CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG MỐI LIÊN KẾT GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC – VIỆN NGHIÊN CỨU – DOANH NGHIỆP
3.3. Thực trạng hoạt động liên kết của doanh nghiệp
3.3.1. Các nguồn lực phục vụ cho hoạt động liên kết của doanh nghiệp
Nhân lực KH&CN của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh, đạt được mục đích cao nhất là tạo ra sản phẩm đổi mới mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Đề tài cấp Nhà nước mã số KX06.06/11-15 đã khảo sát thực trạng nguồn nhân lực KH&CN phục vụ cho đổi mới với 104 phiếu hỏi dành cho cá nhân nhà doanh nghiệp và 104 phiếu hỏi cho nhà quản lý (đại diện cho tổ chức) trong các doanh nghiệp trên cả nước. Tỷ lệ tương quan giữa cán bộ nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật, nhân viên hỗ trợ và nhân lực khác có sự khác biệt ở từng quy mô doanh nghiệp. Tuy nhiên, ba mô hình doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn đều chung một đặc điểm là các cán bộ nghiên cứu và kỹ thuật trong các doanh nghiệp, kể cả những doanh nghiệp quy mô lớn đều chỉ chiếm dưới 40%.
Sự khác biệt này được tổng hợp từ kết quả nghiên cứu và thể hiện qua biểu đồ sau:
109
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ phần trăm nhân sự theo nhiệm vụ trong hoạt động KH&CN của doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45
Cán bộ nghiên cứu
Cán bộ kỹ thuật Nhân viên hỗ trợ Nhân lực khác
Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Doanh nghiệp lớn
Nguồn: Số liệu khảo sát từ đề tài KX06.06/11-15
Từ kết quả tổng hợp trên, có thể thấy cán bộ nghiên cứu và cán bộ kỹ thuật trong doanh nghiệp quy mô nhỏ chiếm tỷ lệ cao nhất so với các nhân sự khác (đều chiếm 39,1%), trong khi nhân viên hỗ trợ là 17,4% và nhân sự khác chỉ chiếm 4,4%. Ở doanh nghiệp quy mô vừa, cán bộ kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số nhân sự của toàn doanh nghiệp, 36,4%, tiếp theo là nhân viên hỗ trợ chiếm 29,5%, cán bộ nghiên cứu là 27,3% và có tỷ lệ thấp nhất là nhân lực khác với 6,8%.
Tương quan về tỷ lệ từng nhóm nhân lực như trên ở doanh nghiệp quy mô lớn lại khác hẳn hai nhóm vừa và nhỏ. Cụ thể, nhân lực khác ở doanh nghiệp quy mô lớn chiếm tỷ lệ cao nhất với 39,7% trong khi cán bộ kỹ thuật có tỷ lệ thấp nhất với 18,1%. Cán bộ nghiên cứu và nhân viên hỗ trợ ở doanh nghiệp quy mô lớn chiếm tỷ lệ lần lượt là 21,6% và 20,6%.
Qua số liệu trên, NCS có cùng nhận định như chủ nhiệm đề tài: “cán bộ nghiên cứu và kỹ thuật trong các doanh nghiệp chiếm tỷ lệ khá thấp, không tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ về khoa học công nghệ và đổi mới cần trong doanh nghiệp” [24, 2015].
Xét theo trình độ chuyên môn, nhân lực khoa học công nghệ và đổi mới trong các doanh nghiệp được xem xét ở bốn trình độ: Giáo sư, phó giáo sư; tiến sỹ;
thạc sỹ; cử nhân đại học và cử nhân cao đẳng. Kết quả khảo sát được biểu diễn bằng biểu đồ sau:
110
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ phần trăm nhân sự theo trình độ chuyên môn và chức danh phân theo quy mô doanh nghiệp
0 10 20 30 40 50 60
Phó giáo
sư Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Cao đẳng
Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Doanh nghiệp lớn
Nguồn: Số liệu khảo sát từ đề tài KX06.06/11-15
Như vậy, trong cơ cấu nhân lực phục vụ cho hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới của các doanh nghiệp, tỷ lệ nhân lực có trình độ chuyên môn cao chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn. Với chức danh giáo sư không có, phó giáo sư ở tất cả các doanh nghiệp với quy mô khác nhau đều dưới 6%. Cao nhất là nhân lực có trình độ đại học với trên 55%. Nhân lực có trình độ tiến sỹ ở doanh nghiệp quy mô nhỏ là cao nhất thì cũng chỉ chiếm 11,1%, doanh nghiệp vừa là 2,9% và thấp nhất là ở doanh nghiệp quy mô lớn với 2,5%. Trong ba loại hình doanh nghiệp thì doanh nghiệp quy mô vừa có tỷ lệ nhân lực trình độ thạc sỹ cao nhất (42,9%) và tỷ lệ phó giáo sư cao nhất (5,7%).
Tóm lại, qua kết quả khảo sát 104 doanh nghiệp trên cả nước cho thấy đội ngũ nhân lực KH&CN trong các doanh nghiệp còn ít về số lượng và hạn chế về năng lực, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới của doanh nghiệp. “Việc phân bố nhân lực và cơ cấu trình độ chưa hợp lý theo quy mô các doanh nghiệp và tình trạng thiếu cán bộ đầu đàn giỏi, đặc biệt là thiếu cán bộ KH&CN trẻ kế cận có trình độ cao”
[24, 2015]. Mặt khác, một bất cập hiện nay là phần lớn nhân lực KH&CN chủ yếu tập trung ở khu vực nhà nước, công tác trong các viện nghiên cứu, trường đại học, cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN. Nhân lực KH&CN trình độ cao trong các doanh nghiệp, khu vực tư nhân còn ít. Vì vậy, để phát triển hoạt động KH&CN
111
phục vụ cho yêu cầu đổi mới, cần có sự liên kết chặt chẽ, trao đổi nhân lực giữa khu vực viện, trường và doanh nghiệp.
3.3.1.2. Thực trạng tài chính cho KH&CN và liên kết
Hàng năm, Việt Nam đầu tư khoảng 2% trong tổng chi ngân sách, tương đương 0,5% GDP cho KH&CN. Tuy nhiên, khoản đầu tư này “lại chủ yếu được phân chia cho các viện nghiên cứu, xí nghiệp do Nhà nước quản lý” [24, 2015]. Với các công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân lại không được cấp kinh phí nghiên cứu, áp dụng công nghệ mới. Theo thống kê của Bộ KH&CN, doanh nghiệp Việt Nam chi 1.377,01 tỷ đồng cho hoạt động R&D, cao thứ hai sau các viện, trung tâm nghiên cứu (231102 tỷ đồng).
Qua kết quả khảo sát 104 doanh nghiệp, mức độ chi cho từng loại hình hoạt động của hoạt động R&D của doanh nghiệp là khác nhau. Về nghiên cứu cơ bản, có 31,4% doanh nghiệp trong tổng số doanh nghiệp khảo sát dành dưới 20% tổng chi cho hoạt động này. Phần lớn doanh nghiệp (68,6%) dành từ 20 – 50% kinh phí cho nghiên cứu cơ bản và không có doanh nghiệp nào chi trên 50% ngân sách cho hoạt động này.
Về nghiên cứu ứng dụng, có 71,4% doanh nghiệp tham gia khảo sát chi từ 20% - 50% kinh phí cho hoạt động này, đặc biệt có 28,6% doanh nghiệp với mức chi tới trên 50%. Về triển khai thực nghiệm, khoảng 60% doanh nghiệp chi trên 50% kinh phí cho hoạt động này. Đây là điểm khác biệt so với các viện nghiên cứu, nơi mà chủ yếu nguồn kinh phí dành cho nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu cơ bản.
Hiện nay, các doanh nghiệp lớn ở nước ta và có nguồn kinh phí được hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước đã có nhiều hoạt động nghiên cứu và ứng dụng. Chẳng hạn như tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel đã thành lập Viện nghiên cứu riêng vào năm 2010, và trích 10% lợi nhuận trước thuế, tương đương 2.500 tỷ đồng cho quỹ phát triển KH&CN. Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam đã phối hợp với Bộ KH&CN chế tạo thế hệ dàn khoan mới, đáp ứng được yêu cầu của hoạt động khai thác dầu khí. Tuy nhiên, đa phần các doanh nghiệp ở nước ta là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh nên phải tự trang trải chi phí, vì vậy khả năng đầu tư cho hoạt động KH&CN và ứng dụng là rất khó khăn.
Ở nước ta hiện nay, có tới 95% doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng công nghệ lạc hậu từ 3 – 4 thế hệ trước so với thế giới và năng lực đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp còn rất hạn chế. Tình trạng công nghệ, thiết bị lạc hậu là một trong
112
những nguyên nhân lớn dẫn đến lãng phí năng lượng, khiến doanh nghiệp phải tăng chi phí đầu tư [24, 2015].