Các nguồn lực phục vụ cho hoạt động liên kết của viện nghiên cứu

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình liên kết giữa trường đại học viện nghiên cứu doanh nghiệp dưới tiếp cận hệ thống đổi mới (Trang 101 - 106)

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG MỐI LIÊN KẾT GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC – VIỆN NGHIÊN CỨU – DOANH NGHIỆP

3.2. Thực trạng hoạt động liên kết của viện nghiên cứu

3.2.1. Các nguồn lực phục vụ cho hoạt động liên kết của viện nghiên cứu

Theo số liệu khảo sát của nhóm nghiên cứu đề tài khoa học cấp Nhà nước KX06.06/11-15 thực hiện năm 2014 tiến hành nghiên cứu trên 60 viện nghiên cứu của cả nước, cơ cấu nguồn nhân lực R&D trong viện nghiên cứu gồm 91% là nhân lực nghiên cứu, 4% là nhân lực kỹ thuật và 4% là nhân viên hỗ trợ. Xét theo trình độ học vấn, kết quả tổng hợp điều tra tại 60 viện nghiên cứu như sau:

Bảng 3.6. Số nhân lực KH&CN trung bình theo trình độ học vấn của các viện

Nhân lực

Người Việt Nam

Sốlượng theo giá trị TB (người)

Nam Nữ

1)

Chia theo trình độ chuyên môn:

Tiến sĩ 28,2 12

Thạc sĩ 19,6 14,2

Đại học 19,8 11,4

Cao đẳng 1,3 1,4

2) Chia theo chức danh:

Giáo sư 2,3 0

Phó giáo sư 8,4 1,5

Nguồn: Số liệu khảo sát từ đề tài KX06.06/11-15

Theo bảng trên, trung bình mỗi viện có 28,2 nam tiến sĩ, 19,6 nam thạc sĩ.

Theo học hàm, mỗi viện có trung bình 2,3 giáo sư nam và 8,4 phó giáo sư nam. Số lượng tương ứng ở giới nữ chiếm tỷ lệ nhỏ: trung bình mỗi viện nghiên cứu có 12 nữ tiến sĩ, 14,2 nữ thạc sĩ và 1,5 nữ phó giáo sư. Với thực trạng chung này, nhân lực KH&CN ở viện nghiên cứu cần được đầu tư để phát triển hơn về số lượng và chất lượng, có khả năng đáp ứng nhu cầu phục vụ xã hội. Dưới đây là khảo sát tại 4 viện nghiên cứu trong phạm vi Luận án:

92

a) Viện Nghiên cứu và Phát triển Cây trồng

Xét về 04 Viện nghiên cứu được khảo sát, tỷ lệ cán bộ có trình độ chuyên môn cao chiếm phần nhiều. Cụ thể, tính đến tháng 12/2015, số cán bộ viên chức của Viện NCPTCT, HVNNVN ổn định là 34 người chính nhiệm và 2 cán bộ kiêm nhiệm, trong đó 4 người có trình độ tiến sỹ, 12 thạc sỹ và 18 kỹ sư. Nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, viên chức, hàng năm Viện đã cử nhiều cán bộ tham gia học cao học, nghiên cứu sinh trong và ngoài nước.

Nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ trọng tâm của Viện NCPTCT nên hàng năm Viện tiến hành rất nhiều các nội dung nghiên cứu, các thí nghiệm đánh giá, tuyển chọn các dòng và tổ hợp phục vụ cho công tác chọn tạo giống cây trồng mới. Trong thời gian khảo sát, từ 2013 đến 2015, các phòng chuyên môn thuộc Viện đã thu được nhiều kết quả nghiên cứu mang tính ứng dụng cao và có bài viết trên nhiều tạp chí uy tín trong nước và quốc tế (Xin xem phụ lục 3.1)

b) Viện CNSH&CNTP có đội ngũ giảng viên và cán bộ gồm 71 người, trong đó có 3 giáo sư, 18 phó giáo sư, 41 tiến sỹ, 19 thạc sỹ. Đội ngũ giảng viên và cán bộ của Viện được đào tạo bài bản trong nước và nhiều nước trên thế giới có nền KH&CN phát triển như Liên Xô, Bungari, Áo, Mỹ, Nhật, Pháp, Úc...

Với đội ngũ nhân lực trình độ chuyên môn cao, Viện đã tiến hành nhiều dự án, đề tài các cấp, tham gia hội chợ công nghệ (Xin xem phụ lục 3.2).

c) Viện Vật lý Kỹ thuật hiện nay có 88 cán bộ giảng dạy và nghiên cứu viên, trong đó có 2 Giáo sư, 13 Phó Giáo sư, 2 Tiến sĩ khoa học, 25 Tiến sĩ, 28 Thạc sĩ.

Cán bộ Viện VLKT đã góp phần đào tạo hàng trăm kỹ sư VLKT, hơn 100 học viên cao học và nghiên cứu sinh, giảng dạy cho hơn 50 khóa sinh viên chính qui và hàng chục khóa tại chức, cao đẳng, bồi dưỡng nghiệp vụ cho gần 500 cán bộ giảng dạy, cán bộ phục vụ giảng dạy của các trường đại học, cao đẳng và trung học phổ thông trong cả nước. Hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và lao động sản xuất của Viện VLKT được thực hiện tốt và hiệu quả. (Xin xem phụ lục 3.3).

d) Viện Máy và Dụng cụ Công nghiệp

Viện IMI bao gồm nhiều đơn vị thành viên, trong đó hệ thống công ty “mẹ”

gồm: Trung tâm thiết bị công nghiệp, trung tâm Chuyển giao công nghệ, trung tâm Phát triển công nghệ và thiết bị môi trường, trung tâm Đào tạo, trung tâm Dự án đầu tư, phân viện IMI và trung tâm Thể thao. Mỗi công ty mẹ có đội ngũ nhân viên dao động từ 20 đến 65 người. Hệ thống công ty “con” của IMI cũng rất đông đảo với nhiều kỹ sư, cán bộ có trình độ chuyên môn cao. Chẳng hạn, riêng công ty cổ phần

93

3B hoạt động trong lĩnh vực cơ khí đã có 90 nhân viên, trong đó 30 kỹ sư và cử nhân, 60 trung cấp kỹ thuật và nhân viên.

Với hình thức hoạt động của một doanh nghiệp KH&CN, các kết quả R&D viện IMI đã thực hiện có những điểm khác so với các viện nghiên cứu trên. Công ty

“mẹ” sẽ thực hiện nghiên cứu cơ bản, triển khai thực nghiệm các công nghệ theo nhu cầu của xã hội. Những sản phẩm nghiên cứu có khả năng sinh lợi trong thời gian dài sẽ được chuyển giao cho công ty spin-off để tiếp tục khai thác cho đảm bảo tính hiệu quả. Với bề dày lịch sử trong ngành, viện IMI đã đạt được nhiều thành tựu trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao nhiều sản phẩm khoa học, công nghệ đem lại giá trị kinh tế cao cho đất nước trong lĩnh vực công nghiệp (Xin xem phụ lục 3.4).

Tóm lại, hoạt động nghiên cứu là nhiệm vụ trọng tâm của các viện nghiên cứu. Với các viện được khảo sát, các sản phẩm nghiên cứu đa phần mang tính ứng dụng cao và đem lại nguồn thu cho tổ chức. Tuy nhiên, xét trên bình diện chung, thực trạng chuyển giao kết quả nghiên cứu, tạo ra sản phẩm đổi mới còn rất hạn chế. Điều này thể hiện ở thực trạng liên kết giữa viện và trường đại học, khối doanh nghiệp.

Như vậy, có thể thấy đội ngũ nhân lực KH&CN trong các viện nghiên cứu hiện nay ở nước ta đa phần có trình độ, chuyên môn, được đào tạo bài bản. Mặc dù tỷ lệ nhân lực KH&CN có học hàm, học vị cao vẫn chiếm tỷ lệ thấp hơn so với người có trình độ cử nhân, thạc sỹ song về cơ bản đã bước đầu đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu. Vấn đề đặt ra là các kết quả nghiên cứu của đội ngũ nhân lực KH&CN này có mang lại giá trị ứng dụng, phục vụ nhu cầu tạo ra sản phẩm đổi mới hay không. Điều này đặt ra nhu cầu đào tạo, đầu tư cho đội ngũ nghiên cứu và đẩy mạnh hoạt động liên kết, chuyển giao kết quả nghiên cứu giữa viện và các đối tác bên ngoài.

3.2.1.2. Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất

Chi tiêu cho hoạt động R&D là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá cường độ R&D của một quốc gia. Theo số liệu khảo sát 60 viện nghiên cứu, trung bình mỗi viện chi 6,9 tỷ đồng cho hoạt động KH&CN. Trong đó, chủ yếu nguồn vốn của các viện là từ ngân sách Nhà nước. Cụ thể, có 50% trong tổng số viện nghiên cứu được khảo sát nhận định 70 – 100% nguồn vốn hoạt động R&D

94

của cơ quan họ đến từ ngân sách nhà nước (trong đó 10 viện có vốn từ ngân sách chiếm 70%, 10 viện có vốn từ ngân sách chiếm 75% và 10 viện có 100% vốn từ ngân sách Nhà nước). Số lượng viện nghiên cứu sử dụng vốn riêng cho hoạt động R&D cũng không nhiều. 16,6% viện nghiên cứu được khảo sát dành 5% kinh phí cho hoạt động R&D. Số viện dành 20% và 100% kinh phí cho hoạt động R&D tương đương nhau, 16,7% trên tổng số viện nghiên cứu được khảo sát.

Cơ cấu chi phí nguồn vốn từ các doanh nghiệp cho hoạt động R&D chiếm tỷ lệ khá thấp so với nguồn vốn riêng của doanh nghiệp và chỉ bằng 1/3 tỷ lệ từ ngân sách Nhà nước. Có 33,3% trên tổng số viện được hỏi nhận được nguồn tài trợ từ doanh nghiệp với mức 10% chi phí R&D, 16,7% viện nghiên cứu nhận được mức tài trợ 20% chi phí cho R&D. Điều này chứng tỏ sự liên kết của viện nghiên cứu với doanh nghiệp còn chưa chặt chẽ. Sau đây là các nghiên cứu trường hợp cụ thể.

a) Viện Nghiên cứu và Phát triển Cây trồng

Mặc dù là một viện nghiên cứu có tính ứng dụng cao, sản phẩm bán được ra thị trường song trong điều kiện kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh cao, lại hoàn toàn tự chủ về mọi mặt nên nguồn thu của Viện NCPTCT còn hạn chế.

Các phòng thuộc Viện NCPTCT đều xây dựng kế hoạch kinh phí, gồm phần thu và phần chi hàng năm. Nguồn thu gồm các khoản bán giống lúa, bán lúa thương phẩm, thực hiện đề tài, dự án với các tỉnh, đối tác và thu từ chương trình khuyến nông. Có thể thấy, kinh phí hoạt động của Viện hoàn toàn là tự cân đối, tự chủ.

Nguồn kinh phí này dùng để trả lương cho cán bộ, nhân viên, đóng bảo hiểm xã hội và thực hiện các phúc lợi khác; kinh phí thực hiện cho nghiên cứu khoa học, thử nghiệm, hỗ trợ sản xuất của địa phương và chi phí kiểm định và khảo nghiệm...

Theo báo cáo thường niên của Viện, các khoản thu chi sau khi cân đối là vừa đủ.

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế cho thấy phần lớn nguồn thu của Viện phải dành cho chi trả lương và phúc lợi, chỉ một phần khiêm tốn dành cho nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm. Theo báo cáo của Phòng Công nghệ lúa lai, kinh phí cho lương là 588.000.000 đồng/năm; chi cho bảo hiểm xã hội là 168.800.000 đồng/năm, chi lễ tết 70.000.000 đồng. Như vậy, Phòng Công nghệ lúa lai đã chi cán bộ là 826.800.000 đồng/ trên tổng số các khoản chi trong năm là 2.175.800.000 đồng, chiếm 40% tổng chi cả năm. Các khoản chi cho hoạt động KH&CN gồm : Chi sản xuất giống mới TH3-3 là 205.000.000 đồng, chi công phục vụ thí nghiệm nhỏ và nhân dòng bố là 187.000.000 đồng, chi mua vật tư 87.000.000. Các khoản chi cho hoạt động KH&CN trên là 479.000.000 đồng/năm, chiếm 22% tổng chi cả

95

năm. Với tổng số cán bộ của Phòng là 14 người, có thể thấy thu nhập của nguồn nhân lực KH&CN của Viện còn khá khiêm tốn.

b) Viện CNSH&CNTP nguồn kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học hàng năm chủ yếu được lấy từ ngân sách nhà nước. Kinh phí từ các dự án hợp tác quốc tế chiếm 20 – 30% tổng quỹ dành cho nghiên cứu (tùy từng năm). Trung bình mỗi năm Viện chi 10 tỷ đồng cho hoạt động nghiên cứu. Với các hoạt động hợp tác, kinh phí sẽ được thỏa thuận một cách linh hoạt tùy theo đơn đặt hàng của các đối tác với Viện.

c) Viện Vật lý Kỹ thuật ngoài nguồn kinh phí được ngân sách cấp còn có những tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước tài trợ cho hoạt động nghiên cứu. Cụ thể là: Quĩ Karl-Benz tài trợ cho hoạt động Hội thảo khoa học hàng năm giữa các nhà khoa học Việt nam và Đức; Đại học Chungnam - Hàn Quốc hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, tổ chức hội thảo. Đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên có sự hỗ trợ kinh phí từ: Học bổng Schoder (tên một nhà khoa học Đức) hàng năm cho sinh viên có kết quả học tập tốt.; Học bổng của Hội cựu giáo chức VLKT cho sinh viên cố gắng học tập; Học bổng dành cho sinh viên kỹ sư tài năng, Chương trình Tiên tiến, sinh viên học khá hàng năm của Viện VLKT trao tặng; và nhiều học bổng khác do cá nhân, nhà khoa học hỗ trợ, nhiều cuốn sách, công trình khoa học do các thầy, cô giáo trao tặng. Mặc dù vậy, kết quả phỏng vấn sâu PGS.TS.NNT cho thấy kinh phí cho hoạt động R&D của Viện VLKT chủ yếu từ ngân sách Nhà nước và phần kinh phí này còn eo hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu và mong muốn được nghiên cứu của cán bộ, giảng viên.

d) Viện Máy và Dụng cụ Công nghiệp là đơn vị tự hạch toán hoàn toàn, không nhận được sự hỗ trợ tài chính từ phía Nhà nước. Để tồn tại được trong nền kinh tế thị trường hiện nay, Viện đã chuyển đổi sang mô hình hoạt động doanh nghiệp KH&CN, nhân lực trong Viện đồng thời nắm giữ các cổ phần. Vì vậy, hiệu quả hoạt động của Viện có ý nghĩa quyết định đến thu nhập của các cán bộ, nhân viên. Các sản phẩm nghiên cứu của Viện được chuyển giao dưới 2 hình thức: Bán ra thị trường hoặc chuyển giao cho công ty spin-off. Với những sản phẩm tốt (có tính cạnh tranh, độc quyền và giá trị khai thác lâu dài), Viện sẽ bán li-xăng, điều động nhân sự có thể làm chủ công nghệ cho các công ty spin-off. Cùng với việc hỗ trợ các công ty con về công nghệ và nhân lực, công ty mẹ còn trao thị phần để tạo nền tảng kinh tế ban đầu cho các công ty này. Sau khi công tác tại công ty con khoảng 3 – 5 năm – thời gian đủ để đào tạo, hướng dẫn cho đội ngũ nhân lực mới của công ty

96

con – các cán bộ có tay nghề cao lại được luân chuyển trở lại công ty mẹ. Hoạt động nghiên cứu, cải tiến công nghệ tiếp tục được tiến hành ở công ty mẹ để đảm bảo các sản phẩm đã chuyển giao cho công ty con luôn có tính đổi mới và cạnh tranh, đem lại thu nhập cho Viện. Như vậy, hoạt động nghiên cứu ở công ty mẹ mang tính đa dạng, nghiên cứu và chế tạo nhiều sản phẩm khác nhau nhằm phục vụ nhu cầu thị trường. Còn các công ty spin-off chỉ chuyên về một sản phẩm tốt mà đã được chuyển giao từ công ty mẹ.

Tóm lại, kết quả khảo sát về tài chính và cơ sở vật chất cho hoạt động R&D của viện cho thấy, không có nguồn kinh phí tài trợ từ các viện nghiên cứu bên ngoài và từ tổ chức phi chính phủ. Trừ viện IMI, một phần rất nhỏ kinh phí của các viện được khảo sát đến từ việc bán bản quyền. Nguồn tài chính từ doanh nghiệp còn khá khiếm tốn so với nguồn vốn riêng của viện và sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình liên kết giữa trường đại học viện nghiên cứu doanh nghiệp dưới tiếp cận hệ thống đổi mới (Trang 101 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)