Thực trạng liên kết của viện nghiên cứu với trường đại học và doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình liên kết giữa trường đại học viện nghiên cứu doanh nghiệp dưới tiếp cận hệ thống đổi mới (Trang 106 - 118)

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG MỐI LIÊN KẾT GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC – VIỆN NGHIÊN CỨU – DOANH NGHIỆP

3.2. Thực trạng hoạt động liên kết của viện nghiên cứu

3.2.2. Thực trạng liên kết của viện nghiên cứu với trường đại học và doanh nghiệp

a) Viện Nghiên cứu và Phát triển Cây trồng

Viện NCPTCT được HVNNVN giao nhiệm vụ hợp tác đào tạo thông qua việc hướng dẫn sinh viên, học viên thực tập tại đơn vị. Hàng năm, Viện đã tham gia hướng dẫn hơn 20 sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh làm đề tài tốt nghiệp, làm nghiên cứu khoa học đạt kết quả tốt và tạo điều kiện thuận lợi cho hơn 100 sinh viên thực tập môn học tại Viện.

Bảng 3.7. Thống kê kết quả tham gia đào tạo giai đoạn 2006 – 2012 TT Cấp tham gia đào tạo Số lƣợng

1 Hướng dẫn thực tập môn học chuyên ngành chọn giống cây trồng

145

2 Hướng dẫn thực tập môn học chuyên ngành khoa học cây trồng

260

3 Hướng dẫn thực tập tốt nghiệp đại học 64

4 Hướng dẫn thực tập Cao học 18

5 Hướng dẫn Nghiên cứu sinh 04

Nguồn: Viện NCPTCT

Trong khuôn khổ các dự án, quỹ học bổng quốc tế được cấp cho Việt Nam, một số cán bộ của Viện đã tham gia nhiều khóa học ngắn hạn và dài hạn, nâng cao trình độ chuyên môn.

97 b) Viện CNSH&CNTP

Trong khuôn khổ hợp tác với viện UTS Insearch, viện CNSH&CNTP được cử cán bộ tham dự khóa Anh ngữ học thuật dành cho nghiên cứu. Dự án học bổng Erasmus Mundus pha 2 do EU tài trợ cung cấp học bổng theo các hình thức: trao đổi cán bộ (1 tháng), thực tập sau tiến sỹ (6 tháng), tiến sỹ (10, 18,36 tháng); thạc sỹ (22 tháng); và trao đổi sinh viên (5, 10 tháng). Cán bộ, sinh viên của Viện có thể đăng ký học tại các trường đại học ở các thành phố của châu Âu:Toulouse - Pháp, Roma - Ý, Girona – Tây Ban Nha, Bournemouth - Anh, Vienna - Áo, Gent – Bỉ or Babes-Bolyai - Romania.

Viện CNSH&CNTP đã và đang có những hợp tác với một số doanh nghiệp sản xuất để làm cơ sở thực tập, tham quan, nâng cao khả năng thực hành và kinh nghiệm trước khi ra trường cho sinh viên. Một số đơn vị tiêu biểu có thể kể đến như: Trung tâm Nghiên cứu Thực phẩm và Dinh dưỡng, Công ty cổ phần sữa Hanoimilk, Công ty cổ phần sữa Quốc tế IDP, Công ty cổ phần thực phẩm Châu Á (MICOEM), Công ty cổ phần Tràng An, Công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước Giải Khát Việt Nam, Tổng công ty bia rượu nước giải khát Hà Nội (HABECO), Công ty cổ phần bia Hà Nội – Hải Dương, Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội (HALICO), Công ty cổ phần bia Sài Gòn – Hà Nội, Nhà máy bia Á Châu, Nhà máy thuốc lá Thăng Long, Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, Nhà máy chè Phú Đa, Phú Bền, Công ty Vắcxin và Sinh phẩm số 1...

Dòng trao đổi nhân lực cũng thể hiện trong hoạt động hợp tác nghiên cứu, gửi cán bộ đi đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp và nói chuyện trao đổi học thuật. Viện Công nghệ sinh học – Công nghệ thực phẩm đã và đang hợp tác thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu cơ bản cũng như ứng dụng với các đơn vị đào tạo và nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam như: Trường Đại học khoa học tự nhiên, Viện Vi sinh học và Công nghệ sinh học, HVNNVN, trường Đại học Bách Khoa Tp Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Viện Công nghệ sinh học. Viện KH&CN Việt Nam, Bệnh viện lao và bệnh phổi trung ương, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Viện Di truyền nông nghiệp, Viện nghiên cứu rau hoa quả... Tuy nhiên, số lượng các đề tài, dự án làm chung với các đơn vị này còn chưa đều đặn và liên tục..

98

Chủ yếu các hợp tác với trường đại học ngoài nước Viện đóng vai trò chủ trì, một số đề tài với vai trò tham gia và điều phối Việt Nam. Các đối tác quốc tế của Viện gồm: Trường đại học Tài nguyên và Khoa học ứng dụng sự sống (BOKU) – Áo; Trung tâm quốc tế nghiên cứu nông nghiệp phục vụ cho phát triển (CIRAD), Đại học Aix-Marseille, Viện nghiên cứu và phát triển (IRD), Marseille;

Trường Đại học quốc gia khoa học nông nghiệp, thực phẩm và môi trường (AgroSup Dijon) - Pháp; Đại học North Carolina (NCSU) – Mỹ; Viện Công nghệ hoàng gia Melbourne (RMIT) – Úc; Đại học Kochi, Đại học Gifu, Đại học Nagaoka, Đại học Niigata – Nhật bản; Viện công nghệ châu Á (AIT), Viện nghiên cứu công nghệ sắn và tinh bột, Thái Lan (CSTRU); Đại học Suranaree – Thái Lan.Ngoài ra, Viện CNSH&CNTP đã và đang hợp tác có hiệu quả với các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu, các tổ chức quốc tế để phối hợp đào tạo sinh viên, đào tạo đội ngũ nhân lực có trình độ cao cho Viện, xây dựng các chương trình đào tạo có chất lượng cao từ trình độ thạc sĩ trở lên, phối hợp thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu và phối hợp đồng tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế.

c) Viện Vật lý Kỹ thuật

Trong trường ĐHBKHN, Viện ký thỏa thuận hợp tác với các đơn vị: Viện ITIMS, Khoa Công nghệ hóa học, Khoa KH&CN vật liệu, về việc sử dụng chung các thiết bị - cùng khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất. Viện cũng hợp tác với Viện HAST, Viện ITIMS trong việc xây dựng chương trình đào tạo Thạc sỹ phối hợp giữa ba đơn vị. Viện VLKT có nhiều hợp tác với các đơn vị nghiên cứu, lao động sản xuât ngoài Trường như: Viện Khoa học vật liệu, với các trường đại học, cao đẳng trong nước (ĐHQG Hà Nội, ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh, ĐHCN...), với nhà máy M1 - Bộ Quốc Phòng, nhà máy Rạng Đông...

Về hợp tác quốc tế, Viện VLKT có nhiều hợp tác với các Trường Đại học, cơ sở nghiên cứu tại các nước như: Pháp, Bỉ, Nga, Đức, Ý, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore... Hiện nay, các hội thảo thường niên Việt - Đức được diễn ra hàng năm, cũng như các Hội thảo quốc tế tổ chức tại Việt nam do Viện đứng ra tổ chức thu hút nhiều nhà khoa học trên thế giới.

d) Viện Máy và Dụng cụ Công nghiệp

Công ty spin-off (cổ phần chi phối) và công ty con trực thuộc (cổ phần không chi phối) của viện là những doanh nghiệp liên kết chặt chẽ trong nhiệm vụ

99

phát triển công nghệ, đưa sản phẩm khoa học do công ty mẹ nghiên cứu được ra thị trường. Viện IMI thực hiện tốt việc luân chuyển cán bộ, có thể coi như một sự trao đổi nhân lực giữa công ty mẹ và công ty thành viên, nhằm mục đích tạo nền tảng ban đầu cả về chất xám, công nghệ và vốn cho công ty con hoạt động. Các đơn vị phối thuộc và đơn vị trong và ngoài Viện IMI đã hợp tác, đồng thực hiện các hoạt động nghiên cứu về công nghệ phi truyền thống, công nghệ và thiết bị gia công và làm sạch bằng tia nước áp suất cao, công nghệ và thiết bị cắt bằng laser, plasma, tạo hình bằng thủy lực, công nghệ gia công tia lửa điện, tạo hình biến dạng...

Viện IMI có quan hệ hợp tác với Trường đại học Tổng hợp Dresden, Đại học Tổng hợp Chemnitz, Đại học Hannover, Đại học Rostock (CHLB Đức), Trường Đại học Saga (Nhật bản) trong lĩnh vực trao đổi kinh nghiệm giảng dậy và trao đổi thực tập sinh, nghiên cứu sinh. Hàng năm Viện cử cán bộ sang thực tập tại các Trường đại học lớn trên thế giới và tiếp nhận sinh viên, thực tập sinh do các trường Quốc tế gửi tới Viện IMI thực tập.

Trong khuôn khổ hơ ̣p tác giữa Trường ĐHCN (ĐHQGHN) và Viện IMI ký kết từ 2006, Viện đang tham gia đào ta ̣o Tha ̣c sĩ ngành Cơ điện t ử (triển khai từ

2015) Cử nhân ngành Cơ điê ̣n tử (triển khai từ 2007). Bên cạnh hợp tác đào tạo chính quy cho trường đại học , Viện còn cung cấp di ̣ch vu ̣ đào ta ̣o theo yêu cầu từ

các doanh nghiệp như : Đào tạo liên tục nhằm bồi dưỡng , câ ̣p nhâ ̣t cho các cán bộ kỹ thuật , kỹ sư với những kiến thức , thành tựu công nghệ mới , trang bi ̣ những giải pháp công cụ tiên tiến góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động nghề nghiê ̣p.

Tìm hiểu về mức độ hợp tác, liên kết của viện nghiên cứu với trường đại học, doanh nghiệp và một số đối tác khác về hoạt động nghiên cứu khoa học – một kênh chuyển giao nhân lực KH&CN, NCS đưa ra các phương án trả lời với quy ước: Mức 0 tương đương “không biết”, mức 1 – không hợp tác, mức 2 – ít hợp tác (tương đương tổng giá trị do hợp tác trong nghiên cứu khoa học đem lại cho viện dưới 500 triệu đồng/năm), mức 3 – hợp tác trung bình (giá trị do hợp tác nghiên cứu đem lại cho viện từ 500 triệu đến 2 tỷ/năm), mức 4 – hợp tác chặt chẽ (từ 2 tỷ đến 10 tỷ đồng/năm) và mức 5 – rất chặt chẽ (trên 10 tỷ đồng/năm). Tương tự như quy ước với trường đại học, các dự án lớn với kinh phí trên 10 tỷ nhưng trải dài thời gian thực hiện thì chia tổng giá trị hợp đồng cho tổng số năm thực hiện. Trong

100

bảng tổng hợp kết quả, những ý kiến cho rằng “Không biết” hoặc không trả lời đã không được tính vào tổng số người trả lời phỏng vấn. Cụ thể như sau:

Bảng 3.8. Tỷ lệ nhà khoa học nhận định về mức độ liên kết của viện nghiên cứu với các đối tác trong nghiên cứu khoa học (Các mức độ có đơn vị triệu đồng/năm)

Đối tác liên kết

trong NCKH Tổng Điểm trung bình

Không hợp tác

Ít hợp tác

<500

Trung bình 500-2.000

Chặt chẽ 2.000- 10.000

Rất chặt chẽ

>10.000 Trường đại học

trong nước

93 3,04 0 11 69 11 2

100% 0 11,8 74,2 11,8 2,2

Trường đại học nước ngoài

93 2,99 0 14 65 13 0

100% 0 15 71 14 0

Viện R&D trong nước

93 3,32 0 4 58 28 3

100% 0 4,3 62,4 30,1 3,2

Viện R&D nước ngoài

93 3,07 0 8 70 15 0

100% 0 8,6 75,3 16,1 0

Doanh nghiệp 93 3,11 0 23 37 33 0

100% 0 24,7 39,8 35,5 0

Các đối tác khác 63 1,99 19 26 18 0 0

100% 30,1 41,3 28,6 0 0

Như vậy, việc liên kết trong hoạt động nghiên cứu khoa học của các viện nghiên cứu được khảo sát chủ yếu tìm đến đối tác là các trường đại học trong nước và nước ngoài, các viện nghiên cứu. Hợp tác với doanh nghiệp trong nghiên cứu khoa học tuy có triển khai nhưng sự liên kết này được nhận định mới ở mức độ trung bình, thậm chí có tới 23/93 người trả lời cho rằng còn ít hợp tác. Ngoài các đối tác trên, những đối tác khác chưa được nhiều nhà khoa học nhắc đến khi bàn về mối liên kết với viện nghiên cứu. Chỉ có 63 người trả lời cho câu hỏi này và kết quả thu được có tới 19/63 người (chiếm 30,1%) cho rằng viện không hợp tác với đối tác khác ngoài trường và viện, 26/63 người (chiếm 41,3%) cho rằng ít hợp tác.

3.2.2.2. Thực trạng dòng chuyển giao kết quả nghiên cứu

a) Viện NCPTCT có đặc thù kết quả nghiên cứu khoa học mang tính ứng dụng rất cao, vì vậy đây được coi là một trong những tổ chức KH&CN có sự gắn kết chặt

101

chẽ với các doanh nghiệp, phục vụ nhu cầu xã hội. Trong thời gian khảo sát của NCS, Viện đang thực hiện 03 đề tài cấp địa phương đặt hàng là: Phát triển sản xuất giống lua lai hai dòng năng suất cao, chất lượng tốt Hương Cốm 4 cho tỉnh Hải Dương, sản xuất hạt giống lúa lai F1 tại ĐăcLăk và phục tráng giống lúa nếp Phì Điền và Bao thai phục vụ làng nghề huyện Lục Ngạn.

Bên cạnh nhiệm vụ nghiên cứu khoa học thì tham gia công tác đào tạo cũng là một nhiệm vụ quan trọng của Viện, thể hiện sự gắn kết với trường đại học, với Học viện mà Viện trực thuộc. Hàng năm Viện đã tích cực tham gia hướng dẫn sinh viên thực hành, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh thực tập tốt nghiệp tại Viện. Tại thời điểm khảo sát của Luận án, các cán bộ của Viện đang tham gia hướng dẫn 08 sinh viên chuyên ngành giống cây trồng K57 nghiên cứu khoa học, hướng dẫn sinh viên các lớp giống cây trồng K55, K56 về kỹ thuật sản xuất hạt lai F1lúa lai hệ hai, ba dòng. Tổng số sinh viên thực tập tốt nghiệp do cán bộ, giảng viên của Viện hướng dẫn là 19 sinh viên chuyên ngành chọn giống và 01 sinh viên chuyên ngành khoa học cây trồng K56 làm đề tài tốt nghiệp về cây lúa và cây ngô;

Số học viên cao học ngành, trồng trọt và di truyền giống thực tập tại Viện là 15 học viên, thực tập tại địa phương (Lào Cai, Thái Bình, Thanh Hóa, Ninh Bình) nhưng sử dụng nguồn vật liệu của Viện là 04 học viên. Hơn nữa, cán bộ của Viện cũng tham gia hướng dẫn 06 nghiên cứu sinh thực tập về cây lúa, 03 nghiên cứu sinh thực tập về cây ngô và 01 nghiên cứu sinh nghiên cứu về cây đậu đỗ.

Về liên kết với doanh nghiệp, năm 2014- 2015 Viện đã chuyển giao công nghệ và bán bản quyền một số sản phẩm khoa học sau:

- Hợp đồng lai chuyển gen kháng bệnh bạc lá LT2 với giá 257.000.000 đồng - Hợp đồng lai chuyển gen kháng bạc lá PC đột biến với giá 25.000.000 đồng - Hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất hạt lai F1 giống Việt lai 24 với giá 15.000.000 đồng

Tóm lại, hoạt động liên kết trong chuyển giao kết quả KH&CN ở Viện NCPTCT theo như lãnh đạo Viện nhận định diễn ra khá chặt chẽ. Hầu hết các đề tài, dự án và nhiệm vụ khoa học mà Viện thực hiện đều có tính ứng dụng cao và có doanh nghiệp đặt hàng. Nhiều sinh viên cũ của HVNNVN giờ đã trở thành doanh nghiệp thành công trong lĩnh vực kinh doanh nông sản, giống cây trồng đã có quan hệ mật thiết với Viện.

b) Về thực trạng chuyển giao kết quả nghiên cứu của Viện CNSH&CNTP, từ nhiều năm nay, Viện luôn chú trọng phát triển hợp tác với các đối tác là các cơ sở

102

đào tạo, nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh trong và ngoài nước trong lĩnh vực sinh học và thực phẩm. Các hợp tác này nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu, thực hiện các dự án có tính thực tiễn cao.

Tại thời điểm phỏng vấn, Viện đang hợp tác trong sản xuất, chuyển giao KH&CN với công ty Halico (sản xuất rượu), Viện Công nghệ sinh học (trực thuộc Viện hàn lâm KH&CN), Viện Công nghệ thực phẩm và một doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm tại Bến Tre; hơn 10 doanh nghiệp khác đặt hàng về mở lớp đào tạo, nâng cao chuyên môn kỹ thuật. Như vậy, hình thức hợp tác chủ yếu là các dự án sản xuất thử nghiệm và đào tạo, tập huấn.

c) Viện Vật lý Kỹ thuật

Là một đơn vị nghiên cứu với sản phẩm mang tính ứng dụng cao, hữu ích trong đời sống xã hội như: Máy khử độc ozon, bóng đèn chống cận thị... Những kết quả nghiên cứu này của Viện có thể ứng dụng ngay trong cuộc sống. Tuy nhiên, sự liên kết của Viện với các doanh nghiệp trong khâu đầu tư nghiên cứu, chuyển giao KH&CN, tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế. Nguyên nhân do “các sản phẩm chất lượng cao này không cạnh tranh được với hàng nhái, hàng kém chất lượng nhưng giá rẻ của Trung Quốc. Thị hiếu người Việt Nam vẫn thích mua rẻ và đẹp mắt”.

(Nam, PGS,TS, 54 tuổi, ĐHBKHN). Doanh nghiệp thấy khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm nên không muốn mua công nghệ hay phân phối sản phẩm. Một nhóm cán bộ của Viện đã thành lập doanh nghiệp riêng để thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm nhưng rất vất vả để tìm được đơn đặt hàng lớn, sản phẩm bán được rất chậm. Đây là rào cản lớn để có kinh phí đầu tư quay vòng, do vậy người nghiên cứu cũng không còn động lực để tiếp tục.

Khi được hỏi về loại hình hợp tác với doanh nghiệp hiện nay Viện đang có, kết quả tổng hợp các ý kiến cho thấy chủ yếu Viện đang hợp tác với trường đại học trong nghiên cứu và hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức chuyên môn. Phát triển công nghệ là hoạt động Viện mong muốn được đầu tư song lại rất khó tìm được nguồn tài trợ từ phía doanh nghiệp.

d) Viện IMI hợp tác với các Công ty công nghệ cao trên thế giới trong việc nghiên cứu các công nghệ mới như hợp tác với hãng URACA, WOMA, ANT, Klett (CHLB Đức), Boehler (Áo) trong nghiên cứu công nghệ tia nước áp suất cao. Hợp tác với hãng FEHA, TRUMPF (CHLB Đức) trong nghiên cứu công nghệ Laser.

Hợp tác với Công ty AMADA (Nhật bản ) trong nghiên cứu ứng dụng máy dập định hình CNC. Hợp tác với Viện Fraunhofer (CHLB Đức ) trong nghiên cứu công

103

nghệ Laser, công nghệ xử lý môi trường. Hợp tác với Công ty Von Roll (Thuỵ sỹ) trong ứng dụng và chuyển giao công nghệ đốt rác phát điện. Hợp tác với Công ty National Instrument (Mỹ) để nghiên cứu công nghệ Lab View trong thiết bị đo và chuẩn đoán trạng thái.

Một số sản phẩm thiết bị được chuyển giao của Viện như: Hợp tác với các Công ty Buettner, Schenck, Flender, BHS, DSM, GWT (CHLB Đức) trong chế tạo trạm trộn bê tông tươi từ 30 -250 m3/h; Hợp tác với Công ty KTI (CHLB Đức), Công ty Rotec (Mỹ) trong chế tạo trạm trộn bê tông đàm lăn (RCC) 500 m3/h phục vụ cho các công trình thuỷ điện; Hợp tác và tiếp nhận chuyển giao công nghệ của Hãng Waitzinger (CHLB Đức ) để chế tạo bơm bê tông năng suất 60-80 m3/h; Hợp tác với Công ty Christian Pfeifer (Áo), Hazemag (CHLB Đức), Công ty Resta (CH Séc) để chế tạo các dây chuyền nghiền sàng đá; Hợp tác với Công ty GAMA, ATEA PRAHA, Laski- CH Séc về việc chế tạo máy ép viên nén từ rơm rạ và gỗ, cành cây; Hợp tác với Công ty Membrantec (CHLB Đức) trong xử lý nước thải;

Hợp tác với Công ty Von Roll (Thuỵ sỹ) trong ứng dụng và chuyển giao công nghệ đốt rác phát điện; Hợp tác với Công ty Medigration (CHLB Đức) , Swissray, COMET (Thuỵ sỹ ), Công ty Hologic (Mỹ), Công ty Point Nix (Hàn Quốc) để chế tạo các thiết bị chuẩn đoán hình ảnh bằng tia X phục vụ trong y tế...

Về liên kết trong phát triển công nghệ, kết quả tổng hợp cho thấy ngoài doanh nghiệp được cho rằng có liên kết chặt chẽ và rất chặt chẽ, các đối tác khác hầu như liên kết với viện rất lỏng lẻo. Cụ thể, có tới 72% ý kiến cho rằng viện ít hợp tác với trường đại học trong hoạt động phát triển công nghệ, con số này với trường đại học nước ngoài là 62,4%. Hơn nữa, tỷ lệ người trả lời viện nghiên cứu không hợp tác với trường đại học trong nước và nước ngoài ở hoạt động phát triển công nghệ lần lượt là 23,7% và 24,7%. Tình hình này cũng không khá hơn khi hỏi về mức độ liên kết giữa viện với các viện nghiên cứu khác trong và ngoài nước.

Có 21,5% người trả lời cho rằng cơ quan họ không hợp tác với viện R&D trong nước trong phát triển công nghệ. Câu trả lời tương tự với các viện R&D nước ngoài là 27,9%. Mặt khác, tỷ lệ người cho rằng viện nghiên cứu của họ ít hợp tác với viện R&D trong nước và viện R&D nước ngoài rất cao, lần lượt là 68,8% và 47,3%. Ngoài đối tác là trường đại học và doanh nghiệp, kết quả phỏng vấn sâu cho thấy viện nghiên cứu còn nhận được sự hỗ trợ từ một số dự án của tổ chức phi chính phủ, trúng thầu đề tài các cấp, đơn đặt hàng của địa phương trong việc phát triển công nghệ.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình liên kết giữa trường đại học viện nghiên cứu doanh nghiệp dưới tiếp cận hệ thống đổi mới (Trang 106 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)