Một số yếu tố liên quan đến sự thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ

Một phần của tài liệu Sự thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau khi sinh con (Trang 112 - 128)

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SỰ THÍCH ỨNG VỚI VAI TRÒ LÀM MẸ CỦA PHỤ NỮ SAU SINH

4.1. Thực trạng thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh

4.1.2. Một số yếu tố liên quan đến sự thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ

Sự khác biệt về mức Ďộ thích ứng của 312 phụ nữ sau sinh sẽ Ďược làm rõ nữa ở phần 4.1.2 khi Ďánh giá sự khác biệt của một số yếu tố liên quan Ďến sự thích ứng với vai trò làm mẹ.

4.1.2. Một số yếu tố liên quan đến sự thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh

4.1.2.1. Đặc điểm của trẻ và thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh Trong lí luận, sự phát triển của trẻ là một ―Ďầu ra‖ nhưng Ďồng thời cũng là yếu tố tác Ďộng Ďến sự thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh. Phân tích One- way ANOVA cho thấy kết quả về sự khác biệt mức Ďộ thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh theo các những Ďặc Ďiểm của trẻ thể hiện ở bảng 4.8.

Số liệu cho thấy những Ďặc Ďiểm ban Ďầu của trẻ như giới tính, sức khỏe mới sinh, cân nặng của trẻ khi sinh ra, tính khí của trẻ không liên quan Ďến sự thích ứng với vai trò làm mẹ của các bà mẹ (p>0,05). Riêng ―thói quen ăn, ngủ của trẻ

không liên quan Ďến sự hài lòng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh còn lại các yếu tố thuộc về sự phát triển của trẻ Ďều tạo ra khác biệt có ý nghĩa thông kê trong tất cả biểu hiện thích ứng với vai trò làm mẹ cũng như sự thích ứng với vai trò làm mẹ nói chung. Điều này chứng tỏ, về mặt cảm xúc các bà mẹ có khả năng ―chấp nhận con vô điều kiện‖ hay ―việc ăn ngủ của con như thế nào là so cách chăm sóc con của mình” như cách chị Ph. (32 tuổi, 2 con, TQ) giải thích.

Xem xét khác biệt ở ĐTB (phần phụ lục) cho thấy có một xu hướng chung về sự liên quan giữa các Ďặc Ďiểm phát triển của trẻ và sự thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh, Ďó là sự phát triển càng tốt thì mức Ďộ thích ứng với vai trò làm mẹ càng tốt.

Bảng 4.8. So sánh đặc điểm của trẻ và thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh (p)

TT Đặc điểm của trẻ

Sự hài lòng

Sự tự tin

Hành vi đáp ứng

Thích ứng với

VTLM

1 Giới tính của trẻ 0,46 0,67 0,23 0,30

2 Tính khí (dễ nuôi - khó nuôi) 0,62 0,07 0,11 0,20 3 Sức khỏe của trẻ khi mới sinh 0,08 0,70 0,18 0,14 4

Cân nặng của trẻ khi sinh (thiếu cân,

trung bình, trên trung bình) 0,59 0,62 0,69 0,67

5 Sức khỏe hiện tại 0,00 0,00 0,00 0,00

6 Thói quen ăn uống 0,09 0,00 0,00 0,00

7 Thói quen ngủ 0,08 0,00 0,01 0,01

8 Vận Ďộng theo Ďộ tuổi (cử Ďộng, lẫy, bò…) 0,00 0,00 0,00 0,00 9 Khả năng giao tiếp (hóng chuyện, cười…) 0,01 0,00 0,00 0,00 10 Phát triển chiều cao, cân nặng 0,02 0,00 0,00 0,00 11 Sự phát triển trí tuệ, khả năng nhận biết 0,00 0,00 0,00 0,00

12 Sự phát triển tình cảm 0,00 0,00 0,00 0,00

Kết quả này khẳng Ďịnh rằng giữa sự phát triển của trẻ và sự thích ứng của phụ nữ sau sinh với vai trò làm mẹ có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Sự liên quan này là Ďiều dễ hiểu Ďặc Ďiểm của trẻ vừa là yếu tố ảnh hưởng vừa là sản phẩm của quá trình thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh. Bên cạnh Ďó, quan Ďiểm xã hội cũng Ďánh giá về năng lực làm mẹ bằng cách dựa vào sự phát triển của con, kiểu

―con hư tại mẹ‖.

Phần này sẽ thể hiện rõ hơn ở phần phân tích quan hệ tương quan giữa các Ďặc Ďiểm phát triển của trẻ và thích ứng với vai trò làm mẹ.

4.1.2.2. Các yếu tố liên quan đến đặc điểm cá nhân của phụ nữ sau sinh a. Một số đặc điểm nhân khẩu - xã hội của phụ nữ sau sinh

Giá trị ý nghĩa (p) của các phép so sánh 5 biến nhân khẩu - xã hội của phụ nữ sau sinh với sự thích ứng với vai trò làm mẹ thể hiện ở bảng 4.9.

Kết quả cho thấy trong năm yếu tố nhân khẩu - xã hội của người mẹ thì yếu tố tuổi tác không tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở tất cả các khía cạnh thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh (p>0,05). Lần sinh con (con Ďầu lòng hay con thứ) tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa ở biểu hiện tự tin trong vai trò làm mẹ, hành vi Ďáp ứng vai trò làm mẹ và thích ứng với vai trò làm mẹ nói chung; sự chênh lệch về trình Ďộ học vấn tạo ra sự khác biệt về sự hài lòng với vai trò làm mẹ, hành vi Ďáp ứng vai trò làm mẹ. Đặc biệt, yếu tố thời gian sau sinh tạo nên sự khác biệt có ý nghĩa ở tất cả các khía cạnh thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh.

Bảng 4.9. So sánh thích ứng với vai trò làm mẹ theo đặc điểm nhân khẩu - xã hội của phụ nữ sau sinh (p)

TT Các đặc điểm nhân khẩu - xã hội của người mẹ

Sự hài lòng

Sự tự tin

Hành vi đáp

ứng

Thích ứng với

VTLM

1 Chênh lệch Ďộ tuổi 0,87 0,42 0,38 0,60

2 Chênh lệch về trình Ďộ học vấn 0,00 0,27 0,03 0,61 3 Tính chất nghề nghiệp khác nhau 0,08 0,42 0,59 0,31

4 Thời gian sau sinh 0,05 0,00 0,00 0,00

5 Lần sinh khác nhau 0,24 0,02 0,03 0,03

Lần sinh và thích ứng với vai trò làm mẹ

Hầu hết các nghiên cứu trên thế giới Ďều khẳng Ďịnh sự thích ứng với vai trò làm mẹ có sự khác nhau giữa các bà mẹ sinh con Ďầu và sinh con thứ. Kết quả của luận án một lần nữa khẳng Ďịnh Ďiều này. Cụ thể, sự khác biệt về ĐTB thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.10. Sự khác biệt về thích ứng với vai trò làm mẹ về lần sinh con Các khía cạnh

thích ứng

Sinh con đầu Sinh con thứ Mức ý nghĩa

ĐTB (ĐLC)

1. Sự hài lòng 3,55 (0,34) 3,50 (0,36) t(308) = 1,273, p = 0,20 2. Sự tự tin 3,38 (0,39) 3,26 (0,42) t(308) = 5,436, p = 0,02 3. Hành vi Ďáp ứng 3,65 (0,33) 3,55 (0,35) t(308) = 4,780, p = 0,03 4. Sự thích ứng với

vai trò làm mẹ 3,48 (0,28) 3,42 (0,28) t(308) = 4,871, p = 0,03

Số liệu ở bảng 4.10 cho thấy những bà mẹ sinh con lần Ďầu hay sinh con thứ Ďều không có sự khác biệt về sự hài lòng với vai trò làm mẹ. Tuy nhiên, có sự khác biệt có ý nghĩa về sự tự tin và hành vi Ďáp ứng với con và sự thích ứng với vai trò làm mẹ nói chung. Có một xu hướng chung là ĐTB của bà mẹ sinh con lần Ďầu cao hơn ĐTB của bà mẹ sinh con thứ. Có thể nói rằng sự gia tăng kinh nghiệm sinh con không làm tăng thêm mức Ďộ thích ứng với vai trò làm mẹ mà nó làm giảm Ďi mức Ďộ thích ứng. Có thể giải thích về việc phụ nữ sau sinh sinh con lần Ďầu có mức Ďộ thích ứng cao hơn sinh con thứ ở Việt Nam từ hai lí do sau Ďây:

Thứ nhất, với Ďa phần các gia Ďình Việt Nam, con cái là một giá trị rất lớn không chỉ với người phụ nữ mà với cả gia Ďình và dòng tộc. Khi một người phụ nữ không sinh Ďược con có nghĩa là người phụ nữ Ďó không hoàn thiện, không giá trị. Dân gian có câu: ―cây Ďộc không trái, gái Ďộc không con‖. Chính vì vậy nên khi một phụ nữ sinh Ďứa con Ďầu tiên thì người phụ nữ Ďó như thực hiện Ďược một sứ mệnh thiêng liêng với gia Ďình và dòng tộc. Do Ďó, phụ nữ sinh con Ďầu Ďạt Ďược cảm giác tự tin hơn. Thêm vào Ďó, bà mẹ sinh con lần Ďầu có thuận lợi là Ďược gia Ďình hai bên quan tâm chăm sóc với quan niệm ―con Ďầu cháu sớm‖, sự chăm sóc này giảm Ďi với những lần sinh sau. Đồng thời, bà mẹ sinh con thứ có thêm tác nhân stress là phải chăm lo cho các con lớn hơn của mình như các bà mẹ hay gọi ―một nách hai con‖.

Thứ hai, với các bà mẹ sinh con thứ thì ngoài mối bận tâm là trẻ mới sinh thì họ còn phải quan tâm Ďến Ďứa con Ďầu. ―Lúc mình sinh cháu thứ hai đúng lúc cháu lớn

vào lớp 1. Ôi stress kinh khủng. Mình vừa vất vả trông đứa bé, lại phải bảo ban đứa lớn học hành.‖, chị Th. (32 tuổi, 2 con, TQ) chia sẻ. Đa số các bà mẹ trong phỏng vấn sâu Ďều Ďánh giá rằng việc chăm lo con cái do bản thân họ gánh vác là chủ yếu (chứ không phải ngang bằng với người chồng) nên khi họ sinh thêm con thì trách nhiệm của họ tăng lên.

Trình độ học vấn và thích ứng với vai trò làm mẹ

Sự ảnh hưởng tích cực của trình Ďộ học vấn Ďến sự thích ứng làm mẹ thường Ďược Ďánh giá ở hoạt Ďộng nuôi dưỡng và sức khỏe của trẻ nhưng kết quả của luận án lại chỉ ra rằng trình Ďộ học vấn không tạo nên sự khác biệt về sự tự tin về năng lực làm mẹ. Kết quả này trái ngược với nghiên cứu của Sunvold-Palmer (1998), Shrooti & cs (2016) cho rằng trình Ďộ học vấn có liên quan Ďến sự tự tin về năng lực làm mẹ (p<0,05). Cụ thể, phụ nữ sau sinh có trình Ďộ càng cao thì càng tự tin hơn về năng lực làm mẹ [121], [117].

Có thể thấy rằng, trong bối cảnh ở Việt Nam, kiến thức và kĩ năng làm mẹ thường Ďến từ thực tế hơn là từ giáo dục chính quy. Đa phần phụ nữ sau sinh trả lời rằng họ làm mẹ dựa vào quan sát từ xung quanh, Ďọc những tài liệu về nuôi dạy con, tham khảo ý kiến từ những người xung quanh mình. Sự khác biệt về mức Ďộ thích ứng với vai trò làm mẹ bởi trình Ďộ học vấn khác nhau thể hiện ở bảng 4.11 (trong số 312 phụ nữ sau sinh, chỉ có 1 bà mẹ (chiếm 0,3%) có trình Ďộ Tiểu học - cỡ nhóm quá nhỏ nên bị bỏ qua khi Ďưa vào so sánh).

Ở mặt biểu hiện hài lòng với vai trò làm mẹ, nhóm những người có trình Ďộ học vấn từ trung cấp nghề trở lên có mức Ďộ hài lòng cao hơn nhóm phụ nữ sau sinh có trình Ďộ học vấn từ THPT trở xuống. Xu hướng khác biệt này không giống với xu hướng khác biệt về hành vi Ďáp ứng vai trò làm mẹ: phụ nữ sau sinh có trình Ďộ cao hơn có mức Ďộ hành vi Ďáp ứng thấp hơn các bà mẹ có trình Ďộ học vấn thấp hơn.

Hai xu hướng trái ngược nhau ở 3 mặt biểu hiện này khiến cho sự khác biệt ở thích ứng nói chung không có ý nghĩa thống kê p>0,05.

Bảng 4.11. Trình độ học vấn và thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh

Các khía cạnh thích ứng

THCS THPT TC CĐ/ĐH Sau ĐH Mức ý nghĩa

ĐTB (ĐLC)

1. Sự hài lòng 3,48 (0,37)

3,54 (0,32)

3,61 (0,32)

3,57 (0,27)

3,61 (0,31)

F(4,309) = 4,576, p = 0,00 2. Sự tự tin 3,33

(0,37)

3,28 (0,37)

3,18 (0,44)

3,24 (0,39)

3,32 (0,39)

F(4,309) = 1,326, p = 0,25 3. Hành vi Ďáp ứng 3,57

(0,33)

3,54 (0,35)

3,57 (0,33)

3,46 (0,35)

3,52 (0,35)

F(4,309) = 2,681, p = 0,02 4. Sự thích ứng với

vai trò làm mẹ

3,46 (0,23)

3,45 (0,27)

3,46 (0,29)

3,44 (0,27)

3,48 (0,28)

F(4,309) = 2,455, p = 0,61

Tác giả luận án cho rằng, sở dĩ có sự khác biệt về mức Ďộ thích ứng với vai trò làm mẹ nói trên là do nhóm phụ nữ sau sinh có trình Ďộ cao hơn, họ cần giành nhiều thời gian cho công việc, do Ďó, họ ít có thời gian Ďể Ďáp ứng hành vi chăm sóc con hơn so với phụ nữ sau sinh có trình Ďộ thấp hơn. Nhưng ở khía cạnh hài lòng với vai trò làm mẹ, người có trình Ďộ học vấn cao hơn, họ làm chủ Ďược kiến thức, kĩ năng cũng như hoàn cảnh sống của mình nhiều hơn nên cảm giác hài lòng cũng mạnh mẽ hơn người có trình Ďộ học vấn thấp hơn.

Thời gian sau sinh và thích ứng với vai trò làm mẹ

Mẫu nghiên cứu là các bà mẹ sau sinh 0-12 tháng, chúng tôi chia thành 4 nhóm phụ nữ sau sinh theo 4 giai Ďoạn sau sinh. Kết quả kiểm Ďịnh sự khác biệt về mức Ďộ thích ứng với vai trò làm mẹ theo yếu tố thời gian sau sinh thể hiện ở bảng 4.12.

Nhìn bảng số liệu 4.12, ta nhận thấy cả 3 khía cạnh thích ứng và sự thích ứng nói chung có cùng xu hướng thay Ďổi qua các giai Ďoạn trong vòng năm Ďầu sau sinh. Mức Ďộ hài lòng, tự tin và thích ứng nói chung tăng từ giai Ďoạn dưới 3 tháng Ďến giai Ďoạn 3-6 tháng Ďạt mức cao nhất, sau Ďó giảm dần ở hai giai Ďoạn sau.

Riêng quan hệ hành vi Ďáp ứng thì ĐTB lúc 9-12 tháng cao hơn giai Ďoạn 6-9 tháng.

Bảng 4.12. Thời gian sau sinh và thích ứng với vai trò làm mẹ Các khía cạnh

thích ứng

< 3 tháng 3-6 tháng

6-9 tháng

9- 12

tháng Mức ý nghĩa

ĐTB (ĐLC)

1. Sự hài lòng 3,50 (0,32)

3,48 (0,27)

3,52 (0,32)

3,53 (0,30)

F(3,312) = 4,817, p = 0,001 2. Sự tự tin 3,29

(0,37)

3,37 (0,37)

3,18 (0,39)

3,16 (0,41)

F(3,312) = 2,645, p = 0,049 3. Hành vi Ďáp ứng 3,55

(0,31)

3,60 (0,29)

3,40 (0,33)

3,47 (0,33)

F(3,312) = 5,159, p = 0,002 4. Sự thích ứng với

vai trò làm mẹ

3,47 (0,27)

3,54 (0,24)

3,37 (0,30)

3,39 (0,30)

F(3,312) = 5,871, p = 0,001

Kết quả này tương Ďồng với nghiên cứu của Mercer (1985). Mercer chia các mốc thời gian: 4 tháng, 8 tháng và 12 tháng. Bà phát hiện rằng các khía cạnh thích ứng với vai trò làm mẹ (hành vi Ďáp ứng, hài lòng, tự tin về năng lực) của các bà mẹ Ďạt Ďỉnh cao tại 4 tháng và giảm xuống sau 8 tháng Ďến 12 tháng sau sinh. Mercer giải thích rằng những thách thức về sự phát triển của trẻ sơ sinh lúc 8-12 tháng khiến cho các bà mẹ cảm thấy mình không Ďủ năng lực Ďể Ďáp ứng [92].

Như vậy, có thể nói, do yêu cầu chăm sóc trẻ tăng theo thời gian Ďồng thời người mẹ cũng tăng thêm mối bận tâm công việc, tài chính nên sự thích ứng với vai trò làm mẹ ở các khía cạnh năng lực, cảm nhận về sự hài lòng và thích ứng nói chung giảm Ďi theo thời gian. Trong Ďó sự thay Ďổi về cảm xúc là ít nhất (p = 0,49).

Mặc dù xu hướng chung là như vậy nhưng mặt hành vi Ďáp ứng thì giai Ďoạn cuối cùng 9-12 tháng có ĐTB cao hơn giai Ďoạn 6-9 tháng. Điều này chứng tỏ sự tương tác với con Ďược củng cố trở lại.

Như vậy, tác Ďộng của các biến nhân khẩu - xã hội của PNSS Ďến sự thích ứng với vai trò làm mẹ là không như nhau. Trong Ďó, nghề nghiệp của PNSS không có liên quan Ďến sự thích ứng với vai trò làm mẹ. Bà mẹ sinh con Ďầu, ở giai Ďoạn sau sinh từ 3-6 tháng có mức Ďộ thích ứng với vai trò làm mẹ cao hơn các bà mẹ sinh con thứ hoặc ở giai Ďoạn dưới 3 tháng hay 6-12 tháng sau sinh.

b. Đặc điểm về thể chất của phụ nữ sau sinh trong quá trình làm mẹ

Sinh con là một sự kiện liên quan chặt chẽ Ďến vấn Ďề sức khỏe. Một số tác giả coi Ďặc Ďiểm về sức khỏe của PNSS là một khía cạnh của quá trình thích ứng nhưng luận án này, các biến số về sức khỏe Ďược coi là nhóm yếu tố ảnh hưởng Ďến quá trình thích ứng với vai trò làm mẹ của PNSS.

Kết quả phép so sánh giữa các biến số sức khỏe của PNSS và sự thích ứng với vai trò làm mẹ thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.13. Đặc điểm về thể chất của PNSS và thích ứng với VTLM (p) TT Đặc điểm về thể chất

của người mẹ

Sự hài lòng

Sự tự tin

Hành vi đáp ứng

Thích ứng với VTLM Trước sinh

1 Mức Ďộ thuận lợi của việc thụ thai

và giữ thai 0,31 0,34 0,77 0,37

2 Mức Ďộ nghén khi mang thai 0,31 0,02 0,10 0,049 3 Tình trạng sức khỏe trước sinh 0,16 0,13 0,08 0,06 Trong quá trình sinh nở

4

Tuổi thai khi sinh (Ďủ tháng,

thiếu tháng) 0,11 0,22 0,18 0,09

5 Mức Ďộ thuận lợi của việc sinh nở 0,26 0,22 0,10 0,16 Sau sinh

6 Tình trạng sức khỏe sau sinh 0,04 0,11 0,45 0,77 7 Mức Ďộ biến chứng sau sinh

(viêm nhiễm, trĩ, táo bón,…) 0,03 0,03 0,00 0,00 8 Lượng sữa mẹ Ďể nuôi con

(thiếu, Ďủ, thừa) 0,31 0,02 0,02 0,02

Quan sát bảng số liệu trên ta nhận thấy:

- Trong ba Ďặc Ďiểm về sức khỏe ở thời kì mang thai sức khỏe nói chung, mức Ďộ dễ có thai, mức Ďộ nghén thì chỉ có hiện tượng nghén có ảnh hưởng Ďến sự thích ứng nói chung và sự tự tin làm mẹ (p < 0,04);

- Đặc Ďiểm về sức khỏe trong quá trình sinh nở không tạo ra sự khác biệt về mức Ďộ thích ứng;

- Hầu hết các Ďặc Ďiểm liên quan Ďến sức khỏe sau sinh có ảnh hưởng Ďến thích ứng với vai trò làm mẹ. Trong Ďó, sức khỏe sau sinh tạo ra sự khác biệt về mức Ďộ hài lòng (p<0,05), lượng sữa mẹ tạo ra sự khác biệt ở mức Ďộ tự tin, hành vi Ďáp ứng và thích ứng làm mẹ nói chung (p<0,05) nhưng không ảnh hưởng Ďến mức Ďộ hài lòng. Mức Ďộ biến chứng sau sinh có liên quan Ďến tất cả các mặt biểu hiện (p<0,05) và sự thích ứng với vai trò làm mẹ (p<0,01).

Mức độ nghén khi mang thai và sự thích ứng với vai trò làm mẹ

Nghiên cứu của Lê Thanh Thủy (2016) phát hiện ra rằng ốm nghén không có liên quan Ďến mức Ďộ TCSS (p>0,05) nhưng trong nghiên cứu này mức Ďộ ốm nghén không liên quan Ďến mặt biểu hiện sự hài lòng và hành vi Ďáp ứng nhưng lại có mối liên quan Ďến sự tự tin và thích ứng làm mẹ. Sự khác biệt thể hiện ở biểu Ďồ sau Ďây:

Biểu đồ 4.2. Mức độ ốm nghén và thích ứng với vai trò làm mẹ (ĐTB) Nhìn biểu Ďồ 4.3 ta thấy rằng mức Ďộ ốm nghén càng nhiều thì mức Ďộ tự tin và thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh càng thấp. Từ dữ liệu phỏng vấn sâu, các bà mẹ cho biết việc ốm nghén khiến họ không Ďủ sức khỏe và hứng thú quan tâm Ďến việc chuẩn bị kiến thức, kĩ năng hay các Ďiều kiện khác cho việc làm mẹ. Vì vậy, các bà mẹ cảm thấy ít tự tin hơn trong vai trò làm mẹ của mình.

Không hề nghén Nghén một chút Nghén rất nhiều 3.50

3.42 3.40

3.34

3.23

3.18

Thích ứng VTLM Tự tin

Một phần của tài liệu Sự thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau khi sinh con (Trang 112 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(234 trang)