Giải pháp cụ thể cho các phân hệ của mô hình mới

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình liên kết giữa trường đại học viện nghiên cứu doanh nghiệp dưới tiếp cận hệ thống đổi mới (Trang 151 - 160)

CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH LIÊN KẾT GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC – VIỆN NGHIÊN CỨU – DOANH NGHIỆP

4.2. Mô hình liên kết mới và các biện pháp đảm bảo nhằm tăng cường sự liên kết giữa trường đại học - viện nghiên cứu - doanh nghiệp

4.2.3. Giải pháp cụ thể cho các phân hệ của mô hình mới

4.2.3.1. Xây dựng thương hiệu của trường đại học và nâng cao uy tín của viện nghiên cứu. Thương hiệu của trường và uy tín của viện có được từ chất lượng các sản phẩm khoa học, đào tạo; kết quả thực hiện các hợp đồng với đối tác bên ngoài. Muốn vậy, viện nghiên cứu cần nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực, đảm đảo các điều kiện cần thiết để thực hiện đúng hạn và đạt yêu cầu các hợp đồng với doanh nghiệp. Trường đại học ngoài các yêu cầu trên còn phải thực hiện nhiệm vụ chính là nâng cao chất lượng đào tạo và khả năng phục vụ xã hội. Chất lượng nghiên cứu, kết quả thực hiện hợp đồng với doanh nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố:

- Kiến thức chuyên môn của giảng viên, nghiên cứu viên. Muốn chất lượng nghiên cứu tốt thì trước hết giảng viên cần có một nền tảng kiến thức, hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực đó. Những kiến thức này sẽ được phát huy tối đa để phục vụ nghiên cứu khi người thực hiện có đầy đủ kỹ năng, phương pháp nghiên cứu khoa học, có khả năng tiến hành, tổ chức nghiên cứu. Khả năng đó cũng đòi hỏi ở người nghiên cứu kỹ năng tìm kiếm, thu thập thông tin trong các cuộc điều tra và kết nối các nguồn lực cần thiết phục vụ nghiên cứu.

142

- Động cơ nghiên cứu phải xuất phát từ mục đích khoa học, niềm đam mê với vấn đề nghiên cứu. Điều tác giả muốn nói ở đây là trách nhiệm, đạo đức trong nghiên cứu. Có thể mục đích nghiên cứu của mỗi người là khác nhau nhưng khi đã tiến hành nghiên cứu thì bắt buộc phải có trách nhiệm, có cái “tâm” với công việc của mình.

- Đảm bảo tiến độ hợp đồng thì cần có đủ thời gian nghiên cứu bên cạnh thời gian giảng dạy và thực hiện các nhiệm vụ khác của cơ quan chủ quản. Hiện nay định mức giờ giảng cho giảng viên còn cao, nhiều người, kể cả cán bộ quản lý kiêm giảng dạy đều dành chủ yếu thời gian của mình cho việc lên lớp. Thời gian để tiến hành nghiên cứu khoa học dường như chỉ là “làm ngoài giờ”. Trong khi đó, để tiến hành nghiên cứu có hiệu quả thì người nghiên cứu phải dành toàn bộ tâm trí, thời gian cho nó một cách nghiêm túc chứ không thể chỉ “tranh thủ”, “làm thêm”.

- Kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu. Vấn đề này Luận án sẽ phân tích sâu hơn ở các giải pháp tiếp sau.

Bên cạnh việc nâng cao năng lực nghiên cứu, đáp ứng các đơn đặt hàng với doanh nghiệp, việc xây dựng thương hiệu và uy tín còn có được qua việc trường đại học, viện nghiên cứu chủ động phối hợp tham gia phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp. Mặt khác, trường đại học cần chủ động tham gia các chương trình kiểm định chất lượng, đánh giá của các tổ chức uy tín trong và ngoài nước nhằm khẳng định chất lượng, uy tín của mình.

4.2.3.2. Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, chú trọng thực hiện chức năng phục vụ xã hội của trường đại học. Các trường đại học ở nước ta hiện nay chủ yếu thực hiện chức năng đào tạo là chính. Hoạt động nghiên cứu khoa học và dịch vụ phục vụ xã hội còn chiếm tỷ trọng nhỏ so với đào tạo. Để tăng cường năng lực cho trường đại học, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, các trường cần thực hiện những giải pháp cụ thể để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu của cán bộ, giảng viên.

Một là, tạo quỹ thời gian dành cho nghiên cứu của giảng viên. Vấn đề này không phải là mới song cho đến nay Trường đại học Lao động – Xã hội nói riêng và hầu hết các trường đại học khác của Việt Nam đều chưa tìm được lời giải. Bởi vì, thời gian nghiên cứu liên quan trực tiếp đến định mức giờ chuẩn của giảng viên đại học. Định mức giờ chuẩn được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra từ năm 1978 và áp dụng suốt hơn 20 năm. Đến ngày 28 tháng 11 năm 2008, quy định về chế độ làm việc của giảng viên đã được thay thế bằng Quyết định số 64/2008-QĐ/GDĐT. Tuy

143

nhiên, theo quy định mới này thì định mức giờ giảng của giảng viên đại học, cao đẳng trong một năm sẽ tăng lên hơn 100 tiết so với trước đây.

Căn cứ vào Quyết định số 64/2008-QĐ/GDĐT của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Trường đại học Lao động – Xã hội đã ban hành định mức giờ giảng cho một giảng viên trong một năm trung bình là 280 tiết/giảng viên. Đối với giảng viên chính và giảng viên cao cấp, định mức còn cao hơn. Trên thực tế, số giờ lên lớp mà cán bộ phải thực hiện cao hơn nhiều vì bao gồm cả thời gian lao động nghĩa vụ, luyện tập quân sự được quy đổi ra giờ giảng. Thậm chí, có nhiều giảng viên không nghiên cứu khoa học nên thời gian dành cho nghiên cứu cũng được quy đổi thành giờ giảng. Thời gian tự bồi dưỡng kiến thức và sinh hoạt chuyên môn, hội nghị khoa học không được tính vào định mức giờ chuẩn của giảng viên.

Theo kết quả phỏng vấn sâu một số cán bộ, giảng viên của trường đại học Lao động – Xã hội, nhiều giảng viên hiện nay chưa tích cực trong hoạt động nghiên cứu khoa học, muốn đi dạy hơn là nghiên cứu. Lý do được đưa ra: “... kinh phí cho một đề tài cấp trường là 15 triệu, cấp khoa 10 triệu là quá thấp, thủ tục đăng ký, xét duyệt và báo cáo định kỳ rườm rà... giảng dạy vượt giờ được thanh toán gọn luôn trong năm”. Tổng hợp số liệu báo cáo ở các trường đại học khác trong khuôn khổ Luận án cũng cho thấy số lượng công trình khoa học của các cán bộ, giảng viên không đồng đều. Các đề tài, dự án thường do cán bộ, giảng viên lâu năm đảm nhiệm, số lượng cán bộ trẻ tham gia nghiên cứu còn ít.

Quỹ thời gian của một giảng viên nói chung thường được phân bổ cho các hoạt động: Giảng dạy trên lớp, học tập nâng cao trình độ, soạn giáo án, chấm thi, coi thi, soạn đề thi, giảng dạy tại các cơ sở ngoài trường (tại chức, liên kết đào tạo...) và thời gian cho các công việc gia đình, cá nhân. Với hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ như hiện nay, thời gian lên lớp của giảng viên đã giảm một phần.

Tuy nhiên, thời gian dành cho soạn bài giảng theo phương pháp mới (nhấn mạnh sự tự học, tự nghiên cứu của sinh viên) lại mất nhiều thời gian hơn trước.

Để có quỹ thời gian nghiên cứu cần có sự cố gắng của cả giảng viên, bộ môn và Nhà trường. Về giảng viên, khi dự định tiến hành nghiên cứu thì cần sắp xếp thời gian đi công tác và giảng dạy không trùng với thời gian nghiên cứu. Ví dụ nhiệm vụ giảng dạy có thể thực hiện vào học kỳ I của năm học. Học kỳ II và nghỉ hè dành cho nghiên cứu khoa học. Trong quá trình nghiên cứu, giảng viên vẫn có thể thực hiện những công việc liên quan đến giảng dạy như coi thi, chấm thi, ôn tập cho học sinh...

song những nhiệm vụ này không chiếm nhiều thời gian. Giảng viên phải đề xuất kế

144

hoạch công tác của mình từ đầu năm học để đơn vị quản lý trực tiếp có thể phân công, bố trí nhiệm vụ cho giảng viên vừa đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, vừa có thể tạo thời gian cho họ nghiên cứu và làm các công việc chuyên môn khác.

Hai là, tạo động cơ nghiên cứu cho cán bộ, giảng viên. Để tạo động cơ nghiên cứu, trường đại học cần áp dụng phương pháp kích thích thông qua sự thoả mãn những nhu cầu tinh thần và vật chất của cá nhân trong tập thể khoa học. Để đạt được điều này, trường đại học cần:

- Sử dụng kết quả đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học giảng viên làm căn cứ quan trọng để xét tiêu chuẩn giảng viên, nâng bậc và giảm bậc, bổ nhiệm và miễn nhiệm chức danh giáo sư và phó giáo sư, cạnh tranh trong tuyển chọn các nhiệm vụ KH&CN, cạnh tranh trong tiếp nhận tài trợ của các quỹ, khen thưởng.

- Ban hành quy định giảng viên vượt định mức nghiên cứu khoa học được hưởng các lợi ích về hỗ trợ kinh phí, giảm số giờ dạy tương ứng.

- Tạo điều kiện, linh hoạt về thời gian lên lớp để có được quỹ thời gian cho nghiên cứu.

-Việc quản lý đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu nên tập trung vào kết quả và quả trình thực hiện, tài chính nên thực hiện theo cơ chế khoán gọn.

Ba là, tài chính dành cho nghiên cứu của cán bộ, giảng viên cần đảm bảo đủ, cơ chế thanh quyết toán tránh rườm rà. Hiện nay kinh phí cho một đề tài cấp trường đại học thường không cao, chỉ từ 15 đến 20 triệu đồng. Hơn nữa, kinh phí này không chỉ dành cho thực hiện việc khảo sát, viết báo cáo mà còn bao gồm các chi phí hành chính chính thức và không chính thức. Do đó, nhiều cán bộ, giảng viên ngại thực hiện các đề tài cơ sở mà mong muốn được tham gia các đề tài cấp cao hơn với kinh phí nhiều hơn. Nhà trường cần xem xét nâng định mức kinh phí đối với đề tài, dự án cấp cơ sở. Nên quyết định mức kinh phí theo từng đề tài với khoảng dao động cho phép, không nên ấn định đồng đều kinh phí với tất cả đề tài.

Bốn là, môi trường làm việc, bầu không khí trong tổ chức cũng là yếu tố tác động tới hoạt động nghiên cứu của cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên. Trong quá trình nghiên cứu luôn tồn tại hai loại động cơ: Động cơ cá nhân và động cơ tập thể.

Đánh giá hiệu quả của mỗi loại tuỳ thuộc vào tính chất của hoạt động nghiên cứu và từng giai đoạn thời gian khác nhau của lịch sử. Tuy nhiên, nhân tố tập thể là rất quan trọng và không nên lãng quên, nó ảnh hưởng đến tất cả những giai đoạn của quá trình đổi mới. Mặt khác, cũng cần chú ý và không phủ nhận vai trò cá nhân

145

trong mỗi tổ chức nghiên cứu khoa học. Thiếu những mong ước cá nhân để thực hiện có chất lượng những nhiệm vụ đặt ra thì những thành tích trong quá trình đổi mới khó mà đạt được trong thực tế. Xây dựng một tập thể khoa học tốt là kết hợp được sự tự do của cá nhân và kỷ luật của tập thể, tinh thần độc lập sáng tạo của từng thành viên và sự phụ thuộc vào những nhiệm vụ chính trị, những yêu cầu đặt ra cho tập thể. Một không khí làm việc tích cực, lành mạnh là nơi các ý kiến phê bình và tranh luận thẳng thắn giúp cho kết quả nghiên cứu hoàn thiện hơn, góp ý trên tinh thần xây dựng, vì sự phát triển chung.

4.2.3.3. Nâng cao năng lực nghiên cứu cho cán bộ, giảng viên. Kết quả khảo sát tại các trường đại học, viện nghiên cứu của NCS cho thấy các cán bộ, giảng viên trẻ còn ít tham gia nghiên cứu. Để nâng cao năng lực cho nhân lực KH&CN này, cần lập nhóm nghiên cứu nòng cốt, các tập thể nghiên cứu mạnh. Những thành viên tích cực trong nhóm này sẽ hỗ trợ các đồng nghiệp khác về chuyên môn, phương pháp nghiên cứu khoa học. Đồng thời, họ cũng là người chủ động thiết lập mối quan hệ với các tổ chức, doanh nghiệp ngoài xã hội nhằm thu hút nhiều đề tài, đơn đặt hàng và tìm đầu ra cho sản phẩm nghiên cứu của trường, viện.

4.2.3.4. Nghiên cứu để đổi mới nội dung chương trình đào tạo hướng đến đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, tăng cường khả năng phục vụ xã hội, tăng cơ hội hợp tác. Việc xác định nhu cầu của xã hội nói chung và doanh nghiệp nói riêng có thể thực hiện qua các hình thức:

- Khảo sát qua thư điện tử về nơi làm việc của các cựu sinh viên sau khi tốt nghiệp

- Trưng cầu ý kiến của các doanh nghiệp về nhu cầu hiện tại và hướng phát triển tương lai của họ, yêu cầu của họ đối với các ứng viên

- Khảo sát nhu cầu của doanh nghiệp về đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực KH&CN và các nhu cầu khác về KH&CN.

4.2.3.5. Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hoạt động R&D. Một trong những nguyên nhân hạn chế việc thực hiện các hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa viện nghiên cứu, trường đại học cho doanh nghiệp là hạn chế về cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu, thử nghiệm. Hiện nay, một số trường, viện đã cải thiện cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu của mình bằng việc tìm tài trợ từ các đối tác bên ngoài (thông qua hợp đồng liên kết, dự án, tài trợ...) để xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm. Các trường đại học, viện nghiên cứu qua khảo sát của Luận án cho thấy đều

146

có mong muốn nhận được sự đầu tư từ doanh nghiệp và các đối tác khác về cơ sở vật chất và kinh phí phục vụ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu. Tuy nhiên, doanh nghiệp ở nước ta hiện nay chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc đầu tư một khoản lớn cho các hợp đồng nghiên cứu mà không đảm bảo chắc chắn về sản phẩm đầu ra còn ít doanh nghiệp dám làm. Lúc này, vai trò của Nhà nước trong việc hỗ trợ về vốn cho hoạt động R&D là rất quan trọng. Bên cạnh đó, trường đại học và viện nghiên cứu bằng những giải pháp trước đây đã tạo được uy tín, thương hiệu cho mình sẽ làm cho doanh nghiệp yên tâm hơn khi đầu tư cho các hợp đồng nghiên cứu, đặt hàng công nghệ.

4.2.3.6. Cải cách thủ tục hành chính trong nghiên cứu khoa học. Quy trình và thủ tục xét giao đề tài, nghiệm thu kết quả nghiên cứu, thanh quyết toán hiện nay còn rườm rà, ảnh hưởng đến thời gian nghiên cứu. Có thể cải thiện vấn đề này bằng việc giảm thiểu các cấp quản lý đề tài (chỉ báo cáo cụ thể với cấp quản lý trực tiếp).

Đánh giá, nghiệm thu đề tài nên tập trung vào chất lượng, kết quả nghiên cứu và hiệu quả lâu dài của đề tài.

4.2.3.7. Để tăng cường liên kết, cần thiết lập các trung tâm chuyển giao KH&CN và hợp tác. Trung tâm này có thể thành lập ngay trong trường, viện, doanh nghiệp hoặc hoạt động độc lập bên ngoài. Nhiệm vụ của trung tâm là tìm hiểu nhu cầu về KH&CN của doanh nghiệp, quảng bá kết quả nghiên cứu, hướng nghiên cứu và lĩnh vực nghiên cứu của trường, viện. Trung tâm là cầu nối để các nhà khoa học và doanh nghiệp cùng trao đổi về hướng hợp tác, chia sẻ lợi ích trong hợp tác, bao gồm cả những hợp tác nghiên cứu có sự tham gia của Nhà nước (hình thức đối tác công tư). Việc truyền bá kết quả nghiên cứu có thể thực hiện dưới nhiều hình thức như: Qua mạng lưới thông tin khoa học trên website, qua tạp chí của trường, viện và các cơ quan khác, qua hội thảo khoa học... Các hội chợ, triển lãm công nghệ cũng là kênh thông tin tốt để truyền bá hình ảnh về trường, viện. Các cán bộ trung tâm chuyển giao KH&CN và hợp tác cũng cần được đào tạo bài bản về kỹ năng giao tiếp, đàm phán hợp tác.

4.2.3.8. Xây dựng đại học định hướng nghiên cứu

Nghị định 73/2015/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn phân tầng, khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học. Theo đó, cơ sở giáo dục đại học được phân thành 3 tầng: cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu; cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng và cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành. Tất cả các

147

cơ sở giáo dục đại học trong mỗi tầng tùy theo chất lượng được sắp xếp vào 3 hạng của khung xếp hạng theo thứ tự từ cao xuống thấp: hạng 1, hạng 2, hạng 3.

Theo Điều 3 của Nghị định, tiêu chuẩn cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu xét riêng về hoạt động đào tạo và KH&CN phải đảm bảo:

a) Có đơn vị nghiên cứu phù hợp với ngành đào tạo như: Viện nghiên cứu, cơ sở nghiên cứu khoa học cơ bản, cơ sở nghiên cứu khoa học ứng dụng, trung tâm phát triển công nghệ nguồn;

b) Tỷ lệ chi cho hoạt động khoa học công nghệ chiếm ít nhất 20% tổng chi cho các hoạt động hằng năm của cơ sở giáo dục đại học;

c) Giảng viên cơ hữu phải dành ít nhất 50% tổng thời gian làm việc định mức cho hoạt động nghiên cứu khoa học;

d) Có ít nhất 80% giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu tham gia nghiên cứu khoa học có bài báo, công trình công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong và ngoài nước hằng năm;

đ) Tỷ lệ giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ không thấp hơn 30% tổng số giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học;

đối với các ngành, chuyên ngành đào tạo theo định hướng nghiên cứu, tỷ lệ này không thấp hơn 50%;

e) Mỗi chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ phải có ít nhất 1 Giáo sư hoặc 3 Phó Giáo sư là giảng viên cơ hữu;

g) Tỉ lệ sinh viên/giảng viên của các chương trình định hướng nghiên cứu không quá 15.

Nghị định quy định rõ các tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học gồm:

Quy mô, ngành nghề và các trình độ đào tạo; cơ cấu các hoạt động đào tạo và khoa học công nghệ; chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học; kết quả kiểm định chất lượng giáo dục. Nghị định cũng nêu rõ, phân tầng cơ sở giáo dục đại học được thực hiện theo chu kỳ 10 năm. Xếp hạng cơ sở giáo dục đại học được thực hiện theo chu kỳ 2 năm. Như vậy, tiêu chuẩn giáo dục đại học định hướng nghiên cứu là cơ sở giáo dục đại học có hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học chuyên sâu về nguyên lý, lý thuyết cơ bản trong các lĩnh vực khoa học; phát triển các công nghệ nguồn;

cung cấp nguồn nhân lực có năng lực giảng dạy và nghiên cứu cơ bản; có năng lực chủ trì nghiên cứu giải quyết các nhiệm vụ, đề tài khoa học cấp quốc gia và quốc tế.

Khi các trường đại học phát triển đạt chuẩn của đại học định hướng nghiên cứu, uy tín và thương hiệu, năng lực của trường sẽ được khẳng định. Lúc này, doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình liên kết giữa trường đại học viện nghiên cứu doanh nghiệp dưới tiếp cận hệ thống đổi mới (Trang 151 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)