Nhóm công trình nghiên cứu về HTĐM và những vấn đề liên quan

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình liên kết giữa trường đại học viện nghiên cứu doanh nghiệp dưới tiếp cận hệ thống đổi mới (Trang 20 - 30)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về HTĐM và những vấn đề liên quan

Khái niệm HTĐMQG xuất hiện lần đầu trong một nghiên cứu của Freeman năm 1982 nhằm mô tả sự tương hợp trong xã hội Nhật Bản giữa những dạng khác nhau của các mạng lưới thể chế. Freeman là người đầu tiên nhấn mạnh nhân tố thể chế giữa hàng loạt các nhân tố của HTĐMQG. Freeman cho rằng HTĐMQG gồm 4 yếu tố: Chính sách của Nhà nước; Vai trò R&D của doanh nghiệp, đặc biệt là cách thức R&D được sử dụng để tiếp nhận tri thức và tạo ra một loạt lợi thế về công nghệ; Vai trò của vốn con người và việc tổ chức công việc ở các doanh nghiệp và các ngành; Cấu trúc đoàn hội để tránh được cạnh tranh [34, 1982b].

Như vậy, bối cảnh của HTĐM mà nghiên cứu của Freeman đề cập là HTĐM ở các nước phát triển.

Nghiên cứu về khái niệm HTĐM được tiếp tục thực hiện vào các thập niên 80, 90 của thế kỷ XX bởi các nhà kinh tế học như Freeman, Lundvall và các học giả của lý thuyết tiến hóa như Metcalfe, Nelson, Winter. Theo các tác giả này, HTĐM là một quá trình liên tục, nơi các thể chế (thói quen và cách hành xử), việc học hỏi, mạng lưới tác nghiệp đóng một vai trò trung tâm tạo ra đổi mới và sự thay đổi công nghệ. Đây là dòng nghiên cứu về đổi mới theo thể chế, HTĐM được xem xét theo tầm bao quát khác nhau: HTĐMQG, HTĐM vùng và HTĐM ngành.

Trong tác phẩm của mình công bố năm 1992, Lundvall đã giải thích chi tiết khái niệm HTĐM. Theo Lundvall, HTĐMQG được hiểu là một hệ thống xã hội trong đó việc học tập, nghiên cứu và khai thác là những hoạt động trung tâm. Tri thức là tài nguyên quý giá nhất trong các nền kinh tế hiện đại [40, 1992]. Tiếp cận của Lundvall về HTĐM mang tính lý thuyết hơn các học giả khác và tập trung vào ba vấn đề: Nguồn gốc của đổi mới, bản chất của đổi mới và những thể chế phi thị trường trong hệ thống, nghĩa là sự tương tác giữa người dùng và nhà sản xuất và những qui tắc bất thành văn trong hành xử.

Nelson và Rosenberg trong một công bố năm 1993 cho rằng HTĐMQG là việc tạo lập những yếu tố thể chế, đồng thời đóng một vai trò chính trong việc ảnh

11

hưởng tới tiến trình đổi mới. Các tác giả nhìn nhận đổi mới đồng nghĩa với KH&CN, đổi mới được thực hiện theo mô hình: Khoa học – Công nghệ - Đổi mới.

HTĐM do vậy đồng nghĩa với hệ thống khoa học quốc gia, chính sách công nghệ quốc gia [7, 2008]. Nghiên cứu này chưa đề cập đến các chính sách khác có tham gia vào quá trình đổi mới.

Nghiên cứu của Phòng Công nghiệp và KH&CN của Australia năm 1996 tập trung vào các yếu tố tác động đến đổi mới kinh doanh trong phạm vi ngành. Theo đó, các nhân tố liên quan đến đổi mới kinh doanh gồm:

- Động lực đổi mới: Gồm các nhân tố năng động tác động trực tiếp đến hoạt động đổi mới của các hãng;

- Việc chuyển các cơ quan có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của những liên kết, các luồng thông tin và các kỹ năng, sự say mê học tập.

- Nền tảng khoa học và kỹ thuật bao gồm các thể chế KH&CN.

- Phạm vi thể chế rộng lớn của các nhân tố quốc gia và cơ cấu cũng như luật pháp, tài chính, giáo dục được nhóm lại để tạo nên những thước đo và hàng loạt các cơ hội cho những người năng nổ.

Nghiên cứu này mới tập trung nghiên cứu các yếu tố tác động đến đổi mới kinh doanh trong phạm vi ngành, công ty, chưa đề cập đến cách thức liên kết giữa các thành tố của HTĐM để tạo ra sản phẩm đổi mới, nền kinh tế đổi mới ở các cấp độ quốc gia, vùng.

Nguyễn Võ Hưng đã phân tích các quan niệm khác nhau về đổi mới, từ đó đưa ra khái niệm của tác giả về đổi mới, phân tích cách tiếp cận HTĐM, HTĐMQG, HTĐM vùng và ngành. Tác giả nhận định Việt Nam đang hình thành HTĐM. Hệ thống đang hình thành này có đặc điểm:

- Tính không đầy đủ. Do đang hình thành nên HTĐMQG ở Việt Nam chưa có đủ các yếu tố như: Các loại tổ chức và liên kết giữa các tổ chức, thể chế thị trường và phi thị trường, thể chế chính sách...

- Tương tác của doanh nghiệp là chủ đạo. Các doanh nghiệp chủ yếu đầu tư, học hỏi nâng cao năng lực sản xuất, năng lực thiết kế, năng lực thị trường chưa phát triển. Mặt khác, hệ thống pháp luật còn yếu, điều kiện về cầu không thuận lợi, sự bất ổn về kinh tế vĩ mô... gây khó cho hoạt động đổi mới của doanh nghiệp.

- Các tổ chức nghiên cứu, trường đại học đóng vai trò hỗ trợ thay vì dẫn dắt đổi mới. Đại học ở các nước đang phát triển tham gia vào HTĐM chủ yếu với chức năng cung cấp một đội ngũ lao động qua đào tạo.

12 - Các thể chế chính thức còn thiếu và yếu.

- Chính phủ bị phân tán bởi nhiều mục tiêu và phải ưu tiên nhiều thứ khác.

Với ngân sách hạn hẹp, khả năng quản lý có hạn, bị cạnh tranh bởi những ưu tiên cơ bản khác, nhiều chương trình tham vọng đã không đạt được kỳ vọng ban đầu [6, 2013].

Nghiên cứu về các HTĐMQG với ý định nhằm phát triển các chỉ số mô tả các dòng tri thức được trình bày trong tài liệu của Nguyễn Mạnh Quân [15, 2001].

Tài liệu tập trung đánh giá các liên kết về tổ chức, nguồn cán bộ, các chùm ngành công nghiệp và hành vi của các doanh nghiệp đổi mới. Phân tích về các dòng tri thức trong HTĐMQG, các tác giả đề cập đến vấn đề:

Thứ nhất là các hoạt động phối hợp trong công nghiệp. Bởi vì khu vực kinh doanh là nơi tiến hành chủ yếu các hoạt động R&D và là khởi nguồn các đổi mới tại các nước OECD, nên một trong những dòng tri thức quan trọng nhất trong HTĐMQG là hợp tác kỹ thuật giữa các doanh nghiệp, kể cả chính thức và không chính thức. Hợp tác kỹ thuật làm gia tăng năng lực, khả năng tìm kiếm và tiếp thu công nghệ mới. Điều chưa chỉ ra được trong các nghiên cứu này là vai trò của tiếp xúc phi chính thức giữa các doanh nghiệp theo cả chiều dọc và chiều ngang.

Thứ hai là quan hệ tương tác giữa khu vực công và tư nhân. Theo tác giả, khu vực công bao gồm các trường đại học, viện nghiên cứu còn khu vực tư nhân là các doanh nghiệp. Chất lượng của cơ sở hạ tầng nghiên cứu công và mối liên hệ với khu vực công nghiệp là tài sản quan trọng nhất của quốc gia trong hỗ trợ các đổi mới. Các dòng tri thức lưu chuyển giữa khu vực công (trường đại học, viện nghiên cứu) và tư nhân (doanh nghiệp) có thể được đánh giá theo bốn kỹ thuật chính sau:

Thống kê các hoạt động nghiên cứu phối hợp; Phân tích các sáng chế và ấn phẩm chung; Phân tích chỉ số trích dẫn; Điều tra tại các doanh nghiệp. Đây sẽ là những gợi suy để nghiên cứu sinh thực hiện các điều tra phục vụ cho luận án của mình.

Thứ ba là phổ biến công nghệ. Tài liệu này đề cập đến ý nghĩa và những cản trở của quá trình áp dụng công nghệ của các doanh nghiệp.

Thứ tư là di chuyển cán bộ. Đây là kênh giao lưu tri thức chủ yếu trong HTĐMQG. Đa số các nghiên cứu về phổ biến công nghệ đã chỉ ra rằng: Kỹ năng và năng lực liên kết của cán bộ là chìa khóa cho thực thi và áp dụng công nghệ mới.

Sau cùng, nhóm tác giả đưa ra những kiến nghị về chính sách, bao gồm:

Hoàn thiện chính sách liên kết và nâng cao năng lực tiếp thu công nghệ của các doanh nghiệp; đề cao vai trò của nghiên cứu phối hợp và hợp tác giữa doanh nghiệp

13

– các tổ chức nghiên cứu công. Đây là những gợi ý cho NCS để xác lập các chỉ báo nhằm khảo sát thực trạng liên kết tại các trường đại học, viện nghiên cứu như: Dòng chuyển giao nhân lực, kết quả nghiên cứu và trao đổi thông tin v.v.

Về vai trò của lý thuyết đổi mới và điều kiện áp dụng

Bàn về vai trò của lý thuyết đổi mới trong việc vận dụng vào thực tiễn nhằm phát triển kinh tế - xã hội, Nguyễn Mạnh Quân [17, 2012] đã giới thiệu những nội dung cơ bản của học thuyết kinh tế học tân cổ điển, học thuyết kinh tế Keynes mới và học thuyết kinh tế học đổi mới. Việc so sánh ba học thuyết kinh tế trên về các tiêu chí như mục tiêu chủ yếu, đối tượng, quá trình kinh tế then chốt, lý thuyết thương mại, tổ chức của chính phủ, quỹ đạo hoạt động... làm cơ sở để tác giả đưa ra các gợi suy cho Việt Nam về chính sách phát triển KH&CN theo tiếp cận đổi mới.

Theo tác giả, nhiều nghiên cứu và kinh nghiệm hoạch định chính sách kinh tế tại Hoa Kỳ và một số nước phát triển trong thập kỷ gần đây đã cho thấy xu thế bất cập của kinh tế học tân cổ điển và kinh tế học Keynes mới trong giải thích nguyên nhân tăng trường và tạo lập khuôn khổ chính sách đổi mới phù hợp với bối cảnh nền kinh tế dựa trên tri thức trong thế kỷ XXI. Việt Nam mặc dù có nhiều thành tựu về tăng trưởng kinh tế song những thành tựu đó chưa bền vững, chất lượng tăng trưởng kinh tế còn thấp. Có thể nhận định là mô hình và chính sách kinh tế áp dụng những năm gần đây ở Việt Nam dựa quá nhiều vào thâm dụng vốn đầu tư kiểu tân cổ điển hoặc các biện pháp kích cầu kiểu Keynes.

Để có một tương lai phát triển bền vững và một nền kinh tế có năng lực đổi mới, sáng tạo cao khả dĩ, Việt Nam cần nhanh chóng chuyển sang mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, sử dụng nhiều hơn tri thức khoa học, công nghệ và đổi mới để tạo ra các hợp lực phục vụ phát triển. Để có thể hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi đó, ít nhất về mặt lý thuyết, học thuyết kinh tế học đổi mới cần được nghiên cứu sâu hơn và đưa dần vào trong tư duy, cách tiếp cận và tạo lập khuôn khổ cho hoạch định chính sách đổi mới thay vì hoạch định riêng rẽ các chính sách kinh tế, tài chính, tài khóa, chính sách công nghiệp và chính sách KH&CN như trong thực tế ở Việt Nam hiện nay.

Như vậy, qua bài viết của tác giả Nguyễn Mạnh Quân, việc hoạch định chính sách quản lý cần được thực hiện theo tiếp cận HTĐM, nghĩa là phải hoạch định đồng bộ hệ thống các chính sách như giáo dục, khoa học, kinh tế, tài chính... Những chính sách này là khuôn khổ pháp lý, là công cụ phục vụ cho hoạt động đổi mới mà trong đó doanh nghiệp là trung tâm. Đây là những gợi suy cho các giải pháp chính

14

sách để tăng cường mối liên kết giữa trường đại học - viện nghiên cứu – doanh nghiệp theo tiếp cận HTĐM của Luận án.

Bảng khảo sát về Khoa học, công nghệ và công nghiệp của OECD năm 2013 tổng hợp các dữ liệu so sánh quốc tế mới nhất của các nền kinh tế hàng đầu nhằm tìm ra những thách thức để vượt qua những ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và tài chính gần đây. Nó bao gồm các chỉ số được sử dụng để giám sát sự phát triển của khoa học, công nghệ, đổi mới và công nghiệp. Vì vậy, báo cáo này chủ yếu để phục vụ cho quản lý, hoạch định và nghiên cứu chính sách.

Chương đầu tiên - Kinh tế tri thức đã phân tích các xu hướng và các tính năng, cung cấp một bức tranh tổng quát về kinh tế. Sáu chương chuyên đề tập trung vào các lĩnh vực chính sách quan trọng đang được quan tâm. Báo cáo cũng đề cập đến vai trò của đổi mới, các chỉ số liên quan đến đầu tư cho đổi mới như: Tài trợ công, thuế R&D, hợp tác trong khoa học, sở hữu trí tuệ, hỗ trợ doanh nghiệp v.v.

Đây là những thông tin góp phần khẳng định thêm sự cần thiết của đổi mới và những yếu tố cần chuẩn bị khi thực hiện liên kết để tạo ra sản phẩm đổi mới như mục tiêu của Luận án.

Trong báo cáo của OECD còn đưa ra khái niệm “đổi mới mở” (open innovation). Theo đó, đổi mới mở là việc sử dụng các nguồn lực tri thức bên ngoài phục vụ cho hoạt động đổi mới [44, 124]. Khái niệm “đổi mới mở” cũng được Henry Chesbrough định nghĩa là "một khung mẫu giả định rằng khi doanh nghiệp muốn cải tiến công nghệ thì có thể và nên sử dụng các ý tưởng bên ngoài cũng như các ý tưởng nội bộ, các kênh nội bộ cũng như ngoài tổ chức để tiếp cận thị trường".

Đổi mới mở cũng có thể được hiểu là "đổi mới mà các đối tác cùng chia sẻ rủi ro và lợi nhuận" [43, 3]. Như vậy, có thể hiểu để thực hiện đổi mới theo nghĩa hiện đại yêu cầu cần có sự tham gia không những của các chủ thể đổi mới mà còn phải quan tâm đến các nguồn lực hỗ trợ khác, môi trường và các yếu tố đảm bảo cho hoạt động đổi mới.

Một trong những điều kiện để thực hiện đổi mới được phân tích sâu tại nghiên cứu của trường đại học Quản lý Singapore trong bài viết “Công viên KH&CN – một chất xúc tác đổi mới để tạo ra giá trị”. Theo bài viết, công viên KH&CN muốn vận hành tốt phải được quản lý một cách hiệu quả, tạo được môi trường thuận lợi để các thành tố chính của nó hoạt động như một mạng lưới mạnh mẽ, thường xuyên. Năm thành tố chính của công viên KH&CN gồm: Doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu thí nghiệm, chính phủ và các quỹ tài trợ. Các yếu tố

15

quan trọng được cho là tạo ra thành công của công viên KH&CN theo OECD gồm:

Các nguồn tài nguyên với quy mô linh hoạt (có thể thích nghi với doanh nghiệp lớn, vừa, nhỏ hay khởi nghiệp); Các hội thảo, tập huấn; Các dịch vụ hỗ trợ; Mạng lưới hợp tác; Tiếp cận sớm khách hàng [43, 4].

Công viên KH&CN có vai trò cầu nối quan trọng để thực hiện đổi mới mở.

Đổi mới mở liên quan đến hai chiều dòng chảy của sở hữu trí tuệ và có lẽ đi kèm với vốn con người giữa các doanh nghiệp và người chuyển giao sở hữu trí tuệ cũng như nhân lực KH&CN từ trường đại học, viện nghiên cứu đến các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ. Công viên KH&CN là cầu nối đa chiều một cách tự nhiên cho sự đổi mới mở trong các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp khởi nghiệp hay các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ. Đây là một trong những gợi ý để Luận án đề xuất các giải pháp đảm bảo vận hành mô hình liên kết mới xây dựng.

Bàn về các chính sách ảnh hưởng đến hoạt động áp dụng, đổi mới và chuyển giao công nghệ trong các doanh nghiệp nông nghiệp ở Việt Nam, nhóm tác giả Trần Ngọc Ca, Nguyễn Võ Hưng đã nhận định: “Chưa có chính sách nào trực tiếp quy định về đổi mới công nghệ và chuyển giao công nghệ đối với các doanh nghiệp nông nghiệp vừa và nhỏ, các chủ trương này nằm rải rác đan xen trong nhiều văn bản chính sách” [2, 2012]. Mặc dù ở Việt Nam hiện nay chưa có chính sách đổi mới hoàn chỉnh song đã tồn tại một số chính sách thúc đẩy đổi mới gồm: Chính sách hỗ trợ chuyển giao công nghệ; Chính sách thuế; Chính sách nhân lực; Các chính sách về nghiên cứu và tiếp thu công nghệ, tiếp cận thông tin và thị trường.

Tuy nhiên, theo nhận định của tác giả, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn chưa tận dụng được các hỗ trợ này, xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan và từ phía chính sách của Nhà nước. HTĐM với các tác nhân (trường, viện, doanh nghiệp) chưa liên kết chặt chẽ. Nhiều kết quả tích cực của sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc vào những yếu tố không bền vững, các chức năng đổi mới trong hệ thống chưa được thực thi đầy đủ, các tác nhân đổi mới hoạt động không đồng đều, thậm chí nhiều trường hợp còn triệt tiêu nhau.

Nghiên cứu này đã xây dựng một khung phân tích các chức năng đổi mới, nhấn mạnh về các hoạt động đổi mới, gồm các thành tố:

Thứ nhất là cung cấp đầu vào tri thức cho quá trình đổi mới. Nhóm tác giả nhận định R&D là một cơ sở quan trọng cho đổi mới. Một phần cũng rất quan trọng của quá trình đổi mới là xây dựng năng lực, bao gồm: Giáo dục và đào tạo chính

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình liên kết giữa trường đại học viện nghiên cứu doanh nghiệp dưới tiếp cận hệ thống đổi mới (Trang 20 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)