CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về liên kết và các mô hình liên kết giữa trường đại học với viện nghiên cứu và doanh nghiệp
Nhóm tác phẩm nghiên cứu về liên kết và các mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với trường đại học và viện nghiên cứu ở nước ta được tiến hành dưới da ̣ng các đề tài khoa học, các báo cáo trình bày trong các hội thảo , hô ̣i nghi ̣ khoa ho ̣c. Do vâ ̣y, các kết quả này thường đi sâu vào mô ̣t số khía ca ̣nh chính sách cu ̣ thể.
Về liên kết giữa trường đại học – viện nghiên cứu – doanh nghiệp
Claes Brundenius và cô ̣ng sự trong mô ̣t nghiên cứu về chức năng thứ ba của trường đa ̣i ho ̣c năm 2009 và Yusuf, Nabeshin trong nghiên cứ u về các hình thức liên kết giữa nghiên cứu hàn lâm – công nghiê ̣p năm 2007 đã cố gắng làm rõ điều đó. Kết luâ ̣n chung là: Trường đa ̣i ho ̣c là mô ̣t thiết chế (institution) quan tro ̣ng trong xã hội tri thức . Trường đa ̣i ho ̣c có chứ c năng cung cấp nguồn nhân lực sau đào ta ̣o và tri thức (kết quả nghiên cứu ) cho xã hô ̣i , công nghiê ̣p [7, 2008]. Brundenius và
cô ̣ng sự nhấn ma ̣nh rằng các nước đang phát triển không nên kỳ vo ̣ng thái quá vào những lĩnh vực công ng hê ̣ cao và đào ta ̣o trong các lĩnh vực này mà cần quan tâm đến việc khuyến khích đổi mới trong các khu vực công nghiệp thích hợp trong điều kiê ̣n khó khăn thiếu nguồn lực . Sự liên kết nô ̣i ta ̣i trong các trường đa ̣i ho ̣c (giảng
21
dạy và nghiên cứu ) tạo tiền đề quan trọng để phát triển mối liên kết với xã hội . Mô ̣t mă ̣t, các trường đại học nhận được kinh phí từ xã hội , cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội, tìm hiểu và phát hiện các vấn đề của th ực tiễn; mă ̣t khác các doanh nghiê ̣p cung cấp nguồn lực cho nghiên cứu , kinh nghiê ̣m thực tế cho nghiên cứu – đă ̣t ra nhu cầu và nguồn lực. Đây chính là con đường dẫn đến chức năng thứ 3 của trường đa ̣i ho ̣c – chức năng liên kết với công nghiệp nói riêng và với xã hội nói chung.
Để thực hiê ̣n chức năng thứ 3 này, đối với các trường đa ̣i ho ̣c ta ̣i các nước đang phát triển thì viê ̣c hỗ trợ cho hoa ̣t đô ̣ng nghiên cứu là hết sức cần thiết . Đây là
phát hiê ̣n của Brundenius và cô ̣ng sự sau khi tiến hành mô ̣t nghiên cứu về ba chức năng của các trường đa ̣i ho ̣c ở 12 quốc gia. Tác giả kết luận về sự cần thiết thực hiê ̣n nghiên cứu khoa ho ̣c và sự ủng hô ̣ của chính phủ cho hoa ̣t đô ̣ng này vì như trên đã nói đây chính là con đường tối ưu để dẫn tới mối liên kết chă ̣t chẽ giữa giáo du ̣c và đào tạo với xã hội.
Nghiên cứu của Sara Guri và cô ̣ng sự năm 2004 đã chỉ ra rằng hoa ̣t đô ̣ng nghiên cứu được thực hi ện ở hầu hết các trường đại học trên thế giới và kết quả hoạt động đó là một trong các chỉ số quan trọng trong xếp hạng (ranging) uy tín của các trường đại học [7, 2008]. Không phải ngẫu nhiên mà không mô ̣t trường đại ho ̣c Nga nào được nằm trong danh sách 100 các trường đại học trên thế giới . Có lẽ đó hậu quả của một thời hành chính hóa khoa học cao độ của Liên Xô trước đây. Tuy nhiên , cũng phải nhấn mạnh rằng , phần lớn các quốc gia trên th ế giới , hoạt động nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu lý thuyết đều được tiến hành ở các trường đa ̣i ho ̣c . Song bên ca ̣nh đó cũng còn nhiều quốc gia tiến hành các nghiên cứu này ta ̣i các trung tâm KH &CN uy tín như Pháp với CNRS , Đức với hiệp hội Max Plank hay các nước xã hội chủ nghĩa chuyển đổi Trung -Đông Âu với các viê ̣n hàn lâm khoa ho ̣c .
Khi đề cập đến vai trò của trường đại học trong HTĐMQG, ở các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, ví dụ như Thụy Điển, vị trí của trường đại học trong HTĐMQG được thể hiện qua các khía cạnh như:
- Sự mở rộng của đào tạo sau đại học. Đây là một trong những bằng chứng cho thấy nhu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực có trình độ, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
- Chủ thể nghiên cứu. Trường đại học, viện nghiên cứu là những chủ thể chính thực hiện các nghiên cứu được đặt hàng của khu vực công. Ở Thụy Điển, nguồn tài chính phục vụ cho nghiên cứu của các trường đại học, viện nghiên cứu
22
được nhận từ liên minh châu Âu, ngành công nghiệp của Thụy Điển và các hiệp hội nghiên cứu. Những nguồn tài trợ này chiếm khoảng 50% tổng kinh phí cho nghiên cứu của trường đại hoc, viện nghiên cứu Thụy Điển.
- Các mối quan hệ phi chính thức. Từ trước đến nay, rất nhiều trường đại học, viện nghiên cứu ở Thụy Điển liên kết với các doanh nghiệp thông qua vai trò truyền thống hàn lâm của họ. Các mối quan hệ thường ở dạng chuyển giao các kết quả nghiên cứu đến những cá nhân có nhu cầu, giải quyết các vấn đề liên quan đến sinh viên và hoạt động tư vấn. Vai trò chuyên môn của họ bị giới hạn nghiêm ngặt khi tham gia các hoạt động bán thời gian và tư vấn cá nhân. Vì thế, khi tham gia các hoạt động hợp tác, họ bị giới hạn về thời gian và tài chính hỗ trợ và hiếm khi phát triển được thành mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Do vậy, có một khoảng cách rõ rệt giữa hoạt động tư vấn và công việc hàn lâm.
- Chức năng thứ ba. Năm 1997, các trường đại học ở Thụy Điển đã được trao thêm chức năng thứ ba theo quy định tại Đạo luật về giáo dục đại học, ngoài chức năng đào tạo và nghiên cứu còn có chức năng hỗ trợ nền kinh tế và sự phát triển xã hội, giữ vai trò chủ chốt hơn trong việc đưa các kiến thức hàn lâm đến với toàn thể xã hội.
- Các trường đại học nắm giữ công ty. Năm 1994, chính quyền Thụy Điển đã cho phép các trường đại học thành lập công ty, nắm giữ và bán cổ phần trong các dự án và công ty dịch vụ liên quan đến hoạt động R&D. Sau đó, các trường được trao quyền sở hữu công ty với mục đích sắp xếp đào tạo. Những công ty này khác nhau về quy mô, lĩnh vực hoạt động và cấu trúc môi trường kinh doanh địa phương [37, 2011, tr.314].
Tổng quan nghiên cứu của các ho ̣c giả nước ngoài trên đây cho thấy hoa ̣t đô ̣ng nghiên cứu như là mô ̣t hoa ̣t đô ̣ng bản năng của các trường đa ̣i ho ̣c ta ̣i các nước phát triển và kết quả của hoa ̣t đô ̣ng này được xem như là mô ̣t trong các chỉ số quan trọng để đánh giá , xếp ha ̣ng thứ bâ ̣c của các trường đa ̣i học . Các nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng, đối với các nước đang phát triển hoă ̣c chuyển đổi như nước ta, mối liên kết nghiên cứu – giảng dạy trong các trường đại học cần được củng cố bởi nó là tiền đề quan tro ̣ng để liên kết với xã hô ̣i với tư cách là chức năng thứ 3. Nhưng các nghiên cứu này chỉ dừng la ̣i mức đô ̣ phát hiê ̣n , các khuyến nghị chính sách quá chung và thường khuyến nghi ̣ cho có đủ mă ̣c dù chúng có mang tính gợi suy . Đối với các nước phát triển , chính sách đổi mới được hoạch định và vận dụng vào cuối những năm 1950 và trở nên phổ cập vào đầu thập kỷ 70. Vì vậy cũng là điều dễ hiểu
23
vì sao các trường đại học của họ đạt được những thành tựu tầm cỡ quốc tế và có vai trò to lớn trong phát triển kinh tế – xã hội.
Về các nguồn lực phục vụ liên kết trong hoạt động KH&CN
Vụ Khoa học , giáo dục – Bô ̣ Kế hoa ̣ch và Đầu tư năm 1997 đã thực hiê ̣n nghiên cứu “ Điều tra tài chính cho đào tạo ở Viê ̣t nam” . Kết quả là các số liê ̣u về
tài chính chi cho các trường trong đó có tài chính chi cho hoa ̣t đô ̣ng nghiên cứu . Vào thời kỳ , con số này thường rất nhỏ bởi nhu cầu , năng lực cho nghiên cứu của các trường là rất thấp . Có lẽ đây là phát hiện duy nhất liên quan đến hoạt động nghiên cứu trong các trường đa ̣i ho ̣c của đề án này và vì vâ ̣y khuyến nghi ̣ về chính sách tăng cường nghiên cứu trong các trường đại học thuần túy mang tính gợi suy .
Một nghiên cứu khác về lịch sử hình thành và thực trạng mối liên kết giữa trường – viện – doanh nghiệp ở Việt Nam phải kể đến là nghiên cứu của nhóm tác giả Lê Đình Tiến, Trần Chí Đức [24, 2001]. Nghiên cứu đã trình bày về quá trình hình thành và phát triển hệ thống nghiên cứu – triển khai, hệ thống đào tạo sau đại học ở Việt Nam thời kỳ trước đổi mới và từ 1991 đến nay. Nghiên cứu cũng phân tích, đánh giá về tình hình nhân lực nghiên cứu – triển khai và đào tạo trong các cơ quan nghiên cứu – triển khai và trường đại học. Từ những số liệu điều tra, các tác giả đã chỉ ra rằng “nhân lực của các cơ quan R&D đã giảm sút nghiêm trọng trong giai đoạn 1985 – 1994, riêng trong khu vực Nhà nước giảm trung bình 10% hàng năm. Số nhân lực R&D trong các trường đại học nói riêng và số giảng viên nói chung vẫn được duy trì và tăng lên do sự tăng nhu cầu học tập của nhân dân”. Ở các phần tiếp theo, nhóm tác giả đã nghiên cứu về tài chính, cơ sở vật chất và hoạt động, liên kết giữa R&D và đào tạo sau đại học. Qua những phân tích đó, nhóm tác giả đã đi đến các kết luận:
(1) Nghị định 35-HĐBT ngày 18/1/1992 đánh dấu mốc quan trọng trong đổi mới hoạt động KH&CN, cho phép các tập thể và cá nhân được thành lập tổ chức R&D, hoạt động theo cơ chế tự chủ về nhân lực, cơ sở vật chất và tài chính.
(2) Nhân lực trong các cơ quan R&D ở thập niên 1990 có xu thế giảm, lực lượng nghiên cứu trong doanh nghiệp rất nhỏ. Nhân lực cho R&D và đào tạo ở Việt Nam được phân bổ chủ yếu cho các trường đại học và viện nghiên cứu.
(3) Kinh phí cho KH&CN từ ngân sách nhà nước hiện nay còn rất hạn hẹp (2% năm 2000), cùng với cơ chế quản lý chưa hiệu quả nên chất lượng hoạt động R&D còn thấp. Ngân sách nhà nước cho hoạt động nghiên cứu hầu như chỉ cung
24
cấp cho các cơ quan Nhà nước, còn nhà khoa học với tư cách cá nhân và các doanh nghiệp rất ít có cơ hội tiếp cận nguồn kinh phí này.
(4) Kinh phí NCKH ở các trường đại học chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng kinh phí. Đa số trường đại học có ít mối quan hệ với doanh nghiệp. Nhìn chung ở các trường đại học miền Bắc nguồn kinh phí nghiên cứu chủ yếu lấy từ ngân sách nhà nước, các trường ở miền Trung và miền Nam lại thu hút nhiều hơn từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước.
(5) Hệ thống đánh giá hoạt động R&D thiếu các tiêu chuẩn về giá trị khoa học, chế độ bản quyền thiếu hiệu lực. Nhóm tác giả nhận định thực trạng này là do tính dàn trải trong đầu tư cho khoa học cộng với việc đánh giá nghiệm thu đề tài còn mang tính hình thức...
Về liên kết giữa viện và trường, các viện nghiên cứu tham gia tích cực vào các hoạt động đào tạo sau đại học, tuy nhiên có sự khác biệt trong các loại ngành khoa học được đào tạo. Sự lưu chuyển cán bộ diễn ra theo chiều từ các trường sang các viện nhiều hơn là theo chiều ngược lại. Việc các học viên sau đào tạo tại các viện, trường tham gia nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao nhưng chủ yếu diễn ra trong hình thức đào tạo không tập trung.
Về liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp, các trường đại học đã đóng góp tích cực cho nhu cầu xã hội về nhân lực trình độ cao. Tuy nhiên, các cơ quan đào tạo là khách hàng lớn nhất của loại hoạt động này và doanh nghiệp còn ít được phục vụ. Trong cơ cấu ngành nghề đào tạo còn tình trạng thiên lệch, các ngành gắn nhiều hơn với sản xuất thực tiễn còn ít được đào tạo. Về loại hình cơ quan đặt hàng, các chương trình đào tạo sau đại học chủ yếu thực hiện theo đơn đặt hàng của Nhà nước và còn ít chương trình xuất phát từ nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp. Việc lưu chuyển cán bộ cũng mới diễn ra giữa khu vực trường đại học và viện nghiên cứu, còn rất ít đối với khu vực sản xuất – kinh doanh.
Về nguyên nhân cản trở mối liên kết trường – viện – doanh nghiệp
Năm 1997 -1999 mô ̣t dự án do SAREC – Thụy Điển tại trợ cho Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách KH &CN thực hiê ̣n về nghiên cứu và đào ta ̣o sau đa ̣i học ở Việt nam . Nhóm thực hiện đã tiến hành điều tra , phân tích kết quả điều tra họat động nghiên cứu và đào tạo sau đại học của 28 trường đa ̣i ho ̣c, đã đưa ra 17 kết luâ ̣n và 7 khuyến nghi ̣ chính sách , trong đó có 9 kết luâ ̣n liên quan đến hoa ̣t đô ̣ng nghiên cứu ta ̣i các trường đa ̣i ho ̣c và đều là “âm tính”. Đó là các kết luâ ̣n về đầu tư nhỏ không đáng kể, năng lực nghiên cứu yếu , thiếu, trình độ của các kết quả nghiên
25
cứu thấp, mối liên kết giữa giảng da ̣y và đào ta ̣o , với thực tiễn – xã hội yếu thông qua số lươ ̣ng hợp đồng đã giao kết…Trong số 7 khuyến nghi ̣, có 4 khuyến nghi ̣ liên quan trực tiếp đến khuyến khích hoa ̣t đô ̣ng nghiên cứu trong các trường đa ̣i ho ̣c . Trong đó đáng kể là khuyến nghi ̣ về tăng cường quyền tự chủ tự chi ̣u t rách nhiệm cho các trường đa ̣i ho ̣c - mô ̣t khuyến nghi ̣ mà thời nào cũng đúng bởi đó là quyền bẩm sinh của bất kỳ pháp nhân hay thể nhân nào . Vấn đề là cơ chế và các biê ̣n pháp cụ thể để thực hiện và việc tổ chức thực h iê ̣n la ̣i không được thiết kế . Không phải ngẫu nhiên mà gần 30 năm nay (kể từ năm 1983) quy đi ̣nh ấy vẫn chưa được thực hiê ̣n triê ̣t để.
Khi phân tích về kết quả liên kết giữa trường đại học – viện nghiên cứu và doanh nghiệp, các tác giả Lê Đình Tiến, Trần Chí Đức đã nhận định: Thực tế sự phối hợp này còn kém và tồn tại những khó khăn như: Cơ chế quản lý còn hạn chế khả năng tìm kiếm cơ hội hợp tác; Quan hệ giữa các viện nghiên cứu chuyên ngành còn chưa chặt chẽ; Thiếu các cơ quan hoạt động môi giới hợp đồng trong nghiên cứu; Còn tồn tại tâm lý chưa coi trọng kết quả nghiên cứu trong nước hoặc tâm lý cục bộ gây cản trở hoạt động hợp tác nghiên cứu; chế độ sử dụng nhân lực kiêm nhiệm giữa viện – trường đại học – doanh nghiệp chưa rõ ràng [24, 2001].
Nguyễn Mạnh Quân và cộng sự lại cho rằng liên kết giữa các tổ chức nghiên cứu công và khu vực doanh nghiệp bị hạn chế bởi một số yếu tố về cơ cấu và sự trì trệ.
Cơ sở hạ tầng R&D không đủ và việc thiếu các chương trình nghiên cứu áp dụng cho khu vực tư nhân đã hạn chế sự phát triển những liên kết khoa học - công nghiệp. Nói chung, các mối liên kết ngành công nghiệp - trường đại học theo truyền thống yếu kém và hoạt động kinh doanh cho đến gần đây vẫn là hiện tượng đơn lẻ [18, 2015].
Trước đây, các đặc điểm về cơ cấu đã hạn chế sự phát triển mối quan hệ công nghiệp - khoa học. Ở nhiều nước, các hoạt động thương mại của các trường đại học và các nhà nghiên cứu đã (hoặc vẫn đang) chịu sự điều tiết cao hoặc bị cấm đoán theo quy định luật pháp khu vực công. Các doanh nghiệp thường phàn nàn về sự không tương thích của các chương trình giáo dục và nghiên cứu, và không phù hợp với các nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp. Sự cách biệt giữa các nhà nghiên cứu với các tổ chức R&D đã được trích dẫn là một trong những lý do của việc thực hiện yếu kém trong xây dựng năng lực công nghệ.
Các khung chính sách đã không tạo điều kiện để đạt được lợi nhuận từ thương mại hóa công nghệ tại các trường đại học nghiên cứu ở các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp. Nhiều cơ quan tài trợ nghiên cứu, đã nắm giữ (hoặc vẫn