Những yếu tố thúc đẩy liên kết trường – viện – doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình liên kết giữa trường đại học viện nghiên cứu doanh nghiệp dưới tiếp cận hệ thống đổi mới (Trang 129 - 135)

CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH LIÊN KẾT GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC – VIỆN NGHIÊN CỨU – DOANH NGHIỆP

4.1. Cơ sở đề xuất mô hình liên kết giữa trường – viện – doanh nghiệp

4.1.1. Những yếu tố thúc đẩy liên kết trường – viện – doanh nghiệp

Để xác định tiêu chí đánh giá nhu cầu liên kết giữa trường đại học – viện nghiên cứu – doanh nghiệp cũng như với các đối tác khác trong hoạt động KH&CN, NCS dựa vào ý kiến của 8 chuyên gia tham gia phỏng vấn sâu về mức độ hợp tác giữa ba khu vực (xem biểu đồ 3.2, phần 3.1.2.1). Theo đó, NCS đưa ra quy ước về tiêu chí đánh giá mức độ nhu cầu hợp tác như sau: Mức 1 – không cần, mức 2 – cần ít (tương đương tổng giá trị do hợp tác trong hoạt động KH&CN đem lại cho đơn vị dưới 500 triệu đồng/năm), mức 3 – nhu cầu hợp tác trung bình (giá trị từ 500 triệu đến 2 tỷ/năm), mức 4 – nhu cầu hợp tác khá cao/khá cần (từ 2 tỷ đến 10 tỷ đồng/năm) và mức 5 – nhu cầu hợp tác rất cao/rất cần (trên 10 tỷ đồng/năm). Trường hợp dự án lớn với kinh phí trên 10 tỷ nhưng trải dài thời gian thực hiện thì chia tổng giá trị hợp đồng cho tổng số năm thực hiện.

Khi được hỏi về nhu cầu hợp tác của trường đại học với viện nghiên cứu và doanh nghiệp, hầu hết kết quả phỏng vấn cho thấy các cán bộ, giảng viên công tác trong các trường đại học đều đánh giá ở mức độ từ cần thiết đến khá cần thiết và rất cần thiết. Kết quả cụ thể như sau:

Bảng 4.1. Số lượng giảng viên của trường đại học nhận định về mức độ nhu cầu liên kết của trường với viện và doanh nghiệp (các mức độ tính theo đơn vị triệu đồng) TT Đối tác có

nhu cầu liên kết

Không cần

Cần ít

<500

Trung bình 500-1.000

Khá cần 2.000-10.000

Rất cần

>10.000

1 Doanh nghiệp 0 0 1 10 89

2 Viện nghiên cứu 0 5 32 32 31

Bảng tổng hợp trên cho thấy phần lớn ý kiến cho rằng trường đại học rất cần liên kết với doanh nghiệp (89% người trả lời). Ý kiến nhận định về nhu cầu liên kết của trường đại học với viện nghiên cứu được chia đều ở mức trung bình, khá cần và rất cần. Không có ý kiến nào cho rằng trường đại học không có nhu cầu hợp tác với viện nghiên cứu và doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng có một số ý kiến cho rằng trường ít cần liên kết với viện (5%).

120

Nhu cầu hợp tác của trường đại học với doanh nghiệp đặc biệt lớn như trên một phần có lý do: Những trường đại học được Luận án khảo sát thiên về khoa học ứng dụng vì vậy việc nghiên cứu, triển khai công nghệ và dịch vụ KH&CN chủ yếu có khách hàng là các doanh nghiệp. Tuy nhiên kết quả phỏng vấn sâu cho thấy các trường hiện nay mới làm tốt trong khâu liên kết đào tạo. Về dịch vụ KH&CN còn ít ỏi trong cả hoạt động tự thân và hoạt động liên kết.

Kết quả khảo sát tại viện nghiên cứu về nhu cầu hợp tác với trường đại học và doanh nghiệp cho thấy, hầu hết kết quả phỏng vấn cho thấy các nhà khoa học làm việc ở viện nghiên cứu đều đánh giá ở mức độ từ cần thiết đến khá cần thiết và rất cần thiết. Cụ thể, có 71/93 người được hỏi cho rằng viện khá cần và rất cần liên kết với doanh nghiệp (khá cần 59 ý kiến và rất cần 12). Câu trả lời tương tự với trường đại học là 44/93 (khá cần 37 và rất cần 7 ý kiến). Không có ý kiến nào cho rằng viện không có nhu cầu hợp tác với trường và doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng có một số ý kiến cho rằng viện ít cần liên kết với doanh nghiệp (2/93 ý kiến) và trường đại học (13/93 ý kiến).

4.1.1.2. Mục đích liên kết

Về mục đích trường đại học hợp tác với viện, doanh nghiệp và các đối tác khác, Luận án đưa ra một số phương án để người được hỏi lựa chọn và đánh giá tầm quan trọng của các lý do thúc đẩy liên kết. Có 7 phương án được đưa ra, người trả lời nếu đồng ý đó là lý do liên kết với viện, doanh nghiệp thì sẽ cho điểm phương án đó. Lý do thúc đẩy liên kết nhất được cho 7 điểm, mỗi phương án tiếp theo với mức độ quan trọng giảm dần được cho lùi 1 điểm. Kết quả tổng hợp cho thấy không có giảng viên nào nhận định những phương án có sẵn là không quan trọng, không đồng ý. Do đó điểm thấp nhất cho lý do liên kết là 1 điểm và điểm cao nhất là 7 điểm/1 lý do. Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả:

121

Bảng 4.2: Đánh giá về mức độ quan trọng của các lý do trường liên kết với đối tác khác (%)

Lý do liên kết Không đồng ý

Đồng ý Điểm Xếp hạng

1 Để huy động nguồn lực tài chính 0 495 2

2 Để nắm rõ nhu cầu về KH&CN 0 191 7 3 Để chuyển giao kết quả nghiên cứu 0 428 4 4 Để nâng cao năng lực nghiên cứu, giảng dạy

của nhà trường 0 281 6

5 Xây dựng mạng lưới cơ sở thực hành, thực

tập cho sinh viên 0 547 1

6 Để thiết lập đối tác chiến lược lâu dài 0 454 3 7 Để xây dựng thương hiệu cho nhà trường 0 320 5

Kết quả khảo sát về lý do trường đại học nghiên cứu hợp tác với viện nghiên cứu và doanh nghiệp cũng như các đối tác khác cho thấy trong số 97 ý kiến trả lời thì những lý do được nhiều cán bộ, giảng viên cho rằng quan trọng để tiến hành liên kết bao gồm: Để xây dựng mạng lưới cơ sở thực hành, thực tập cho sinh viên (547 điểm), để huy động nguồn lực tài chính cho nghiên cứu (495 điểm), để thiết lập đối tác chiến lược lâu dài (454 điểm) và để chuyển giao kết quả nghiên cứu (428 điểm). Các lý do khác cũng được đánh giá là quan trọng để trường hợp tác với các đối tác là: Để nắm rõ nhu cầu về KH&CN, để nâng cao năng lực giảng dạy, nghiên cứu và để xây dựng thương hiệu cho nhà trường.

Ngoài các lý do trên, kết quả phỏng vấn sâu cá nhân cho thấy trường muốn hợp tác với viện, doanh nghiệp là để: “khi làm việc với các viện nghiên cứu, Nhà trường thấy được xu hướng nào hiện nay đang và sẽ được ưu tiên nghiên cứu, phát triển. Nhu cầu của doanh nghiệp cũng qua tiếp xúc, trao đổi mà xác định được.

Hiện nay trong bối cảnh toàn cầu hóa, khoa học công nghệ phát triển rất nhanh chóng nên việc hợp tác là rất cần thiết để Nhà trường lấy những thông tin từ viện nghiên cứu, doanh nghiệp làm cơ sở xây dựng chương trình đào tạo có khả năng bắt kịp thời đại. Mặt khác, các thầy cô chủ yếu giỏi về lý thuyết cần có sự hỗ trợ của viện nghiên cứu, doanh nghiệp để làm cơ sở thực hành tay nghề, học hỏi các kinh nghiệm thực tế”(nam, 46 tuổi, PGS, TS,Trường ĐHBKHN). Nhằm tăng cường

122

gắn kết giữa Nhà trường và môi trường kinh tế - xã hội, giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học với sản xuất kinh doanh, đồng thời nhằm thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu đào tạo và nghiên cứu theo nhu cầu của xã hội, trường ĐHBKHN chủ trương xây dựng hệ thống doanh nghiệp trong Nhà trường. Nhiệm vụ chủ yếu của hệ thống doanh nghiệp Nhà trường là đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;

đầu tư nghiên cứu sáng tạo và thử nghiệm,” ươm tạo” công nghệ mới; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học; triển khai sản xuất các sản phẩm công nghệ cao; bồi dưỡng, truyền bá áp dụng công nghệ tiên tiến; đào tạo thích nghi và đào tạo kỹ năng nguồn nhân lực phục vụ cho các khu công nghiệp; dịch vụ KH&CN. Với định hướng chiến lược thành lập hệ thống doanh nghiệp trong Nhà trường, các nhà khoa học trở thành chủ thể góp vốn, trí tuệ và công sức xây dựng doanh nghiệp.

Về lý do Viện hợp tác với các đối tác, Luận án đưa ra một số phương án để người được hỏi lựa chọn và cho điểm tương tự như quy ước khi khảo sát tại trường đại học. Các mức điểm được cho cao nhất là 6 điểm và giảm dần 1 điểm cho các phương án được cho là ít quan trọng hơn liền kề. Kết quả như sau:

Bảng 4.3: Đánh giá về mức độ quan trọng của các lý do viện liên kết với đối tác khác

Lý do liên kết Không

đồng ý

Đồng ý

Điểm Xếp hạng 1 Để tạo đầu ra cho sản phẩm nghiên cứu 0 452 1 2 Để nắm rõ nhu cầu về KH,CN và đổi mới 0 384 2 3 Để chuyển giao bí quyết sản xuất 0 127 5 4 Để rút ngắn thời gian tiếp cận thị trường 0 75 6

5 Để huy động nguồn lực tài chính 0 313 3

6 Để thiết lập đối tác chiến lược lâu dài 0 256 4

Như vậy không có ý kiến nào cho rằng các lý do đưa ra là không quan trọng cho việc thiết lập liên kết giữa viện nghiên cứu và các đối tác khác. Có 93 người cho điểm về mức độ quan trọng của các lý do liên kết. Những lý do được nhiều nhà khoa học công tác tại viện nghiên cứu cho rằng quan trọng hàng đầu để thúc đẩy mối liên kết là: Hợp tác, liên kết để tạo đầu ra cho sản phẩm nghiên cứu (452 điểm), để nắm rõ nhu cầu về khoa học, công nghệ và đổi mới (384 điểm); để huy động nguồn lực tài chính (313 điểm) và thiết lập đối tác chiến lược lâu dài (256 điểm).

123

Các lý do khác cũng được đánh giá là quan trọng khi viện nghiên cứu xem xét quyết định hợp tác với trường đại học và doanh nghiệp là: Chuyển giao bí quyết sản xuất, rút ngắn thời gian tiếp cận thị trường.

Ngoài các lý do trên, kết quả phỏng vấn sâu cá nhân các nhà khoa học đang công tác tại viện nghiên cứu cho thấy còn một số yếu tố khác thúc đẩy sự hợp tác giữa viện và trường đại học, doanh nghiệp. Theo một cán bộ Viện IMI, Viện đã chủ động đặt mối quan hệ với Trường ĐHCN vào năm 2006 (nam, 45 tuổi, TS, Viện IMI). Mục đích của sự liên kết này là: Tạo thương hiệu, để nhiều người biết đến Viện hơn; Đào tạo nhân lực cho Viện: Quá trình tham gia giảng dạy và hướng dẫn thực tập, cán bộ của Viện sẽ phát hiện, bồi dưỡng những sinh viên có năng lực để sau này làm đối tượng tuyển dụng, phục vụ Viện. Mặt khác, khi tham gia giảng dạy sẽ giúp cán bộ của Viện có được sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, các kiến thức hàn lâm kết hợp với thực hành thực tế, nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân lực của Viện. Hơn nữa, sau một thời gian vững vàng trong công tác giảng dạy và nắm vững các hoạt động liên quan đến đào tạo, Viện có khả năng tự đào tạo và tuyển sinh. Một lý do để Viện IMI chọn ĐHCN làm đối tác là do ĐHQGHN có cơ chế hoạt động khác với các trường đại học khác. Đây là đại học được phép mở mã ngành thí điểm, cơ chế thành lập ngành, bộ môn khoa học mới không phức tạp như các trường đại học thuộc Bộ Giáo dục – Đào tạo quản lý. Do đó, lĩnh vực Viện mong muốn được hợp tác phát triển là Cơ – Điện tử đã trở thành một Bộ môn trong trường ĐHCN.

Về hoạt động mà trường đại học mong muốn hợp tác với doanh nghiệp, kết quả điều tra cho thấy hầu hết các trường đều mong muốn được hợp tác với doanh nghiệp trong việc đưa các thành quả đào tạo, nghiên cứu của trường vào sản xuất.

Có như vậy hoạt động nghiên cứu, đào tạo của trường mới thực sự phát huy giá trị phục vụ xã hội, doanh nghiệp có cơ hội cải tiến công nghệ và đem lại lợi ích kinh tế cho cả hai bên. Về hợp tác với viện nghiên cứu, các giảng viên mong muốn được liên kết nghiên cứu, thực hiện chung hay độc lập toàn bộ hoặc một nhánh của đề tài.

“Qua hoạt động liên kết này, năng lực nghiên cứu, trình độ chuyên môn của các giảng viên được nâng cao đáng kể” (nam, 46 tuổi, PGS.TS, ĐHBKHN).

Về hoạt động mà viện nghiên cứu mong muốn hợp tác với doanh nghiệp, kết quả điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu cho thấy hầu hết các viện đều mong muốn được doanh nghiệp đầu tư vốn để viện tiến hành các nghiên cứu, thử nghiệm.

Sau đó, sản phẩm nghiên cứu do viện tạo ra được các doanh nghiệp mua lại. Một

124

hình thức khác cũng thường được các viện mong đợi hợp tác với doanh nghiệp là đào tạo, nâng cao năng lực cho nhân lực của doanh nghiệp. Ngoài ra, một số viện có chức năng đào tạo mong muốn gửi học viên đi thực tập ở các doanh nghiệp để nâng cao kiến thức thực tế.

Tìm hiểu về hoạt động mà viện mong muốn hợp tác với trường đại học, câu trả lời NCS nhận được đa phần là: Trao đổi học thuật, hợp tác nghiên cứu (cùng thực hiện một đề tài khoa học, thực hiện một phần riêng đề tài), hợp tác trong đào tạo cho sinh viên... Ví dụ, sự hợp tác giữa viện IMI và trường ĐHCN không chỉ có lợi cho Viện mà còn đem lại nhiều lợi ích cho trường như: Mở thêm ngành học mới, mở rộng về lĩnh vực nghiên cứu của Trường, góp phần đưa thêm nhiều ngành khoa học mang tính ứng dụng cao vào đời sống, phục vụ sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Sinh viên của Trường có nhiều cơ hội thực hành, có khả năng được công ty tuyển dụng ngay sau khi tốt nghiệp.

Nguyên nhân để doanh nghiệp hợp tác với các đối tác bên ngoài, trong đó có trường đại học và viện nghiên cứu được khảo sát tại 104 doanh nghiệp. Kết quả tổng hợp ý kiến của các cá nhân đang làm việc tại doanh nghiệp như sau:

Bảng 4.4. Cá nhân đánh giá các lý do doanh nghiệp liên kết với các đối tác TT Lý do liên kết Quan trọng Ít quan trọng Tổng

1 Huy động tài chính 88.9 11.1 100

2 Bắt đầu 1 quy trình CN mới 97.3 2.7 100

3 Chuyển giao bí quyết 0 100 100

4 Rút ngắn thời gian tiếp cận thị trường 97.3 2.7 100

5 Giảm rủi ro và chi phí 97.3 2.7 100

6 Thiết lập đối tác chiến lược 94.4 5.6 100

Nguồn: Số liệu khảo sát từ đề tài KX06.06/11-15

Như vậy, ngoài nguyên nhân để chuyển giao bí quyết sản xuất được đánh giá là ít quan trọng (100% ý kiến đồng tình) thì các nguyên nhân khác đều được đánh giá quan trọng để doanh nghiệp hợp tác với các đối tác. Các nguyên nhân được cho là quan trọng nhất gồm: Để bắt đầu một quy trình công nghệ mới, để giảm rủi ro chi phí và để rút ngắn thời gian tiếp cận thị trường (cùng được 97,3% ý kiến).

4.1.1.3. Nhận thức về vai trò của các bên trong mối liên kết

Khi được hỏi về vai trò của ba chủ thể trong việc hình thành và thúc đẩy mối liên kết trường – viện – doanh nghiệp, các cán bộ, giảng viên có đưa ra những nhận

125

định khác nhau. Theo đó, có 42% người trả lời cho rằng trường đại học đóng vai trò trung tâm. Nhận định ba đối tác có vai trò ngang nhau chiếm 35%, có 22% cho rằng doanh nghiệp giữ vai trò trung tâm và chỉ có 1% ủng hộ cho viện nghiên cứu. Kết quả này cho thấy đối tác được hỏi có xu hướng lựa chọn cơ sở của mình là trung tâm trong việc hình thành và xây dựng mối liên kết trường – viện – doanh nghiệp, trừ một số giảng viên đã thấy được vai trò trung tâm của doanh nghiệp theo lý thuyết về HTĐM hiện đại.

Các nhà khoa học công tác ở viện nghiên cứu lại chủ yếu nhận định doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm. Tuy nhiên, họ cũng giải thích thêm rằng đó là vì muốn thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu. Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy đối với những viện nghiên cứu vẫn nhận được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước lại cho rằng cả ba đối tác có vai trò như nhau. Một trong những lý do cho nhận định này là các viện thuộc khu vực nhà nước có nguồn kinh phí hoạt động được ngân sách hỗ trợ và thường được ưu tiên trong việc nhận hỗ trợ từ các dự án chính phủ, phi chính phủ.

Tổng hợp kết quả cho thấy có 67/93 ý kiến của nhân lực KH&CN đang công tác trong viện nghiên cứu nhận định doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm trong mối liên kết. Có 15 ý kiến cho rằng ba đối tác có vai trò ngang nhau, 8 ý kiến cho rằng viện nghiên cứu giữ vai trò trung tâm và chỉ có 2 người nhận định trường đại học giữ vai trò trung tâm. Kết quả này phần nào cho thấy các nhà khoa học công tác trong viện nghiên cứu đã có cái nhìn tương đồng với quan điểm về HTĐM trong xây dựng mối liên kết giữa viện – trường – doanh nghiệp, theo đó doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm của mối liên kết.

Như vậy, mặc dù sự hợp tác giữa trường – viện và doanh nghiệp đã đạt được một số kết quả nhất định như đã trình bày song hầu hết các nhà khoa học, giảng viên khi được phỏng vấn đều nhận định thành quả liên kết này còn chưa được chặt chẽ như tiềm năng có thể. Lĩnh vực hợp tác chủ yếu vẫn là nghiên cứu, đào tạo, tiếp nhận tài trợ. Triển khai công nghệ, sản xuất thử nghiệm tuy bước đầu đã có sự đặt hàng từ các doanh nghiệp song số lượng các hợp đồng như vậy chưa phải con số ấn tượng, nhiều doanh nghiệp còn tâm lý e ngại, dè dặt khi đầu tư cho hoạt động nghiên cứu của trường.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình liên kết giữa trường đại học viện nghiên cứu doanh nghiệp dưới tiếp cận hệ thống đổi mới (Trang 129 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)