Phụ nữ sau sinh

Một phần của tài liệu Sự thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau khi sinh con (Trang 52 - 55)

Chương 2. LÍ LUẬN VỀ SỰ THÍCH ỨNG VỚI VAI TRÒ LÀM MẸ CỦA PHỤ NỮ SAU SINH

2.2. Phụ nữ sau sinh

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thống nhất sử dụng thuật ngữ ―giai Ďoạn sau sinh‖

Ďể Ďề cập Ďến những vấn Ďề sức khỏe của sản phụ và sơ sinh tính từ khi sinh con Ďến hết ngày thứ 42 (6 tuần lễ), còn gọi là thời kỳ hậu sản [dẫn theo 9, tr4]. Đây là giai Ďoạn người phụ nữ hồi phục sức khỏe sau khi sinh con và thực hành việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Đây cũng là giai Ďoạn mà phụ nữ và trẻ em có rất nhiều nguy cơ về sức khỏe và bệnh tật. Một số nghiên cứu về mặt dịch tễ của sức khỏe tinh thần cũng Ďưa ra khoảng thời gian tương tự như quan niệm của WHO.

Tuy nhiên, dưới góc Ďộ tâm lí học hay Ďiều dưỡng thì giai Ďoạn sau sinh thường Ďược các tác giả tính từ thời Ďiểm sau sinh cho tới 1-2 năm. Trong nghiên cứu này giai Ďoạn sau sinh Ďược tính từ Ďứa trẻ chào Ďời cho tới 12 tháng. Theo luật Thai sản hiện nay thì những người lao Ďộng Ďược nghỉ ở nhà 6 tháng (nhận 100% lương).

Sau 6 tháng hoặc sớm hơn, người phụ nữ trở lại với công việc của mình.

2.2.2. Đặc điểm của phụ nữ sau sinh

2.2.2.1. Những biến đổi về sinh học, xã hội của phụ nữ sau sinh

Những biến Ďổi về mặt sinh học và Ďời sống của phụ nữ trong thời kỳ làm mẹ trải qua ba giai Ďoạn: mang thai, sinh nở và sau sinh. Lúc này, người phụ nữ cũng gặp rất

nhiều nguy cơ về sức khỏe. Chính vì vậy, phụ nữ mang thai và sinh con là một kiểu

―bệnh nhân‖ mà không mang bệnh của y khoa. Từ khi mang thai cơ thể người phụ nữ Ďã có nhiều biến Ďổi Ďặc biệt là về nội tiết tố, hình dáng bên ngoài, cân nặng và tình trạng sức khỏe. Một số phụ nữ trải qua thời gian mang thai khá dễ chịu nhưng cũng có không ít phụ nữ gặp các triệu chứng như: buồn nôn, khó khăn trong việc ăn uống hoặc ngủ, cảm giác mệt mỏi, Ďau lưng, cảm giác nặng nề, Ďau… [13].

Sự kiện sinh nở là thời Ďiểm kết thúc của thai kỳ và hiếm có người nào sinh nở mà không Ďau Ďớn. Dù là sinh thường hay dùng các biện pháp can thiệp thì cảm giác Ďau của phụ nữ là không thể tránh khỏi. Theo các bác sỹ, sau khi sinh nở, số lượng rất lớn các nội tiết tố trong thời kỳ mang thai biến mất cũng Ďồng nghĩa là sức sống giảm Ďi. Có thể Ďây là giai Ďoạn rất mệt mỏi cho người phụ nữ, Ďòi hỏi một chế Ďộ chăm sóc sức khỏe và nghỉ ngơi hợp lí mới giúp người phụ nữ phục hồi Ďược sức khỏe [13].

Các công việc của người mẹ (tự thực hiện hoặc có sự hỗ trợ của người khác) thời kì thai sản bao gồm những việc chăm sóc bản thân (ăn uống, sinh hoạt) và những việc chăm sóc em bé (bồng bế con, cho bé bú, vệ sinh cho bé,…). Yêu cầu Ďặt ra cho người mẹ lúc này là Ďáp ứng các nhu cầu dinh dưỡng, an toàn cho trẻ làm cho trẻ khỏe mạnh, phát triển Ďầy Ďủ các mặt.

Thông thường, khi mới bước vào thời kỳ làm mẹ, người phụ nữ Ďược người khác (chồng hoặc thành viên trong gia Ďình hay người giúp việc) giúp Ďỡ việc chăm sóc sức khỏe của mình và em bé. Do nhu cầu nghỉ ngơi và cả lí do kiêng kị mà thời gian này, người phụ thường không ra khỏi nhà. Dân gian hay gọi là thời kỳ ―ở cữ‖.

Với những người có nghề nghiệp ổn Ďịnh thì giai Ďoạn này họ tạm dừng công việc và sự nghiệp cũng như các mối quan hệ nghề nghiệp.

2.2.2.2. Những biến đổi tâm lí trong thời kì sau sinh

Sinh con là một sự kiện quan trọng trong cuộc Ďời người phụ nữ, nó có thể mang lại cả những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực Ďến tâm lí của các bà mẹ.

Theo tác giả Orit Taubman - Ben-Ari (2009), sau quá trình căng thẳng, việc sinh con có thể giúp người mẹ: tăng cường mối quan hệ giữa các cá nhân và sự Ďánh giá

cao hơn của người khác về mình; thay Ďổi trong tự nhận thức theo hướng tăng khả năng phục hồi và trưởng thành và Ďây là cơ hội người phụ nữ kiểm tra lại triết lí cuộc sống cũng như thiết lập những ưu tiên mới. Tedeschi & Calhoun (1996) cho rằng những thay Ďổi tích cực có thể trỗi dậy trong nghịch cảnh có khả năng dẫn dắt người phụ nữ Ďến năm khía cạnh: hình thành khả năng mới, mối quan hệ với những người khác, sức mạnh cá nhân, thay Ďổi tâm linh và tăng ý nghĩa cuộc sống. Các tài liệu về sự thích nghi Ďể làm mẹ cho thấy rằng trong quá trình chuyển Ďổi Ďể làm mẹ, phụ nữ có thể Ďạt Ďược lòng tự trọng, ý nghĩa mới trong cuộc sống, một cảm giác tràn Ďầy năng lượng và khả năng nhận ra vai trò tích cực của bản thân và môi trường xã hội của họ (Wells, Hobfoll& Lavin, 1999).

Ở khía cạnh tiêu cực, việc một Ďứa trẻ ra Ďời với rất nhiều yêu cầu mới có thể tạo ra sự lo lắng Ďáng kể có thể Ďược khó khăn cho cuộc sống của gia Ďình. Thậm chí, quá trình chuyển Ďổi có thể phá vỡ cuộc sống của các thành viên gia Ďình (Cowan & cs, 1999; Feeney & Cs, 2001) và mang lại sự suy giảm hạnh phúc hôn nhân (Helms-Erikson, 2001). Kinh nghiệm của người phụ nữ sau sinh không chỉ là niềm vui mà còn Ďầy thử thách, là nguyên nhân gây ra căng thẳng, lo lắng, cảm giác bất lực và sự cô Ďơn cũng như một cảm giác mất mát về sự tự chủ, thời gian và khả năng về nghề nghiệp (Nicolson, 1999) [dẫn theo 50, tr2]. Theo một nghiên cứu về kinh nghiệm trở thành làm mẹ lần Ďầu của các tác giả Lesley Barclay & cs (1996) những người phụ nữ sau sinh mô tả việc làm mẹ của họ bằng sáu Ďộng, tính từ sau:

“nhận ra”, “chưa sẵn sàng”, “mất mát”, “cô đơn”, “kiệt sức”, “cố gắng” [dẫn theo 118, tr1].

Thậm chí, những người phụ nữ sau sinh Ďược xem là Ďối tượng có nhiều nguy cơ về sức khỏe tinh thần. Các rối nhiễu sau sinh Ďược chia ba loại: thoáng buồn (baby blues), trầm cảm (depression) và loạn thần sau sinh (puerperal psychosis). Tỷ lệ, thời kì khởi phát và thời gian của ba loại rối loạn sau sinh Ďược thể hiện trong bảng dưới Ďây:

Bảng 2.1. Các rối nhiễu tâm thần sau sinh (Nonacs & Cohen, 1998) [dẫn theo 123, tr16]

Rối nhiễu

Tỉ lệ % Thời gian bắt đầu

Thời gian kéo dài Yêu cầu điều trị Thoáng

buồn 30-75% Ngày thứ 3 - thứ 4 sau sinh

Từ vài giờ cho tới vài ngày

Không cần Ďiều trị

Trầm cảm

sau sinh 10-15% Trong 12 tháng sau sinh

Nhiều tuần Ďến nhiều tháng

Cần Ďược Ďiều trị thường xuyên Loạn thần

sau sinh 0.1-0.2% Trong 2 tuần sau sinh

Nhiều tuần Ďến nhiều tháng

Cần Ďược Ďến bệnh viện Ďiều trị.

Như vậy, thoáng buồn là một trạng thái tâm lí khá phổ biến Ďối với phụ nữ sau sinh. Đồng thời, thời Ďiểm này người phụ nữ cũng có nguy cơ trầm cảm cao hơn so với người khác.

Từ khái niệm vai trò làm mẹ và Ďặc Ďiểm của thời kì sau sinh, ta nhận thấy ở thời kì sau sinh, các bà mẹ mới một mặt phải Ďối diện với việc Ďáp ứng với yêu cầu của vai trò làm mẹ - một nhiệm vụ Ďầy thách thức, một mặt phải Ďối diện với nguy cơ về SKTT do những sự thay Ďổi về cơ thể, tâm lí và xã hội. Do vậy, có thể khẳng Ďịnh rằng việc thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh là một quá trình không hề Ďơn giản và dễ dàng với tất cả các bà mẹ. Phần dưới Ďây sẽ làm rõ nội vấn Ďề lí luận về thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh.

Một phần của tài liệu Sự thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau khi sinh con (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(234 trang)