CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG MỐI LIÊN KẾT GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC – VIỆN NGHIÊN CỨU – DOANH NGHIỆP
3.1. Thực trạng hoạt động liên kết của trường đại học
3.1.2. Thực trạng liên kết của trường đại học với viện nghiên cứu và doanh nghiệp
Trao đổi nhân lực là một trong những chỉ báo quan trọng đánh giá mức độ liên kết giữa trường đại học với các phân hệ khác của HTĐM. Ở các cơ sở đào tạo được khảo sát, việc trao đổi nhân lực diễn ra khá thường xuyên song quy mô có khác nhau.
a) Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Trường ĐHBKHN gồm các viện, khoa đào tạo trực thuộc. Ở mỗi khoa, viện, việc trao đổi nhân lực giữa cán bộ, giảng viên trong trường với các doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước diễn ra thường xuyên. Sự trao đổi nhân lực này đem đến cho các phía lợi ích về nâng cao chất lượng, năng lực đội ngũ và mở ra cơ hội tăng cường chuyển giao kết quả nghiên cứu giữa các bên.
Một số hoạt động trao đổi nhân lực có thể kể đến như:
- Giảng viên nước ngoài đến giảng tại trường: Tháng 3/2014 đã diễn ra cuộc họp cũng như hội thảo giữa một bên là Đoàn giáo sư Nhật bản trường đại học Kyoto và Viện Kỹ thuật hạt nhân và vật lý môi trường. Hai bên cũng đã trao đổi với nhau các chương trình giảng dạy và đào tạo, nghiên cứu. Phía Nhật bản sẽ giúp đỡ Viện Kỹ thuật hạt nhân và vật lý môi trường giảng dạy một số môn học trong chuyên ngành hạt nhân cho sinh viên cao học tại trường . Trong quan hệ quốc tế với các trường Đại học và Viện nghiên cứu dệt , các tập đoàn dệt may và tập đoàn chế tạo máy dệt trên thế giới , Viê ̣n đã cử cán bộ trẻ sang học t ập nghiên cứu ở trình độ tiến sỹ và thạc sỹ khoa học, trao đổi khoa học, thực tập trình độ sau tiến sỹ, dự hội nghị và báo cáo khoa học tại các hội nghị quốc tế về ngành dệt may.
- Cử sinh viên đi học: Trong khuôn khổ hợp tác giữa trường đại học Kyoto và Viện Kỹ thuật hạt nhân và vật lý môi trường, các sinh viên sẽ được tham gia chương trình học tập ngắn hạn, được cấp học bổng. Viện Công nghệ thông tin và truyền thông đang có chương trình hợp tác trao đổi sinh viên quốc tế với Trường đại học Kỹ thuật miền Đông bang Bayern Regensburg . Theo thỏa thuận hợp tác, hàng
73
năm Viện Công Nghệ thông tin và truyền thông sẽ gửi những sinh viên của Viện có nguyện vọng sang trường học 01 học kỳ.
- Cấp học bổng: Công ty Nhật Minh hỗ trợ 10 suất học bổng, mỗi suất trị giá 10.000.000 đồng cho sinh viên có thành tích học tập khá trở lên, có hoàn cảnh gia đình khó khăn.
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp tuyển dụng sinh viên năm cuối để vừa học vừa làm, rèn luyện khả năng tác nghiệp như Công ty Chế biến Khí Vũng Tàu là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Khí Việt Nam tuyển học viên làm việc tại các công trình khí: Nhà máy chế biến khí; Kho cảng tàng chứa, vận chuyển khí hóa lỏng… tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Phòng. Trong thời gian đào tạo trước tuyển dụng, Học viên được trả lương với mức lương từ 12 triệu đến 15 triệu đồng/tháng. Ứng viên trúng tuyển được làm việc trong môi trường năng động, chuyên nghiệp, được đào tạo thêm về chuyên môn nghiệp vụ và hưởng nhiều chế độ đãi ngộ khác của Công ty.
Trong khuôn khổ của Thỏa thuận hợp tác vừa được ký với ĐHBKHN, Tập đoàn VNPT mong muốn cùng với Trường xây dựng hệ thống LAB tại ĐHBKHN kết nối trực tiếp với LAB –VNPT để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu phát triển của cả Trường ĐHBKHN và Tập đoàn VNPT bằng nguồn vốn Nghiên cứu phát triển KH&CN của Tập đoàn. Đồng thời, VNPT sẽ hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ thông tin hàng đầu thế giới như Oracle, Microsoft hỗ trợ Trường ĐHBKHN phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao.
Khi được hỏi về thực trạng trao đổi nhân lực giữa ĐHBKHN và các đối tác ngoài trường, một giảng viên nhận định: “Hoạt động như mời giảng viên nước ngoài đến giảng một số giờ học trong trường, cử sinh viên đi học, cử giảng viên đi tham quan mô hình... ở các đơn vị thành viên thuộc Trường diễn ra khá thường xuyên. Tuy nhiên sự trao đổi nhân lực này chưa đồng đều giữa các Viện, Khoa. Có Viện thực hiện rất nhiều nhưng có Viện lại khá ít hoạt động trao đổi, tùy thuộc tính chất lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu của Viện đó. Nếu như hỏi rằng thực trạng này có thể phát triển tốt hơn nữa được không thì theo tôi hoàn toàn có thể tăng cường trao đổi nhân lực hơn nữa, vì tiềm năng của Nhà trường là rất lớn, đội ngũ cán bộ giảng viên có trình độ chuyên môn sâu”.(nam,46 tuổi, PGS, TS, Trường ĐHBKHN)
b) Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Các hoạt động liên kết, hợp tác của HVNNVN rất đa dạng, bao gồm thiết lập quan hệ với các cơ quan tổ chức chuyên môn nông nghiệp thông qua trao đổi thông
74
tin, ký kết các bản ghi nhớ, trao đổi và đào tạo cán bộ, sinh viên, thiết lập và thực thi các dự án hợp tác song phương, đa phương, dự án tài trợ, phối hợp tổ chức các hội nghị hội thảo quốc tế v.v... Tính đến nay, Học viện đã ký kết Biên bản ghi nhớ với 114 trường, viện nghiên cứu từ 25 quốc gia. Trên cơ sở đó, Học viện đã tham gia tích cực và hiệu quả trong các dự án, chương trình đào tạo liên kết, trao đổi sinh viên và cán bộ. Trong giai đoạn 5 năm từ 2007 - 2011, cùng với nguồn ngân sách hỗ trợ đào tạo và nghiên cứu trong nước, Học viện đã tiếp nhận sự hỗ trợ đáng kể từ các dự án quốc tế, với 24 dự án quốc tế, tổng kinh phí khoảng 6 triệu USD. Tính đa dạng của các dự án quốc tế thể hiện qua nhiều lĩnh vực hợp tác khác nhau trong nông nghiệp và phát triển nông thôn; đối tác và nhà tài trợ là các cơ quan chính phủ, trường đại học hoặc tổ chức phi chính phủ; các dự án được thực thi kéo dài từ 2 đến 5 năm đã giải quyết được những yêu cầu về đào tạo, nghiên cứu và tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động lâu dài của Học viện. Nằm trong xu hướng chung đó là hỗ trợ dự án cho Việt Nam giảm dần khi Việt Nam đã thoát khỏi nhóm nước nghèo, các dự án quốc tế tại Học viện cũng giảm dần. Hiện tại, tính đến tháng 6 năm 2014, HVNNVN đang triển khai 9 dự án quốc tế với tổng số vốn là 1 triệu USD.
Trong tổng số các dự án quan hệ quốc tế, một số dự án đáng lưu ý đã mang lại hiệu quả tổng hợp cho Học viện là: Dự án Tăng cường năng lực nghiên cứu và giảng dạy do JICA tài trợ đã trang bị 9 phòng thí nghiệm hiện đại cho Học viện;
Viện Khoa học Nông nghiệp Quảng Tây - Trung Quốc tài trợ 01 khu trình diễn lúa lai; Dự án hợp tác nghiên cứu đào tạo giữa HVNNVN và Cộng đồng các trường đại học nói tiếng Pháp - Vương quốc Bỉ; Dự án với Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế Australia với 2 dự án cho khoa Nông học và Kinh tế Nông nghiệp;
Các dự án do Quỹ Ford tài trợ; Các dự án với trường Ðại học Wageningen Hà Lan;
Dự án với tổ chức Danida Ðan Mạch...
Năm 2013 đã có 105 đoàn từ 18 nước với sự tham gia của khoảng 700 chuyên gia, nhà khoa học… đến thăm và làm việc tại Học viện. Đồng thời, hơn 1000 cán bộ, giảng viên được cử đi dự các hội nghị hội thảo, học tập ngắn và dài hạn, tham quan học tập ở các nước trong khu vực và quốc tế. Ðặc biệt, các hoạt động trao đổi cán bộ và sinh viên của Học viện với các trường bạn như: Ðại học Nông nghiệp Tokyo, đại học Saga, đại học Ryukus, đại học Kagoshima, đại học Yamagata (Nhật Bản), đại học Kasetsart, ĐHCN Suranaree (Thái Lan), đại học Nông nghiệp Vân Nam (Trung Quốc), khóa học Summer School với đại học Khoa học Sự sống của Cộng hòa Séc cũng đã trở thành hoạt động thường niên.
75
Năm 2016, Học viện đã ký kết hợp đồng đào tạo và nghiên cứu khoa học với hàng trăm doanh nghiệp đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên, nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học, tăng thời lượng thực hành, thực tập để sinh viên học đi đôi với hành. Là một trong 8 trường đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt phát triển giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp - ứng dụng ở Việt Nam trong khuôn khổ dự án Giáo dục đại học Việt Nam - Hà Lan, với sự giúp đỡ của các chuyên gia giáo dục Hà Lan, học viện đã xây dựng 9 chương trình đào tạo POHE gồm: chăn nuôi, công nghệ rau hoa quả và cảnh quan, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, kế toán, kỹ thuật cơ khí, nông nghiệp, phát triển nông thôn, sư phạm kỹ thuật nông nghiệp.
Với các lưu học sinh nước ngoài, Học viện cũng đón nhận và đào tạo. Hiện tại lưu học sinh tốt nghiệp năm 2013, 2014, 2015 của Học viện gồm có 13 sinh viên Lào, 6 sinh viên Campuchia, 3 sinh viên Mozambique và 1 sinh viên quốc tịch Anggola.
c) Trường Đại học Công nghệ
Hoạt động trao đổi nhân lực của trường ĐHCN, ĐHQGHN diễn ra khá sôi động do Nhà trường đã thiết lập mối liên kết với nhiều doanh nghiệp, viện nghiên cứu và trường đại học trong và ngoài nước. Kể từ khi thành lập đến nay, trường ĐHCN đã thiết lập được mạng lưới liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học, trao đổi văn hoá, trao đổi sinh viên… với hơn 70 trường đại học, viện nghiên cứu trên thế giới, đón tiếp hàng trăm đoàn đại biểu, chuyên gia, giáo sư, giảng viên đến Trường công tác, các học viên nước ngoài đến học tập và thực tập tại Trường. Bên cạnh đó, mỗi năm có khoảng hơn 100 đoàn giảng viên, sinh viên của Trường đi tham dự các chương trình học bổng, trao đổi sinh viên, giảng viên, hội thảo khoa học… tại các trường đối tác nước ngoài.
Về phía doanh nghiệp có thể kể đến các công ty như: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển thuộc Tổng Công ty Viễn thông Mobifone, Công ty TNHH Framgia Việt Nam, Công ty Cổ phần FPT, Công ty Dragon Capital Group Limited, Công ty cổ phần phát triển thể thao điện tử Việt… Thông qua các hoạt động hợp tác nghiên cứu, năng lực của đội ngũ cán bộ, giảng viên trường ĐHCN cũng như của đối tác đều được nâng cao. Gần đây nhất, Công ty Framgia Việt Nam sẽ tham gia trực tiếp hơn trong việc hỗ trợ hoạt động chương trình đào tạo, cử các kỹ sư có kinh nghiệm hỗ trợ hoạt động kỹ năng hướng nghiệp cho sinh viên và các cơ chế tuyển dụng sinh viên.
76
Ngoài ra, Trường còn có liên kết khá chặt chẽ với các đối tác nước ngoài trong hoạt động trao đổi nhân lực như: Hàn Quốc (Trường đại học Yonsei, đại học Hallym, Viện truyền thông và mạng, trường đại học KH&CN Pohang), Nhật Bản (Viện cấp cao về Công nghệ công nghiệp, Học viện nghiên cứu môi trường quốc gia, trường đại học Hosei, công ty TNHH đóng tàu Oshima, trường đại học Kyoto, Aizu...), Thái Lan, Đài Loan, Nga, Pháp, Anh, Mỹ, Úc.
Các đối tác công nghiệp của trường ĐHCN có thể kể đến như: Tập đoàn Toshiba Nhật, Công ty Mitani Sangyo, Quỹ Toàn cầu Mỹ... Trong thời gian gần đây, trường ĐHCN đã ký thỏa thuận hợp tác với Công ty Inwoo Techno và Công ty Karam Precision (Hàn Quốc) về việc xây dựng đề tài nghiên cứu chuyển giao công nghệ do Bộ Công thương Hàn Quốc hỗ trợ kinh phí, hợp tác trong các lĩnh vực về đào tạo, trao đổi sinh viên, giảng viên, hỗ trợ nghiên cứu khoa học. Nhà trường và Viện Công nghệ điện tử Hàn Quốc tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác về nghiên cứu khoa học và đào tạo, hướng đến thiết lập quan hệ hợp tác về lĩnh vực Vật liệu nano, Điện tử - Viễn thông, Tự động hóa và Công nghệ thông tin.
Mới đây nhất, tháng 11/2016, Khoa Công nghệ thông tin của Trường đã có buổi làm việc và ký kết thỏa thuận hợp tác với Công ty Identity, Nhật Bản. Theo thỏa thuận, phía công ty hỗ trợ cho giảng viên và sinh viên, đồng thời cam kết tuyển dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp. Hai bên cùng tổ chức các hoạt động hỗ trợ học bổng định kì (12 triệu một năm cho một sinh viên); đào tạo nâng cao về ngoại ngữ và kĩ năng làm việc tại các công ty công nghệ thông tin Nhật Bản; tổ chức các chương trình thực tập tại công ty Nhật Bản, cũng như hỗ trợ đưa các sinh viên sau khi tốt nghiệp sang Nhật Bản làm việc. Qua hợp tác với doanh nghiệp, Nhà trường sẽ nắm bắt được nhu cầu tuyển dụng và phương pháp quản lý của công ty để định hướng sinh viên trong việc đào tạo, nghiên cứu khoa học.
d) Trường Đại học Lao động – Xã hội có mối quan hệ tốt và lâu năm với các trường đại học nước ngoài như: Đại học Quốc gia Singapore, đại học Phụ nữ Philippin, Học viện Quản lý Châu Á, Học viện Xã hội Châu Á, đại học Stockholm Thụy Điển, đại học tổng hợp Regina Canada, đại học Washington Mỹ, đại học Newcastle Australia... Hình thức hợp tác với các trường đại học trên bao gồm:
- Trao đổi sinh viên của trường sang nghiên cứu, thực tập tại nước bạn đồng thời đón nhận các sinh viên nước ngoài đến học tập và nghiên cứu tại trường ĐHLĐXH.
- Hướng dẫn sinh viên nước ngoài thực hành, thực tập tốt nghiệp
77
- Hợp tác nghiên cứu thông qua các hợp đồng tài trợ nghiên cứu, nghiên cứu chung và thực hiện một phần nhiệm vụ nghiên cứu của các đề tài quốc tế.
Ngoài các trường đại học ngoài nước trên, trường ĐHLĐXH đã và đang xây dựng quan hệ hợp tác với các tổ chức nước ngoài trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học như: Tổ chức phát triển của Liên Hợp quốc (UNDP), Tổ chức Tình nguyện viên Liên hợp quốc (UNV), Tổ chức Lao động Thế giới (ILO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Và các tổ chức quốc tế và NGOs, Tổ chức Hỗ trợ kỹ thuật Đức (GTZ), Tổ chức Trao đổi Nguồn lực Quốc tế (REI), Tổ chức Phục vụ Gia đình và Cộng đồng quốc tế (CFSI), Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Thuỵ điển (Rađa Barnen). Sự hợp tác này đã đem lại cho giảng viên và sinh viên Nhà trường nhiều cơ hội giao lưu, học tập kinh nghiệm và sự hỗ trợ về kinh phí cho các hoạt động thực hành thực tập, tham quan thực tế. Hiện nay, hợp tác với Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, Cục Bảo trợ xã hội và các tổ chức phi chính phủ như: Tổ chức Fhi360, Trung tâm sáng kiến vì cộng đồng (SCDI), Tổ chức hỗ trợ người khuyết tật (VNAH) đã tạo điều kiện cho nhiều giảng viên của trường ĐHLĐXH được học tập nâng cao trình độ chuyên môn trong lĩnh vực trợ giúp các đối tượng xã hội, nâng cao năng lực nghiên cứu.
Theo thống kê của Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, trung bình 1 năm Nhà trường có 15 đợt tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho giảng viên do đối tác ngoài trường tài trợ, 10 đợt tham quan học tập nước ngoài và 2 đợt trao đổi sinh viên với các trường đại học ngoài nước (chủ yếu là Nhật, Hàn Quốc).
Dòng trao đổi nhân lực của các trường đại học với viện nghiên cứu, doanh nghiệp còn được thể hiện ở sự hợp tác, liên kết trong nghiên cứu, qua đó nâng cao năng lực đội ngũ KH&CN. Để xác định tiêu chí đánh giá mức độ liên kết giữa trường đại học – viện nghiên cứu – doanh nghiệp cũng như với các đối tác khác trong hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và dịch vụ KH&CN, NCS tham khảo ý kiến của 8 chuyên gia tham gia phỏng vấn sâu (4 người làm việc ở trường đại học, 4 công tác ở viện nghiên cứu). Các mức độ hợp tác mà NCS đưa ra gồm: Mức 1 – không hợp tác, mức 2 – ít hợp tác, mức 3 – hợp tác mức độ trung bình, mức 4 – hợp tác chặt chẽ và mức 5 – rất chặt chẽ. Kết quả thu được như sau:
78
Biểu đồ 3.2. Quan điểm của nhân lực KH&CN về các mức độ hợp tác trong hoạt động KH&CN giữa ba khu vực trường đại học – viện nghiên cứu – doanh nghiệp
0 5000 10000 15000 20000 25000
Cán bộ 1
2 3 4 5 6 7 8
Ít hợp tác Trung bình Chặt chẽ Rất chặt chẽ
Dựa vào ý kiến trên, NCS đưa ra quy ước về tiêu chí đánh giá mức độ hợp tác như sau: Mức 0 – không biết, mức 1 – không hợp tác, mức 2 – ít hợp tác (tương đương tổng giá trị do hợp tác trong nghiên cứu khoa học đem lại cho trường dưới 500 triệu đồng/năm), mức 3 – hợp tác trung bình (giá trị từ 500 triệu đến 2 tỷ/năm), mức 4 – hợp tác chặt chẽ (từ 2 tỷ đến 10 tỷ đồng/năm) và mức 5 – rất chặt chẽ (trên 10 tỷ đồng/năm). Trường hợp dự án lớn với kinh phí trên 10 tỷ nhưng trải dài thời gian thực hiện thì chia tổng giá trị hợp đồng cho tổng số năm thực hiện. Với quy ước như vậy, số câu trả lời thu được là 100% so với số phiếu phát ra, tuy nhiên trong bảng tổng hợp kết quả không tính những ý kiến cho rằng
“Không biết” vào tổng số ý kiến trả lời. Cụ thể như sau:
Bảng 3.2. Tỷ lệ giảng viên nhận định về mức độ hợp tác giữa trường đại học với các đối tác trong nghiên cứu khoa học (mức độ tính bằng đơn vị triệu đồng)
Đối tác liên kết
trong NCKH Tổng Điểm trung bình
Không hợp tác
Ít hợp tác
<500
Trung bình 500-2.000
Chặt chẽ 2.000- 10.000
Rất chặt chẽ
>10.000 Trường đại học
trong nước
100 2,83 0 24 69 7 0
100% 0 24 69 7 0
Trường đại học nước ngoài
100 3,05 0 12 71 17 0
100% 0 12 71 17 0