Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ THÍCH ỨNG VỚI VAI TRÒ LÀM MẸ CỦA PHỤ NỮ SAU SINH
1.1. Các nghiên cứu về thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh trên thế giới
1.2.1. Các yếu tố văn hóa - xã hội ảnh hưởng tới thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh
Ở hướng nghiên cứu này các tác giả quan tâm Ďến Ďặc trưng văn hóa của phụ nữ sau sinh Việt Nam trong quá trình thích ứng với vai trò làm mẹ bằng cách so sánh với các nhóm phụ nữ sau sinh ở các nước khác.
Một nghiên cứu với mẫu Ďược thu thập là 210 bà mẹ Nhật Bản và 132 bà mẹ Việt Nam của nhóm tác giả Goto A. và cộng sự người Việt Nam (2007) cho thấy tỉ lệ các bà mẹ không tự tin với vai trò làm mẹ ở Việt Nam cao hơn ở Nhật Bản (các bà mẹ Nhật là 48%, Việt Nam 63%). Các bà mẹ thiếu tự tin ở cả hai quốc gia Ďều cảm thấy ít thời gian hạnh phúc và thư giãn với việc nuôi con, Ďồng thời sự tự tin làm mẹ có liên quan Ďến kinh nghiệm nuôi con nhỏ. Nghiên cứu cho thấy sự tự tin làm mẹ của các bà mẹ Nhật liên quan nhiều Ďến việc mang thai chủ Ďộng hay bị Ďộng, Ďến tình trạng công việc. Trong khi Ďó, sự tự tin của các bà mẹ ở Việt Nam lại liên quan nhiều hơn Ďến trình Ďộ học vấn [68].
Một nghiên cứu khám phá bằng phỏng vấn sâu với 22 bà mẹ dưới 20 tuổi (Ďang mang thai hoặc sau sinh) ở nông thôn Việt Nam của nhóm tác giả Klingberg Allvin
& cs(2008) Ďã phát hiện ra rằng có sự mâu thuẫn trong quá trình thích ứng với vai trò làm mẹ của các bà mẹ tuổi vị thành niên. Họ vừa cảm thấy bối rối vì mình còn quá trẻ nhưng vừa hạnh phúc vì việc sinh con mang lại sự hài lòng cho chồng và gia Ďình Ďôi bên của họ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các bà mẹ tuổi vị thành niên ở Việt Nam bị yếu thế trong việc quyết Ďịnh việc mang thai và sinh nở. Hệ quả, việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản bị hạn chế [86].
Từ góc Ďộ tiếp cận y tế công cộng, tác giả Phạm Phương Lan (2014) có công trình nghiên cứu về thực hành chăm sóc sau sinh của bà mẹ ở bệnh viện và ở nhà Ďối với 389 bà mẹ ở thành thị và 373 bà mẹ ở nông thôn. Nghiên cứu Ďã phát hiện ra rằng: về kiến thức chăm sóc sau sinh nói chung chỉ có 36,2% và về thực hành
chăm sóc sau sinh chỉ có 34,6% các bà mẹ Ďạt yêu cầu theo chuẩn Ďánh giá của tổ chức y tế thế giới. Tuổi bà mẹ, số con là những yếu tố tác Ďộng Ďến kiến thức và thực hành về chăm sóc sau sinh. Các bà mẹ trên 30 tuổi, Ďã sinh con lần thứ 2 trở lên có kiến thức và thực hành chăm sóc sau sinh tốt hơn [9]. Như vậy, ta có thể nhận thấy tuổi tác là một yếu tố ảnh hưởng Ďến sự thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh Việt Nam.
Từ lĩnh vực dinh dưỡng, nhóm tác giả Babington L. & Patel B. (2008) phát hiện ra rằng những bà mẹ cho con bú sữa mẹ tin rằng trẻ khỏe mạnh hơn so với sữa công thức nhưng lại báo cáo rằng họ gặp khó khăn hơn trong việc duy trì công việc và các chức năng khác trong gia Ďình [32]. Như vậy, chúng ta có thể hiểu cách thích ứng với vai trò làm mẹ sẽ khác nhau theo cách mà họ cho con bú sữa mẹ hay cho con bú sữa công thức.
Một nghiên cứu Ďược tiến hành bởi Murray L. & cs (2018) với mẫu là 23 phụ nữ sau sinh từ 0-6 tháng Ďược lựa chọn từ hai Ďịa Ďiểm thành thị và nông thôn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Trong Ďó, có 5 vấn Ďề Ďược thảo luận, bao gồm: kĩ năng xử lí khi trẻ khóc, tìm hiểu nguyên nhân khi trẻ có vấn Ďề hành vi, sự hiểu biết về nguyên nhân khiến trẻ khóc, Ďáp ứng tình cảm của người chăm sóc và hoàn cảnh gia Ďình. Nghiên cứu cho thấy một thực tế là việc chăm sóc trẻ sơ sinh thường Ďược thực hiện bởi nhiều thành viên (ở các thế hệ khác nhau) trong gia Ďình, nhất là sự chăm sóc hàng ngày. Đặc trưng của các bà mẹ Việt Nam là các hoạt Ďộng chăm sóc Ďược thực hiện ngay lập tức khi trẻ có dấu hiệu khó chịu, cho con bú sữa mẹ và cho trẻ ngủ chung giường với bố mẹ. Hầu hết các bà mẹ Ďều nhận Ďược lời khuyên về việc chăm sóc trẻ từ các thành viên trong gia Ďình. Mặc dù, thực tế trẻ khóc là do Ďói hoặc bị cô Ďơn nhưng niềm tin truyền thống cho rằng trẻ bị ―ma trêu‖ hoặc bị
―nóng‖. Khi mới làm mẹ, phụ nữ sau sinh mô tả rằng họ cảm thấy lo lắng, thất vọng và bất lực liên quan Ďến những hành vi bất ổn ở trẻ sơ sinh của họ [99]. Từ kết quả nghiên cứu của Murray L. & cs, ta nhận thấy việc thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các thành viên trong gia Ďình.
Trong một nghiên cứu Ďịnh tính với mẫu là 11 phụ nữ nhập cư người Việt Nam tại Hàn Quốc, nhóm tác giả Cho HH. & cs (2014) cho thấy có sự xung Ďột tâm lí
của các bà mẹ do họ ―chưa chuẩn bị cho việc làm mẹ ở nền văn hóa khác”, “cảm thấy bị bỏ rơi trước những nghi thức truyền thống”, “cảm thấy mình không thể độc lập được”, “không ngừng hi vọng dù mâu thuẫn và kì thị”. Kết luận của nghiên cứu chỉ ra rằng những người phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài này trải qua cả khía cạnh tiêu cực và cả những khía cạnh tích cực trong quá trình thích ứng với vai trò làm mẹ [47]. Như vậy, có thể khẳng Ďịnh rằng sự khác biệt về văn hóa, môi trường sống ảnh hưởng nhiều Ďến sự thích ứng với VTLM của phụ nữ Việt Nam. Một nghiên cứu tương tự khác của nhóm tác giả Eo YS& Kim JS (2018) tại Hàn Quốc với 3 nhóm phụ nữ sau sinh: 142 bà mẹ người Hàn Quốc, 84 bà mẹ nhập cư từ Philipin, 122 bà mẹ nhập cư từ Việt Nam cũng cho thấy áp lực trong quá trình thích ứng với vai trò làm mẹ giữa các nhóm phụ nữ này có sự khác nhau. Trong khi Ďó, quan hệ tương tác mẹ - con giữa 3 nhóm này không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê [59].
Trong mẫu gồm 44 phụ nữ Việt Nam Ďịnh cư ở Đài Loan, trong Ďó có 23 người Ďược theo dõi tới 6 tuần sau sinh, nhóm tác giả Tsao Y. & cs (2014) với công cụ là thang Ďo trầm cảm Edingburgh (Edingburgh Postnatal Depression Scale -EPDS) Ďã phát hiện ra tỉ lệ trầm cảm trước sinh là 32%, trầm cảm sau sinh là 26% (ĐTB ≥ 13). Nhóm tác giả lí giải về tỉ lệ trầm cảm sau sinh cao hơn mức bình quân trên thế giới là do hoàn cảnh khó khăn của phụ nữ nhập cư. Trong Ďó, trầm cảm trước sinh và sự hỗ trợ xã hội dự báo trầm cảm sau sinh [126]. Chen TL. & cs (2008) so sánh về việc tuân thủ thực hành chăm sóc sau sinh và các triệu chứng trầm cảm giữa các bà mẹ xuất thân từ Việt Nam so với các bà mẹ xuất thân từ Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc tuân thủ các hoạt Ďộng chăm sóc sau sinh theo văn hóa Đài Loan có mối tương quan với triệu chứng trầm cảm sau sinh. Trong Ďó, phụ nữ sau sinh xuất thân từ Trung Quốc có mức Ďộ chấp nhận và tuân thủ thực hành chăm sóc sau sinh theo văn hóa Đài Loan cao hơn nhưng có tỉ lệ trầm cảm sau sinh thấp hơn các bà mẹ xuất thân từ Việt Nam. Kết quả này cho thấy dù trong cùng một bối cảnh văn hóa châu Á nhưng sự khác biệt về thích ứng với vai trò làm mẹ mang Ďặc trưng văn hóa quốc gia [43].
Tóm lại, các công trình nghiên cứu trên Ďây Ďã khẳng Ďịnh một số yếu tố văn hóa - xã hội của phụ nữ sau sinh như: trình Ďộ học vấn, tuổi tác, sự hỗ trợ của gia
Ďình, việc cho con bú bằng sữa mẹ hay sữa công thức, sự khác biệt về môi trường văn hóa có tác Ďộng Ďến sự thích ứng của phụ nữ sau sinh.
1.2.2. Hướng nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của phụ nữ sau sinh ở Việt Nam Hướng nghiên cứu về khía cạnh sức khỏe tâm thần của phụ nữ sau sinh Ďược các nhà nghiên cứu ở Việt Nam quan tâm hơn cả trong số các nghiên cứu về thích ứng với vai trò làm mẹ.
Đầu tiên, phải kể Ďến công trình khoa học của tác giả Vũ Thị Chín (1994): Bước đầu tìm hiểu tâm lí sản phụ và quan hệ sớm mẹ con. Hướng nghiên cứu của Vũ Thị Chín tập trung vào khía cạnh tâm lí lâm sàng (liên quan Ďến yếu tố bệnh lí) về diễn biến tâm lí của sản phụ và mối quan hệ gắn bó mẹ - con. Tác giả cũng sử dụng phương pháp phân tích những trường hợp của những bà mẹ Ďặc biệt như: mất con, sinh non, những trường hợp mổ Ďẻ Ďể làm rõ sự gắn bó mẹ - con [2].
Tiếp cận ở khía cạnh cảm xúc tiêu cực của phụ nữ sau sinh, Lê Thị Thanh Thủy
& cs (2009) có công trình ―Khủng hoảng tâm lí ở phụ nữ sau sinh‖ (Ďề tài cấp Đại học quốc gia Hà Nội). Nghiên cứu cũng chỉ ra những yếu tố nguy cơ có thể gây ra rối loạn tâm lí cho sản phụ Ďó là tình trạng kinh tế, mối quan hệ giữa sản phụ và người chồng hoặc với gia Ďình, Ďịa bàn sinh sống là thành thị hay nông thôn, Ďứa con mới sinh ở tình trạng khỏe mạnh hay quấy khóc hoặc bệnh tật, từ các nghi lễ hoặc phong tục của gia Ďình. Nhóm tác giả Ďã chỉ ra các dấu hiệu cho thấy các sản phụ gặp vấn Ďề tâm lí trong thời kỳ nuôi con, Ďó là tâm trạng dễ xúc Ďộng, khóc, lo sợ, dễ cáu gắt, tủi thân, cảm thấy cô Ďơn, hồi hộp… Nguyên nhân của sự biến Ďổi tâm lí ở phụ nữ sau sinh cũng Ďược quy cho mặt trái của cuộc sống sôi Ďộng với nhiều áp lực, sự thay Ďổi sinh lí ở người phụ nữ, kinh tế gia Ďình, tình cảm vợ chồng và sự xuất hiện của Ďứa trẻ [23].
Nhóm tác giả Trần Thị Minh Đức & cs (2016) Ďã xuất bản cuốn sách: Phụ nữ sau sinh - Rối nhiễu tâm lí và biện pháp hỗ trợ. Cuốn sách trình bày kết quả của công trình nghiên cứu với 1.134 phụ nữ sau sinh có con từ 0-12 tháng. Trong Ďó, tỉ lệ rối loạn trầm cảm sau sinh là 11,5%, rối loạn lo âu sau sinh là 10,1%. Những yếu tố nguy cơ có thể làm tăng mức Ďộ rối loạn lo âu và trầm cảm là sự sa sút về kinh tế, thiếu vắng sự trợ giúp sau sinh, sự ốm Ďau của người thân, sự Ďánh giá không tích
cực về trẻ và sức khỏe của phụ nữ sau sinh, mối quan hệ hôn nhân không tốt, sự kém hiểu biết của phụ nữ sau sinh về việc mang thai và nuôi con, sự tự Ďánh giá bản thân là người hướng nội. Trong mô hình hồi quy dự báo các rối loạn tâm lí mà nghiên cứu Ďã phân tích cho thấy: yếu tố ―tự Ďánh giá bản thân‖ là yếu tố có thể dự báo cho mọi dạng rối loạn, ―thời gian chăm lo cho bản thân‖ và ―Ďiều kiện nơi ở‖ có xuất hiện ở phần lớn số lần dự báo cho các rối loạn. Ngoài ra, các tác giả Ďã sử dụng thang Ďo về sự hài lòng của phụ nữ sau sinh với việc làm mẹ. Kết quả cho thấy 95,1% phụ nữ sau sinh hài lòng với việc có con. Ở khía cạnh ứng phó của phụ nữ sau sinh, nghiên cứu Ďã chỉ ra rằng phụ nữ sau sinh có xu hướng thực hiện các hoạt Ďộng tự ứng phó (tâm sự với người thân, chia sẻ với bạn bè, chia sẻ trên mạng,...) và các hoạt Ďộng thư giãn, giải trí khi có mệt mỏi, căng thẳng trong việc chăm sóc con.
Việc tìm kiếm các nguồn trợ giúp chuyên nghiệp (tư vấn tâm lí, y tế) thì chưa Ďược chú trọng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chỉ có số ít phụ nữ sau sinh sử dụng kiểu ứng phó tiêu cực như ngủ li bì, bỏ con Ďi Ďâu Ďó, buông xuôi, Ďập phá, sử dụng chất kích thích,... [6].
Ngoài các công trình nghiên cứu về các vấn Ďể sức khỏe tâm thần nói chung của phụ nữ sau sinh, có rất nhiều công trình nghiên cứu ở Việt Nam Ďặc biệt quan tâm tới trầm cảm sau sinh. Các nghiên cứu về trầm cảm sau sinh thường tập trung xác Ďịnh tỉ lệ và các yếu tố ảnh hưởng tới trầm cảm sau sinh.
Tác giả Lê Thị Thanh Thủy (2016) phát hiện tỉ lệ trầm cảm ở 366 phụ nữ sau sinh (từ 0-2 năm) là 15,5%. Trong các yếu tố ảnh hưởng thì kiểu hệ thần kinh, tính hướng nội – hướng ngoại của nhân cách, mối quan hệ với chồng, với cha mẹ là các yếu tố có mối tương quan có ý nghĩa với trầm cảm sau sinh [24]. Tỉ lệ trầm cảm sau sinh trong khảo sát của Lương Bạch Lan & cs (2008) tại bệnh viện Hùng Vương với các bà mẹ Ďang có con chăm sóc ở Ďây là 11,6 [dẫn theo 24, tr9].
Trong một nghiên cứu khác với mẫu là 506 PNSS mới sinh trong khoảng 6 tuần tại các cơ sở chăm sóc sản khoa ở Thành phố Hồ Chí Minh nhóm tác giả Fisher JR. & cs (2004) Ďã phát hiện ra rằng 33% phụ nữ có Ďiểm EPDS từ 12 trở lên, có 77% trường hợp là mang thai không như mong muốn, không có việc làm ổn Ďịnh, thời gian nghỉ sau khi sinh dưới 30 ngày, tình trạng sức khỏe của Ďứa trẻ không
tốt, không Ďược chăm sóc Ďầy Ďủ về mặt dinh dưỡng, kiêng cữ quá nhiều và khó khăn khi chia sẻ với chồng [dẫn theo 24, tr41]. Bằng thang Ďo sàng lọc PHQ-9, nhóm tác giả Trần Thành Nam & cs (2017) phát hiện ra tỉ lệ trầm cảm của các bà mẹ sống tại huyện Thường Tín dao Ďộng từ 4,4% (thời gian mang thai) cho Ďến 5,2 % (thời gian sau sinh). Trong 150 bà mẹ tham gia vào nghiên cứu này có tới 9,7% các bà mẹ có Ďiểm số trầm cảm sau sinh Ďo bằng thang Ďo EDPS trong ngưỡng lâm sàng (cần can thiệp ngay) và 14,9% bà mẹ sau sinh có Ďiểm số trầm cảm sau sinh trong ngưỡng ranh giới (nguy cơ cao) [14].
Kết quả nghiên cứu của nhóm bác sĩ Lâm Xuân Điền & cs (2002) chỉ ra rằng 30,4% sản phụ có tiền sử bị lo âu và hay mất ngủ bị trầm cảm sau sinh so với 3,4%
ở nhóm sản phụ có tiền sử bình thường. Có 12,5% sản phụ có tiền sử bị bệnh lí Ďa khoa (thường gặp nhất là bệnh lí tai mũi họng rồi Ďến bệnh lí tuần hoàn, khối u) bị trầm cảm sau sinh so với 3,2%. 13,9% sản phụ có rối loạn tâm thần trong thai kỳ bị trầm cảm sau sinh so với 4,2% ở nhóm sản phụ có thai kỳ bình thường, 28,6% sản phụ có sử dụng rượu và/hay thuốc lá trong thai kỳ bị trầm cảm sau sinh so với 4,8%
ở nhóm sản phụ không sử dụng18,2% sản phụ sinh khó bị trầm cảm sau sinh so với 4,7% ở nhóm sản phụ sinh mổ và 2,4% ở nhóm sinh thường. Như vậy ở nghiên cứu này yếu tố sinh khó có liên quan Ďáng kể với trầm cảm sau sinh nhưng không có mối liên quan giữa sinh mổ và trầm cảm sau sinh. Nghiên cứu của Lâm Xuân Điền và Cs cũng cho thấy những sản phụ có nguy cơ trầm cảm sau sinh cao hơn khi gặp các vấn Ďề như khó khăn cho con bú, có mối quan hệ không tốt với chồng, ít nhận Ďược sự hỗ trợ của người thân và không có người Ďể chia sẻ [dẫn theo 24].
Nhóm tác giả Nguyễn Thanh Hiệp & cs (2008) xác Ďịnh tỉ lệ trầm cảm sau sinh bằng thang Ďo EPDS ở những phụ nữ mang thai và có bệnh lí nội khoa như tim mạch, bệnh phổi như hen suyễn, lao, cường giáp, Ďái tháo Ďường, bệnh thận, về bệnh lí sản khoa như sinh non, vết mổ cũ, ngôi thai bất thường, ối vỡ non, song thai, khung chậu giới hạn, thai suy dinh dưỡng và các bệnh lí khác. Kết quả cho thấy có 21.6% (66/305 trường hợp) sản phụ bị trầm cảm sau sinh. So sánh mối tương quan giữa bệnh lí nội khoa của sản phụ và trầm cảm trước sinh với trầm cảm sau sinh cho thấy bệnh nội khoa không phải là yếu tố nguy cơ của trầm cảm sau sinh. So sánh
mối tương quan giữa những yếu tố nguy cơ về tình trạng sản khoa bất thường với trầm cảm sau sinh cho thấy không có mối quan hệ nhân quả [dẫn theo 24].
Nói về các yếu tố ảnh hưởng Ďến sự thích ứng của của phụ nữ sau sinh với vai trò làm mẹ, Ďề tài nghiên cứu của nhóm tác giả Trần Tuấn & cs (2003) có Ďưa các yếu tố như tuổi của người phụ nữ, học vấn, tình trạng phụ nữ bị bạo lực gia Ďình, tình trạng kinh tế, vấn Ďề của Ďứa trẻ mới sinh vào nhằm mục Ďích tìm hiểu mối liên quan giữa các yếu tố này với trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên kết quả cho thấy chỉ có yếu tố tình trạng kinh tế có liên quan tới mức Ďộ TC ở PNSS, các yếu tố còn lại không có mối liên quan gì Ďến trầm cảm ở PNSS [dẫn theo 24, tr21]. Nghiên cứu của Trần Thành Nam, Lê Thị Thu Quỳnh (2017), bằng phương pháp nghiên cứu trường hợp phát hiện ra rằng các yếu tố văn hóa, xã hội và chấn thương là nguy cơ gây ra TCSS, bao gồm: Trầm cảm trước sinh, lo âu trước sinh, mang thai không theo ý muốn, thiếu sự hỗ trợ của gia Ďình, cộng Ďồng, không hài lòng với cuộc sống hôn nhân/quan hệ vợ chồng, căng thẳng trong cuộc sống, áp lực về việc chăm sóc trẻ, khí chất của trẻ khó khăn. Kết quả nghiên cứu cũng khẳng Ďịnh rằng các hình thức kiêng khem cho các bà mẹ theo phong tục truyền thống Việt Nam không có mối liên hệ với biểu hiện TCSS [14].
Nhóm tác giả Van Vo T. & cs (2017) cũng sử dụng thang Ďo EPDS tại thành phố Đà Nẵng Ďể Ďánh giá tình trạng trầm cảm sau sinh. Kết quả là 19,3% phụ nữ sau sinh trong mẫu nghiên cứu có triệu chứng TCSS. Hồi quy Ďa biến cho thấy các yếu tố chính liên quan Ďáng kể với các triệu chứng của TCSS gồm: Không thể dựa vào sự giúp Ďỡ của chồng, chồng không dành thời gian Ďể chia sẻ vấn Ďề, lo lắng về các vấn Ďề khác của cuộc sống và khi trẻ bị ốm [129]. Năm 2018, nhóm tác giả Nhị T.T. & cs Ďã công bố bài báo về mối quan hệ giữa bạo lực về tình cảm và sức khỏe tâm thần của các bà mẹ bằng phương pháp phỏng vấn 20 phụ nữ tại Hà Nội.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa sự bạo lực về tình cảm như (chồng không quan tâm, chồng từ chối hỗ trợ, chồng kiểm soát) với sự căng thẳng trước và sau sinh. Vì vậy, nghiên cứu Ďề xuất các chương trình và chính sách giảm tính tổn thương của của các bà mẹ cần tính Ďến cấu trúc quan hệ thân mật của họ [103].