CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNH LIÊN KẾT GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC – VIỆN NGHIÊN CỨU – DOANH NGHIỆP
2.2. Tiến trình phát triển của mô hình liên kết và lý thuyết ba vòng xoắn
2.3.2. Tiến hóa của lý thuyết đổi mới
Đổi mới theo mô hình tuyến tính ngự trị trong các chính sách khoa học, công nghiệp vào những năm trước thập kỷ 1980. Mô hình tuyến tính đầu tiên là khoa học đẩy. Trong mô hình này khoa học là cơ sở , tri thức, tiền đề của đổi mới , hoạt động R&D là nhân tố thúc đẩy đổi mới . Trong mô hình “khoa học đẩy”, kết quả nghiên cứu, công nghệ được đưa vào sản xuất và tiêu thụ mà không cần xét đến nhu cầu của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Theo Vũ Cao Đàm (2012), Việt Nam hiện đang thực thi “chính sách KH&CN đẩy” với những chương trình hay đề tài do Nhà nước chủ trì và đặt kế hoạch áp dụng. Đó là một chính sách thịnh hành vào những thập niên nửa đầu thế kỷ XX. Việc nghiên cứu và áp dụng vào thực tế được thực hiện theo kế hoạch mà không căn cứ vào nhu cầu của thị trường sẽ dẫn đến những hệ quả như: Kết quả nghiên cứu không đạt hiệu quả kinh tế, không thể áp dụng vào thực tiễn, sản phẩm không đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và như vậy sẽ không tiêu thụ được, nhà nghiên cứu, sản xuất không có vốn để tiếp tục nghiên cứu. Như vậy, nếu đổi mới chỉ dựa vào R&D mà không xuất phát từ nhu cầu thị trường, sản phẩm có thể không có thị trường.
Đến thập kỷ 1970, một số nghiên cứu mới cho thấy thị trường có ảnh hưởng đến đổi mới và xuất hiện mô hình tuyến tính thị trường kéo gồm các bước : Nhu cầu thị trường → Ý tưởng + khả năng doanh nghiệp→ Giải p háp nguyên lý
→R&D→ Giải pháp CN → Sản xuất , tiêu thụ → áp dụng → phổ dụng sản phẩ m [7, 2008]. Trong mô hình này nhu cầu thị trường là căn cứ cho các ý tưởng đổi mới thông qua quá trình tiếp xúc với khách hàng. Nhu cầu này sẽ tạo cơ hội cho sản phẩm mới , quy trình mới và qua đó thúc đẩy hoạt động R &D. Tuy nhiên , đầu tư cho các dự án theo nhu cầu thị trường không phải lúc nào cũng thành công và ở mô hình này sẽ khó định hướng các nghiên cứu ta ̣o dự trữ khoa ho ̣c và đi trước các đối thủ cạnh tranh.
Các mô hình tuyến tính có những hạn chế như đã phân tích và chỉ tập trung vào vai trò của những tác nhân kích thích đổi mới đầu tiên. Quá trình đổi mới diễn ra tuần tự kiểu tuyến tính, một chiều và không có các phản hồi từ các khâu cuối của chu trình đổi mới, trong khi phản hồi là một bộ phận không thể thiếu của các quá
59
trình phát triển liên tục và đổi mới. Ví dụ ở mô hình khoa học đẩy, thiếu phản hồi từ các hoạt động phát triển đang được tiến hành, từ doanh số hoặc người sử dụng. Mặt khác trong thực tế thường khó tách bạch các giai đoạn của chu trình đổi mới và việc bắt đầu tiến hành từ giai đoạn nào còn phụ thuộc vào các yếu tố như nhu cầu và năng lực của chủ thể đổi mới tại từng thời điểm cụ thể.
Để khắc phục các hạn chế trên, các nhà nghiên cứu đã đưa ra mô hình bằng cách kết hợp các mô hình tuyến tính với nhau và nhấn mạnh đổi mới là kết quả tương tác giữa các yếu tố R &D, cơ hội thị trường và năng lực doanh nghiê ̣p . Đó là
mô hình phi tuyến hay còn go ̣i la ̣i mô hình thi ̣ trường kéo - công nghê ̣ đẩy. Theo OECD, hoạt động R&D là điều kiê ̣n cần chứ không phải là điều kiện tiên quyết cho đổi mới. Nhiều hoạt động R &D sẽ hình thành từ quá trình đổi mới . Khi xuất hiện vấn đề nào trong quá trình đổi mới , doanh nghiê ̣p sẽ cần đến cơ sở tri thức tương ứng và R&D có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu cụ thể đó [7, 2008].
Trên thực tế, những ý tưởng đổi mới có thể xuất hiện từ rất nhiều nguồn và ở bất kỳ một giai đoạn nào trong các hoạt động R&D, sản xuất, tiếp thị, phổ biến công nghệ mới... Thực tế này đã làm cơ sở cho mô hình đổi mới mang tính liên kết và hệ thống trong đó doanh nghiê ̣p là trung tâm.
Bản chất của mô hình này là sự liên kết toàn hệ thống , lấy doanh nghiê ̣p làm chủ thể chính và trung tâm liên kết các yếu tố của HTĐM. Trong hệ thống này doanh nghiê ̣p chịu tác động của nhiều nhân tố như : Các nguồn cung cấp ý tưởng đổi mới gồm khách hàng, bạn hàng và đồng minh, trường đại học, các patent; các đối thủ cạnh tranh; các điều kiện đổi mới gồm cơ sở hạ tầng KH&CN, tài sản, thiết bị.
Trong quá trình đổi mới , doanh nghiê ̣p thường xuyên sử dụng các thông tin sáng chế, hợp tác với các tổ chức R &D, các trường đại học để thực thi các ý tưởng đổi mới - tạo ra các sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường đem lại phồn vinh cho nền kinh tế nói chung và cho doanh nghiệp nói riêng . Đồng thời các đối tượng trên hướng vào phục vụ doanh nghiê ̣p để tồn tại và phát triển . Các hoạt động R&D được gắn kết với nhu cầu đổi mới sản phẩm doanh nghiê ̣p và thông qua doanh nghiê ̣p .
Mô hình phi tuyến thể hiện tính chất và quan hệ phức tạp giữa các yếu tố và các tác nhân tham gia vào chuỗi đổi mới trong khuôn khổ của các liên kết theo kiểu mạng lưới. Các hoạt động R&D là một trong số nhiều thành tố tham gia vào mạng lưới liên kết tạo thành hệ thống [7, 2008].
Mô hình trên phù hợp với quan điểm về HTĐMQG được các nhà nghiên cứu trong nước đưa ra trong thời gian gần đây . Nó là tiền đề cần thiết để hình thành hệ
60
thống đổi mới tầm micro , mezo và macro . Đơn giản là vì nếu thiếu m ột hệ thống điều hòa phối hợp theo quan điểm của chính sách đổi mới thì mô hình trên sẽ không bao giờ trở thành hê ̣ thống. Theo đó, vai trò của các cơ quan điều tiết nhà nước phải chuyển từ chỉ huy sang vai trò hỗ trợ , đứng bên ca ̣nh các tác nhân ta ̣o hê ̣ ; doanh nghiê ̣p được nhìn nhận như là yếu tố trung tâm của HTĐM và các yếu tố khác của hệ thống phải phục vụ cho hoạt động của trung tâm này. Các thành phần ta ̣o hê ̣ khác như tổ chức R&D, đào ta ̣o, tài chính, dịch vụ thông tin, tư vấn và các dịch vụ... đều phải chú trọng hoạt động phục vụ cho hoạt động đổi mới nâng cao năng lực và đổi mới phục vụ đổi mới của doanh nghiê ̣p (sản xuất ra các sản phẩm , quy trình và dịch vụ mới được thị trường và xã hội chấp nhận). Nhu cầu đổi mới này sẽ là yếu tố quyết định các hình thức tổ chức cơ sở ha ̣ tầng KH &CN, các chính sách KH&CN, thương mại, công nghiệp và các chính sách hỗ trợ đi kèm khác.
Trong thời đại công nghệ thông tin như ngày nay, chức năng hỗ trợ như:
Cung cấp thông tin KH&CN và phương thức khai thác thông tin KH&CN, tinh thần kinh thương của nhà nghiên cứu, sự hợp tác giữa nhà nghiên cứu và doanh nghiệp đã làm cho hợp tác sản xuất – nghiên cứu không chỉ mang tính chất đơn lẻ, một chiều mà là kết quả của sự tương tác liên tục và cường độ cao.
Theo OECD, HTĐMQG là một hệ thống các cơ quan thuộc các lĩnh vực công và tư cùng hoạt động nhằm khai thác , du nhập, cải biến, phổ du ̣ng các công nghệ mới. Đó là hệ thống có tính tương hỗ của các doanh nghiệp công và tư, các trường đại học và các cơ quan Chính phủ, nhằm hướng tới sự phát triển của KH&CN trong phạm vi quốc gia. Tính tương hỗ của các đơn vị này có thể là về mặt kỹ thuật, thương mại, luật pháp và tài chính, nhằm những mục đích phát triển, bảo trợ hay thực hiện các hoạt động KH&CN. Tiếp cận HTĐM thừa nhận học thuyết Keynes: Phải có kinh tế đổi mới thì mới có HTĐM. Đổi mới bằng KH&CN, lấy KH&CN làm nguồn gốc đổi mới. Như vậy, HTĐM là hiện thân của tổng hòa các lý thuyết trên.
Từ các phân tích trên có thể rú t ra: HTĐMQG là công cụ hữu hiê ̣u để liên tục nâng cao sức cạnh tranh của của toàn nền kinh tế quốc gia bằng KH &CN và đổi mới công nghệ . Đó là mạng lưới các tổ chức bao gồm cơ sở ha ̣ tầng KH &CN, các tổ chức đảm bảo, các doanh nghiệp (trong đó có các doanh nghiệp KH&CN), các cơ quan quản lý – Chính phủ thực hiện điều hòa phối hợp thông qua các công cụ chính sách để tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường .
61