hiện sự Ďánh giá của phụ nữ sau sinh về mức Ďộ hỗ trơ của các Ďối tượng xung quanh mình.
Bảng 4.22. Sự trợ giúp của các đối tƣợng xung quanh Các đối tƣợng trợ giúp ĐTB ĐLC
1, Chồng 3,19 0,85
2, Gia Ďình chồng 3,11 0,88
3, Gia Ďình ruột 3,46 0,72
4, Những bà mẹ mới sinh 2,39 0,82
5, Bác sỹ, y tá 2,40 0,79
6, Hàng xóm, bạn bè 2,31 0,74
7, Sách báo, internet… 2,75 0,89
ĐTB chung 2,67 0,47
ĐTB chung = 2,67 gần với mức ―khá nhiều‖ trong 4 mức Ďiểm mà nghiên cứu Ďưa ra. Số liệu cho thấy phụ nữ sau sinh Ďánh giá sự chênh lệch về mức Ďộ trợ giúp của các Ďối tượng khá rõ ràng, thấp nhất là ―hàng xóm, bạn bè‖ (ĐTB = 2,31), ―bác sỹ, y tá‖ (ĐTB = 2,40), cao nhất là ―gia Ďình ruột‖ (ĐTB = 3,46) , sự trợ giúp của chồng (ĐTB = 3,19), ―gia Ďình chồng‖ (ĐTB = 3,11). Khi phỏng vấn sâu, các bà mẹ cũng phản ánh thực tế tương tự như số liệu bảng 4. Ďưa ra.
Kết quả này phản ánh một Ďặc trưng trong văn hóa Việt Nam ―cháu bà nội, tội bà ngoại‖. Trong khi Ďó, các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng Ďội ngũ chuyên môn: bác sỹ, y tá là những người có vai trò trợ giúp tích cực Ďối với phụ nữ sau sinh thông qua quá trình thăm khám và tư vấn từ lúc người phụ nữ mang thái cho tới khi nuôi con nhỏ.
b. Các nguồn lực hỗ trợ cho việc làm mẹ
Nuôi con là công việc cần rất nhiều nguồn lực về vật chất và tinh thần. Kết quả về các nguồn lực cho việc làm mẹ của phụ nữ sau sinh thể hiện ở bảng 4.23.
Bảng 4.23. Các nguồn lực hỗ trợ việc thích ứng với vai trò làm mẹ của PNSS
Các nguồn lực ĐTB ĐLC
Nguồn lực về tài chính, vật chất 3,0 0,52 Em bé này là một gánh nặng tài chính cho tôi. 3,73 0,52 Tôi có Ďủ tiền Ďể mua những thứ cần cho gia Ďình. 2,76 0,94 Tôi có Ďủ tiền Ďể làm những Ďiều mình muốn
(như thuê người giúp việc, thay Ďổi nơi ở…) 2,21 0,99 Nhà của tôi quá nhỏ hoặc không tiện nghi, 3,49 0,77 Tôi nhận Ďược sự giúp Ďỡ về vật chất (tiền bạc,
quần áo…) khi cần trong việc nuôi con, 2,85 0,79
Nguồn lực hỗ trợ tinh thần 3,31 0,43
Tôi cảm thấy cô độc trong việc nuôi con 3,69 0,64 Tôi có thể tâm sự với người thân hoặc bạn bè khi
gặp khó khăn trong việc làm mẹ, 2,96 0,81
Tôi Ďược người khác hướng dẫn hoặc cho lời
khuyên về cách chăm sóc con khi cần, 2,98 0,76 Tôi có thể nhờ người khác (người thân hoặc bạn bè,
người giúp việc…) chăm con khi cần, 2,98 0,83
ĐTB chung 3,17 0,41
(Ghi chú: ĐTB càng cao nguồn lực càng nhiều, các item in nghiêng là đã được đổi điểm)
ĐTB chung = 3,17 cho thấy phụ nữ sau sinh Ďánh giá về các nguồn lực ở mức
―khá nhiều‖, nguồn lực về tinh thần (ĐTB = 3,31) Ďược Ďánh giá ở mức Ďộ cao hơn nguồn lực về vật chất (ĐTB = 3,0). Đặc biệt, rất ít phụ nữ sau sinh gặp khó khăn về tài chính cho việc nuôi con và hầu như họ không cảm thấy bị ―cô Ďộc‖ trong hành trình làm mẹ.
Đa phần các bà mẹ Ďều tự mình chuẩn bị hoặc có sự trợ giúp của hai gia Ďình nội, ngoại cho việc nuôi dưỡng em bé. Chẳng hạn như một bà mẹ chia sẻ: ―Hai vợ chồng em lương đều thấp, lương của chồng em còn phải trả tiền ngân hàng khi bọn em vay mua đất. Khi em sinh con, hàng tháng, nhà nội cho đồ ăn, thức uống, nhà ngoại hỗ trợ em một khoản. Như thế em mới lo toan được. Chứ không thì làm sao mà nuôi được con‖. (Chị C. 27 tuổi, 1 con, TQ)
c. Sự hỗ trợ của người chồng
Trong các nguồn hỗ trơ xã hội Ďối với quá trình thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh, nghiên cứu Ďặc biệt quan tâm tới sự hỗ trợ của người chồng. Bảng dưới Ďây cho biết Ďánh giá của phụ nữ sau sinh về mức Ďộ hỗ trợ của người chồng (Ďồng thời là cha của trẻ):
Bảng 4.24. Sự hỗ trợ của người chồng đối với sự thích ứng với VTLM Sự hỗ trợ của người chồng ĐTB ĐLC
1. Quan tâm, chia sẻ, Ďộng viên 3,25 0,86
2. Đóng góp tài chính hoặc trực tiếp mua sắm Ďồ dùng. 2,99 1,17 3. Tư vấn cho chị các kiến thức về chăm con. 2,54 1,06 4. Thực hiện công việc chăm sóc con (bế con, cho ăn) 1,74 1,65 5. Làm việc nhà (nấu cơm, rửa bát,…) 2,97 1,00 6. Giúp chị hoàn thành công việc riêng của chị 2,72 1,06
ĐTB chung 2,89 0,65
ĐTB chung = 2,89 gần với mức Ďộ thứ 3 ―khá nhiều‖ trong 4 mức Ďiểm mà nghiên cứu Ďưa ra. Trong Ďó, ―quan tâm, chia sẻ, Ďộng viên‖ Ďạt mức Ďộ cao nhất ĐTB = 3,25), Ďứng thứ hai là việc ―Ďóng góp tài chính‖ (ĐTB = 2,99), Ďứng ở vị trí thấp nhất là ―thực hiện các công việc chăm sóc con‖ (ĐTB = 1,74). Điểm Ďặc biệt trong bảng số liệu trên là ĐLC tương Ďối lớn, thậm chí có biến quan sát ĐLC gần bằng ĐTB. Kết quả cho thấy, mức Ďộ phân tán của số liệu rất cao hay nói cách khác, các chị em Ďánh giá rất khác nhau về sự hỗ trợ của ông chồng. Điều này hoàn
toàn dễ hiểu bởi mỗi gia Ďình có hoàn cảnh riêng, tính các, thời gian, nghề nghiệp của các ông chồng rất khác nhau. Một người mẹ chia sẻ: ―Ôi, em chả khác gì bà mẹ
“đơn thân”, một nách hai con. Vì ông ấy vì công việc phải đi suốt ngày. Ông ấy c ng đâu có muốn thế. Nhưng giờ phải xác định một đứa nuôi con, đứa kia cày tiền thôi‖ (Chị G, 30 tuổi, 2 con, HN). Ngược lại, ở gia Ďình khác ―Anh nhà em rất quý con, hầu như đêm ngủ là ôm con, anh giành các việc chăm sóc con từ khi con còn bế ẵm, sữa bỉm các kiểu. Thậm chí, bà nội bà ngoại làm anh ấy c ng không ưng ý…
Tính anh ấy quý trẻ con, với lại anh ấy có nhiều thời gian, công việc anh ấy chủ động được” (Chị Ng. 28 tuổi, 2 con, TQ).
Như vậy, trong 7 yếu tố ảnh hưởng Ďược thiết kế dạng thang Ďo với 4 mức Ďiểm, ta nhận thấy mức Ďộ ĐTB của các yếu tố Ďược xếp thứ tự từ cao Ďến thấp như sau:
1/Sự chuẩn bị trước khi sinh; 2/Sự hài lòng của PNSS về trẻ; 3/Đánh giá của phụ nữ sau sinh về Ďặc Ďiểm phát triển của trẻ; 4/Các nguồn lực hỗ trợ Ďối với việc thích ứng với vai trò làm mẹ (Nguồn lực tinh thần > Nguồn lực vật chất); 5/Sự hỗ trợ của người chồng; 6/Sự hỗ trợ của những Ďối tượng xung quanh; 7/Biểu hiện của TCSS.
Mặc dù, sự Ďánh giá của phụ nữ sau sinh về các yếu tố ảnh hưởng là như vậy nhưng tác Ďộng của các yếu tổ này như thế nào Ďến sự thích ứng với vai trò làm mẹ của họ thì cần có sự phân tích tương quan và hồi quy ở phần 4.2.2. dưới Ďây.