CHƯƠNG 1: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ - DỤNG CỤ
1.4. KẾ TOÁN CÔNG CỤ - DỤNG CỤ
1.4.2. Phương pháp kế toán công cụ - dụng cụ
Về cơ bản, kế toán các nghiệp vụ tăng công cụ - dụng cụ được hạch toán tương tự như đối với kế toán các nghiệp vụ tăng nguyên vật liệu, một số nghiệp vụ điển hình như sau:
- Mua công cụ, dụng cụ nhập kho, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ thì giá trị của công cụ, dụng cụ được phản ánh theo giá mua chưa có thuế GTGT, căn cứ vào hóa đơn, phiếu nhập kho và các chứng từ có liên quan, ghi:
Nợ TK 153: Công cụ, dụng cụ (giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (số thuế GTGT đầu vào) (1331) Có các TK 111, 112, 141, 331,... (tổng giá thanh toán).
Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì giá trị công cụ, dụng cụ mua vào bao gồm cả thuế GTGT.
- Chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng mua nhận được:
Nợ các TK 111, 112, 331,....: Tổng số chiết khấu thương mại hoặc giảm giá Có TK 153: Trị giá CCDC giảm
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có) - Trả lại công cụ, dụng cụ đã mua cho người bán, ghi:
Nợ TK 331: Phải trả cho người bán
Có TK 153: Công cụ, dụng cụ (giá trị công cụ, dụng cụ trả lại) Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ tương ứng (nếu có).
- Phản ánh chiết khấu thanh toán được hưởng (nếu có), ghi:
Nợ TK 331, 111, 112: Phần chiết khấu thanh toán được hưởng.
Có TK 515: Phần chiết khấu thanh toán được hưởng.
1.4.2.2. Kế toán nghiệp vụ giảm công cụ - dụng cụ
Khi xuất dùng CCDC căn cứ vào quy mô và mục đích xuất dùng để xác định số lần phân bổ CCDC.
Phương pháp phân bổ 1 lần: Áp dụng với CCDC xuất dùng đều đặn hàng tháng và có giá trị tương đối nhỏ, số lượng không nhiều với mục đích thay thế, bổ sung một phần CCDC cho sản xuất.
Theo phương pháp này khi xuất CCDC toàn bộ giá trị CCDC chuyển dịch hết một lần vào CPSXKD. Căn cứ vào giá trị xuất kho, kế toán ghi:
Nợ TK 627: Nếu CCDC xuất dùng cho bộ phận phân xưởng.
Nợ TK 641: Nếu CCDC xuất dùng cho bộ phận bán hàng.
Nợ TK 642: Nếu CCDC xuất dùng cho bộ phận quản lý.
Có TK 153: 100% giá trị CCDC xuất dùng.
Phương pháp phân bổ nhiều lần: Áp dụng với CCDC có giá trị tương đối cao, quy mô lớn, với mục đích thay thế hoặc trang bị mới hàng loạt, có tác dụng phục vụ cho nhiều kỳ thì toàn bộ giá trị xuất dùng được phân bổ dần vào chi phí.
+ Khi xuất công cụ - dụng cụ, ghi:
Nợ TK 242: Chi phí trả trước
Có TK 153: 100% giá trị CCDC xuất dùng.
+ Khi phân bổ vào chi phí sản xuất, kinh doanh cho từng kỳ kế toán, ghi:
Nợ TK 627: Phân bổ giá trị CCDC xuất dùng tại phân xưởng sản xuất.
Nợ TK 641: Phân bổ giá trị CCDC xuất dùng cho bộ phận bán hàng.
Nợ TK 642: Phân bổ giá trị CCDC xuất dùng cho bộ phận quản lý.
Có TK 242: Giá trị CCDC thực tế phân bổ vào chi phí từng kỳ.
+ CCDC đang dùng bị báo hỏng, mất mát:
Trong quá trình sử dụng nếu CCDC bị hỏng hoặc bị mất, DN sẽ tiến hành lập biên bản quy trách nhiệm. Sau khi trừ đi giá trị phế liệu thu hồi hoặc số tiền bồi thường, số còn lại tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Nợ TK 111, 152, 138, 334…: Phế liệu thu hồi, giá trị bồi thường
Nợ TK 627, 641, 642: Phân bổ nốt giá trị còn lại vào CPSX (sau khi trừ thu hồi) Có TK 242: Giá trị CCDC còn lại chưa phân bổ hết.
Các nghiệp vụ khác kế toán xử lý tương tự như đối với nguyên vật liệu.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1.1. Nêu đặc điểm của nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ?
Câu 1.2. Trình bày phương pháp tính giá thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho?
Câu 1.3. Trình bày các phương pháp tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho? Cho ví dụ minh họa?
Câu 1.4. Các phương pháp phân bổ công cụ dụng cụ? Cho ví dụ minh họa?
Câu 1.5. Vẽ sơ đồ kế toán tổng hợp nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ theo phương pháp kê khai thường xuyên? Giải thích các bút toán trên sơ đồ?
BÀI TẬP ỨNG DỤNG Bài 1.1:
Có tài liệu về vật liệu X tại DN Hồng Hạnh trong tháng 2/N I. Tồn đầu tháng: 10.000 m, đơn giá 7.000đ/m
II. Trong tháng 2/N vật liệu X biến động như sau:
1. Ngày 2: Xuất 4.000 m để sản xuất sản phẩm và 1000 m dùng cho nhu cầu chung toàn phân xưởng.
2. Ngày 5: Thu mua nhập kho 15.000 m. Giá mua ghi trên hóa đơn là 110.000.000 đ (trong đó thuế GTGT 10%). Tiền mua vật liệu doanh nghiệp chưa thanh toán. Chi phí vận chuyển bốc dỡ đã chi bằng tiền mặt cả thuế GTGT 10% là 2.200.000 đ.
3. Ngày 9: Xuất 10.000 m để góp vốn liên doanh dài hạn với công ty K giá trị góp vốn được hai bên ghi nhận là 69.000.000 đ
4. Ngày 12: Dùng tiền vay ngắn hạn thu mua 5.000 m nhập kho giá mua chưa có thuế 6.800đ/1m thuế GTGT 10 %, chi phí vận chuyển phải trả cho công ty M cả thuế GTGT 10% là 550.000 đ.
5. Ngày 15: Xuất 6.000 m để tiếp tục chế biến sản phẩm
6. Ngày 28: Mua của công ty N 1.000 m giá mua chưa có thuế GTGT là 7.200 đ/m thuế GTGT 10% hàng đã nhập kho đủ. Tiền mua vật liệu đã thanh toán bằng tiền mặt.
7. Tiền mua vật liệu ở nghiệp vụ (2) doanh nghiệp đã trả bằng chuyển khoản sau khi trừ 1,5% chiết khấu thanh toán được hưởng.
Yêu cầu:
1. Tính giá thực tế vật liệu nhập kho trong kỳ.
2. Hãy xác định giá thực tế vật liệu X xuất kho và tồn kho cuối kỳ theo phương pháp: Giá bình quân cả kỳ dự trữ
3. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (giá vật liệu xuất kho tính theo phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ).
Biết rằng doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Bài 1.2:
DN Nhật Minh hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Đầu kỳ tồn kho: 3.000 m vật liệu X, đơn giá 27.000 đ/m. Trong tháng 2/N, vật liệu X biến động như sau:
1. Ngày 3: Xuất 2.000 m để sản xuất sản phẩm.
2. Ngày 5: Thu mua nhập kho 1.600 m, giá mua ghi trên hóa đơn 44.000.000 đ (trong đó thuế GTGT 4.000.000 đ). Chi phí vận chuyển bốc dỡ chi bằng tiền mặt 480.000 đ. Tiền mua vật liệu doanh nghiệp đã trả bằng chuyển khoản sau khi trừ 1% chiết khấu thanh toán được hưởng.
3. Ngày 6: Xuất 1.000 m để sản xuất sản phẩm.
4. Ngày 10: Dùng tiền vay ngắn hạn thu mua 1.000 m nhập kho. Giá mua chưa thuế 26.500đ/m, thuế GTGT 2.650 đ/m; chi phí thu mua trả bằng tiền mặt 200.000đ.
5. Ngày 15: Xuất 800 m dùng chung toàn phân xưởng.
6. Ngày 24: Tiếp tục xuất 1.200 m để sản xuất sản phẩm.
7. Ngày 28: Thu mua nhập kho 400 m, giá mua chưa có thuế GTGT 10% là 30.000 đ/m. Tiền hàng chưa thanh toán.
Yêu cầu:
1. Hãy xác định giá thực tế vật liệu X nhập kho trong kỳ?
2. Tính giá vật liệu xuất kho trong kỳ theo các phương pháp sau đây:
- Phương pháp nhập trước, xuất trước.
- Phương pháp giá đơn vị bình quân.
3. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (theo phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ).
Bài 1.3:
Tại DN Hoàng Anh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trong tháng 6 năm N có tài liệu sau:
I. Tình hình tồn kho vật liệu, dụng cụ đầu tháng:u tháng:
Loại vật tư Số lượng (kg, chiếc) Giá đơn vị thực tế 1. Vật liệu chính
2. Vật liệu phụ 3. Dụng cụ sản xuất
20.000kg 7.000kg 200 chiếc
2.400 đ/kg 4.100 đ/kg 64.000 đ/chiếc II. Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ:
1. Ngày 1: Thu mua nhập kho 20.000 kg vật liệu chính theo giá cả thuế GTGT 10% là 2.420 đ/kg, tiền hàng chưa thanh toán cho Công ty K. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ đã trả bằng tiền mặt 4.400.000 đ. Trong đó thuế GTGT 10%.
2. Ngày 12: Xuất kho 15.000 kg vật liệu chính và 2.000 kg vật liệu phụ cho sản xuất sản phẩm.
3. Ngày 13: Mua 1 số vật tư theo giá chưa thuế GTGT bao gồm:
- 30.000 kg vật liệu chính, đơn giá chưa thuế 2.300 đ/kg. Thuế GTGT 10%
- 4.000 kg vật liệu phụ, đơn giá chưa thuế 4.000 đ/kg. Thuế GTGT 10%
- 300 chiếc dụng cụ sản xuất, đơn giá chưa thuế 64.900 đ/c. Thuế GTGT 10%
Tiền mua vật tư doanh nghiệp đã thanh toán bằng chuyển khoản sau khi trừ 1%
chiết khấu thanh toán được hưởng.
4. Ngày 24: - Xuất 40.000 kg vật liệu chính để trực tiếp chế tạo sản phẩm.
- Xuất vật liệu phụ trực tiếp sản xuất sản phẩm: 4.000 kg, cho phân xưởng sản xuất: 1.000 kg, và cho quản lý doanh nghiệp 500 kg.
- Xuất kho 370 chiếc dụng cụ sản xuất cho PXSX, dự tính phân bổ 2 lần.
5. Ngày 29: Xuất dùng 50 dụng cụ sản xuất dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp, thuộc loại phân bổ 1 lần.
Yêu cầu:
1. Tính giá thực tế vật tư xuất dùng trong kỳ và tồn kho cuối kỳ theo phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ.
2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ.
3. Đến tháng 7/N giá trị CCDC xuất dùng ở NV 4 (tháng 6/N) được định khoản như thế nào?
Bài 1.4:
Có tài liệu vật liệu X tại DN Hoàng Minh trong tháng 2/N như sau:
I .Tình hình đầu tháng:
- Tồn kho: 6.000 kg đơn giá 10.000 đ/kg
- Đang đi đường: 4.000 kg đơn giá theo hóa đơn GTGT là 11.000 đ/kg (trong đó thuế GTGT 1.000 đ)
II. Trong tháng 2/N vật liệu X biến động như sau:
1. Ngày 3: Xuất 5.000 kg để sản xuất sản phẩm
2. Ngày 6: Xuất 1.000 kg để thuê công ty H gia công chế biến
3. Ngày 7: Thu mua nhập kho 5.000 kg tổng giá mua ghi trên hóa đơn phải trả công ty K là 56.100.000đ (trong đó thuế GTGT 5.100.000đ). Chi phí vận chuyển bốc dỡ chi bằng tiền mặt cả thuế GTGT 10% là 660.000đ. Tiền mua vật liệu DN đã trả bằng chuyển khoản sau khi trừ đi 1% chiết khấu thanh toán được hưởng .
4. Ngày 10: Xuất 3.000 kg để góp vốn liên doanh dài hạn cho công ty Y trị giá vốn góp liên doanh được ghi nhận là 30.000.000 đ
5. Ngày 12: Nhập kho số vật liệu đi đường kỳ trước 4.000 kg 6. Ngày 15: Xuất 3.000 kg để tiếp tục sản xuất sản phẩm
7. Ngày 28 Công ty H gia công xong hoàn thành bàn giao 1000 kg nhập kho, tổng chi phí gia công cả thuế GTGT 10% là 550.000 đồng, đã thanh toán bằng TM.
8. Kiểm kê cuối kỳ: còn 3.800 kg tồn kho thiếu 200 kg. Số vật liệu thiếu được xác định là hao hụt trong định mức: 50 kg, số còn lại chờ xử lý
9. Quyết định xử lý số vật liệu thiếu thủ kho phải bồi thường 50%, còn lại tính vào chi phí khác
Yêu cầu:
1. Tính giá vật liệu xuất kho theo phương pháp: Nhập trước, xuất trước
2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên (giá trị vật liệu xuất kho tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước).
Bài 1.5:
Trích tài liệu tại DN Hoàng Phương trong tháng 5: (ĐVT: 1000 đ)
1. Xuất dùng công cụ nhỏ thuộc loại phân bổ 2 lần theo giá thực tế, sử dụng cho phân xưởng sản xuất chính 4.400, cho phân xưởng sản xuất phụ 3.000.
2. Xuất dùng công cụ nhỏ thuộc loại phân bổ 8 lần cho bộ phân sản xuất chính 48.000, cho văn phòng công ty 16.000.
3. Thu mua một số công cụ nhỏ thuộc loại phân bổ một lần dùng trực tiếp cho bộ phận sản xuất chính, chưa trả tiền cho Công ty N. Tổng số tiền phải trả 6.600, trong đó thuế GTGT 600.
4. Dùng tiền gửi ngân hàng thu mua một số công cụ theo tổng giá thanh toán (cả thuế GTGT 10%) là 90.200. Người bán chấp nhận chiết khấu cho doanh nghiệp 1% và đã trả bằng tiền mặt.
5. Do đánh giá lại, một tài sản cố định trong doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn được chuyển thành công cụ dụng cụ trị giá 25.000 (GTCL) sử dụng ở văn phòng công ty, đã trích khấu hao 3.000.000, phân bổ trong 5 tháng.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2. Trong tháng 6 các nghiệp vụ liên quan đến số công cụ, dụng cụ đã xuất dùng trong tháng 5 được định khoản như thế nào?
Bài 1. 6:
Công ty X kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong tháng 8 có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Thu mua vật liệu chưa trả tiền cho công ty M giá mua ghi trên hóa đơn cả thuế GTGT 10% 33.000.000 đ. Chi phí thu mua đơn vị đã thanh toán bằng tiền tạm ứng 4.000.000 đ.
2. Thu mua vật liệu chưa trả tiền cho công ty K giỏ mua ghi trên hóa đơn cả thuế GTGT 10% 44.000.000đ. Khi kiểm nhận nhập kho phát hiện thiếu một số vật liệu chưa thuế trị giá 4.000.000 đ chưa rõ nguyên nhân. Chi phí thu mua đơn vị đã thanh toán bằng tiền tạm ứng 1.000.000 đ
3. Đặt trước cho công ty Q 10.000.000 đ bằng tiền mặt để mua vật liệu.
4. Nhận được một lô vật liệu nhưng hóa đơn chưa về, doanh nghiệp nhập kho theo giá tạm tính 12.000.000 đ.
5. Số vật liệu thiếu ở nghiệp vụ (2) được xác định là do bên bán chuyển thiếu, DN đã thanh toán cho công ty K theo số thực nhận bằng chuyển khoản.
6. Nhận được hóa đơn của lô vật liệu tạm nhập kho ở nghiệp vụ (4), giá mua chưa thuế 14.000.000 đ, thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng tiền mặt.
7. Mua vật liệu của công ty Q giá mua ghi trên hóa đơn cả thuế GTGT 10%
16.500.000 đ. Tiền mua vật liệu trừ vào số tiền đặt trước, số còn lại thanh toán bằng tiền mặt. Chi phí thu mua đơn vị đã thanh toán bằng tiền tạm ứng 1.100.000 đ. Trong đó thuế
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phản ánh vào sơ đồ tài khoản?
Bài 1.7:
Tài liệu về vật liệu X tại DN An Lạc trong tháng 2/N như sau:
I. Đầu tháng.
- Tồn kho: 60.000.000 đ
- Đang đi đường: giá mua theo hóa đơn GTGT cả thuế 10% là 55.000.000đ II. Tình hình trong tháng:
1. Dùng tiền vay ngắn hạn ngân hàng để mua của công ty Y một lô vật liệu theo giá mua chưa có thuế GTGT là 150.000.000 đ, thuế suất thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển phải trả cho công ty T cả thuế GTGT 10% là 2.200.000đ. Khoản giảm giá được công ty Y chấp nhận và đã thanh toán cho doanh nghiệp bằng tiền mặt theo tỷ lệ 1% tính trên tổng giá thanh toán.
2. Mua chịu của công ty E theo tổng giá thanh toán cả thuế GTGT 10% là 110.000.000đ
3. Xuất 1 số thành phẩm theo giá vốn 50.000.000 đ để đổi lấy một số vật liệu X tương ứng của công ty F theo giá cả thuế 10% là 66.000.000 đ. Thành phẩm đã bàn giao cho công ty F nhưng cuối tháng vật liệu X chưa về.
4. Xuất kho trả lại công ty E một số vật liệu do không đảm bảo chất lượng trị giá cả thuế là 33.000.000đ. Công ty E đã chấp nhận trừ vào số tiền còn nợ.
III. Kiểm kê cuối kỳ:
- Vật liệu tồn kho: 50.000.000 đ,
- Vật liệu đang đi đường: 60.000.000 đ Yêu cầu:
1. Lựa chọn phương pháp tính giá vật liệu tồn kho thích hợp?
2. Xác định trị giá thực tế vật liệu xuất dùng biết vật liệu X trực tiếp chế tạo sản phẩm?
3. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.