Kế toán tiêu thụ thành phẩm

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HỌC TẬP KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (Theo phương thức đào tạo học chế tín chỉ) (Trang 111 - 120)

CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

5.3. KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM

5.3.2. Kế toán tiêu thụ thành phẩm

5.3.2.1. Kế toán các trường hợp bán hàng và cung cấp dịch vụ a. Phương thức bán hàng trực tiếp:

Tiêu thụ trực tiếp là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho (hay trực tiếp tại phân xưởng không qua kho) của doanh nghiệp. Số sản phẩm khi bàn giao cho khách hàng được chính thức coi là tiêu thụ và đơn vị bán mất quyền sở hữu về số hàng này. Kế toán hạch toán như sau:

- Phản ánh trị giá vốn thành phẩm xuất bán, kế toán ghi:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán.

Có TK 155: Xuất kho thành phẩm

Có TK 154: Xuất kho trực tiếp không qua kho - Ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:

+ Nếu DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Nợ TK 111, 112: Số đã thu bằng tiền Nợ TK 131: Số bán chịu cho khách hàng

Có TK 511: Doanh thu bàn hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra

+ Nếu DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp Nợ TK 111, 112: Số đã thu bằng tiền

Nợ TK 131: Số bán chịu cho khách hàng

Có TK 511: Doanh thu bàn hàng và cung cấp dịch vụ

+ Thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, hoặc thuế TTĐB, thuế xuất khẩu phải nộp:

Nợ TK 511: Doanh thu bàn hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3331, 3332, 3333 (chi tiết theo từng loại thuế).

Ví dụ 1:

Trong kỳ xuất bán trực tiếp tại kho một số thành phẩm cho công ty K theo giá vốn 300.000.000đ, tổng giá thanh toán 550.000.000đ (trong đó thuế GTGT 10%). Công ty K mới thanh toán bằng chuyển khoản một nửa tiền hàng.

Kế toán định khoản (ĐVT: 1.000đ):

BT1: Nợ TK 632: 300.000

Có TK 155: 300.000 BT2: Nợ TK 131 (K): 550.000

Có TK 511: 500.000 Có TK 3331: 50.000 BT3: Nợ TK 112: 275.000

Có TK 131 (K): 275.000 b. Phương thức chuyển hàng theo hợp đồng:

Theo phương thức này, bên bán chuyển hàng cho khách hàng theo điều kiện hợp đồng kinh tế đã ký, hàng bán gửi đi vẫn thuộc quyền kiểm soát bên bán. Khi khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán về số hàng chuyển giao (một phần hay toàn bộ) thì số hàng chấp nhận này mới được coi là tiêu thụ. Kế toán hạch toán như sau:

- Phản ánh giá thực tế sản phẩm xuất gửi bán theo hợp đồng:

Nợ TK157: Hàng gửi bán

Có TK 155: Xuất kho thành phẩm

Có TK 154: Xuất kho trực tiếp không qua kho

- Khách hàng đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán (một phần hay toàn bộ số hàng đã chuyển giao), Kế toán ghi:

+ Phản ánh trị giá vốn hàng gửi bán được chấp nhận:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 157: Hàng gửi bán

+ Ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

● Nếu DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán

Có TK 511: Doanh thu bàn hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra

● Nếu DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán

Có TK 511: Doanh thu bàn hàng và cung cấp dịch vụ

● Thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, hoặc thuế TTĐB, thuế xuất khẩu phải nộp:

Nợ TK 511: Doanh thu bàn hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3331, 3332, 3333 (chi tiết theo từng loại thuế).

- Trường hợp sản phẩm chuyển đi theo hợp đồng đã bị từ chối trả về vì không phù hợp với quy cách như hợp đồng đã ký, nhập lại kho:

Nợ TK 155: Thành phẩm

Có TK 157: Hàng gửi bán Ví dụ 2:

Trong kỳ, DN xuất một số thành phẩm trực tiếp tại bộ phận sản xuất chuyển đến cho công ty Q theo giá vốn 300.000.000đ, tổng giá thanh toán 440.000.000đ (trong đó thuế GTGT 10%). Công ty Q chấp nhận thanh toán 80% số hàng, 20% còn lại do không đúng quy cách đã bị trả lại, đơn vị kiểm nhận và nhập kho đủ.

Kế toán định khoản (ĐVT:1.000đ) BT1: Nợ TK 157: 300.000

Có TK 154: 300.000 BT2: Nợ TK 632: 240.000

Nợ TK 155: 60.000

Có TK 157: 300.000 BT3: Nợ TK 131 (Q): 352.000

Có TK 511: 320.000 Có TK 3331: 32.000

c. Phương thức tiêu thụ qua các đại lý (hàng ký gửi):

Tiêu thụ theo phương thức gửi đại lý, ký gửi bán đúng giá hưởng hoa hồng là phương thức bên giao đại lý (chủ hàng) xuất hàng giao cho bên nhận đại lý (bên đại lý) để bán hàng cho doanh nghiệp. Bên nhận đại lý, ký gửi phải bán hàng theo đúng giá bán đã quy định và hưởng thù lao dưới hình thức hoa hồng.

● Kế toán bên có hàng ký gửi (Chủ hàng): Do hàng ký gửi vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp cho đến khi chính thức được tiêu thụ, bởi vậy nội dung hạch toán giống như tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng. Khi bán được hàng ký gửi, doanh nghiệp sẽ trả cho đại lý hoặc bên ký gửi một khoản hoa hồng tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá ký gửi số hàng ký gửi thực tế đã bán được. Khoản hoa hồng phải trả này sẽ được hạch toán vào chi phí bán hàng.

Nội dung hạch toán như sau:

- Phản ánh trị giá thực tế xuất kho hàng ký gửi:

Có TK 154, 155: Giá trị xuất kho

- Căn cứ vào bảng kê hóa đơn bán ra của sản phẩm bán ra do các bên nhận đại lý đã tiêu thụ trong tháng. DN lập hóa đơn GTGT phản ánh doanh thu của sản phẩm đã tiêu thụ để giao cho đơn vị đại lý và xác định khoản hoa hồng phải trả, kế toán ghi sổ:

+ Phản ánh trị giá vốn hàng gửi đại lý, ký gửi đã bán:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 157: Hàng gửi bán

+ Ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Nợ TK 111, 112, 131: (Tổng giá thanh toán – hoa hồng) Nợ TK 641: Chi phí bán hàng (số tiền hoa hồng phải trả) Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (của hoa hồng nếu có)

Có TK 511: Doanh thu bàn hàng qua đại lý Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra

● Kế toán bên đại lý hoặc đơn vị nhận bán hàng ký gửi (Bên nhận hàng) Số sản phẩm nhận bán ký gửi không thuộc quyền sở hữu của đơn vị này. Doanh thu của các đại lý chính là khoản hoa hồng được hưởng. Trong trường hợp đại lý bán đúng giá ký gửi của chủ hàng và hưởng hoa hồng thì không phải tính và nộp thuế GTGT đối với hàng hóa đại lý và tiền thu về hoa hồng.

Nội dung hạch toán như sau:

- Khi nhận hàng đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng, DN chủ động theo dõi và ghi chép thông tin về toàn bộ giá trị hàng hóa nhận bán đại lý vào sổ theo dõi riêng.

- Khi bán được hàng nhận ký gửi:

+ Ghi giảm giá trị hàng nhận ký gửi trên sổ theo dõi.

+ Căn cứ vào hóa đơn bán hàng, đại lý hạch toán:

Nợ TK 111, 112, 131... Tổng số tiền phải thanh toán bao gồm cả thuế GTGT Có TK 331: Phải trả cho chủ hàng

- Định kỳ xác định doanh thu hoa hồng được hưởng:

Nợ TK 331: Phải trả người bán

Có TK 511: Doanh thu BH và CCDV Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp

- Khi trả tiền bán hàng đại lý cho bên giao hàng, ghi:

Nợ TK 331: Phải trả cho người bán Có TK 111, 112

Ví dụ 3:

Trong kỳ, DN M xuất trực tiếp một số thành phẩm tại bộ phận sản xuất chuyển đến cho cơ sở đại lý Q theo giá vốn 300.000.000đ, tổng giá thanh toán 440.000.000đ (trong đó thuế GTGT 10%). Cơ sở Q đã bán được 80% số hàng (thu bằng tiền mặt), 20%

còn lại không bán được, cơ sở Q trả lại, đơn vị đã kiểm nhận và nhập kho đủ. Được biết

hoa hồng đại lý Q được hưởng theo tỷ lệ 6% trên tổng giá thanh toán (kể cả thuế GTGT theo thuế suất 10%). Sau khi trừ hoa hồng được hưởng, cơ sở đại lý Q đã thanh toán tiền hàng cho DN bằng tiền mặt.

Kế toán định khoản như sau (ĐVT:1.000đ):

 Tại đơn vị chủ hàng M:

1) Nợ TK 157: 300.000 Có TK 154: 300.000 2a) Nợ TK 632: 240.000 Nợ TK 155: 60.000

Có TK 157: 300.000 2b) Nợ TK 131 (Q): 352.000 Có TK 511: 320.000 Có TK 3331: 32.000

3a) Nợ TK 641: 19.200 Nợ TK 133: 1.920

Có TK 131 (Q): 21.120 3b) Nợ TK 111: 330.880

Có TK 131(Q): 330.880

 Tại đơn vị đại lý Q:

1) Nợ TK 111: 352.000

Có TK 331 (M): 352.000 2) Nợ TK 331 (M): 21.120

Có TK 511: 19.200 Có TK 3331: 1.920 3) Nợ TK 331 (M): 330.880

Có TK 111: 330.880 d. Phương thức bán hàng trả góp:

Theo phương thức này khi giao hàng cho người mua thì lượng hàng chuyển giao được xác định là tiêu thụ. Khách hàng sẽ thanh toán 1 phần tiền hàng ở ngay lần đầu để nhận được hàng, phần còn lại sẽ trả dần trong một thời gian nhất định và phải chịu một khoản lãi suất đã quy định trước trong hợp đồng. Khoản lãi do bán trả góp không được phản ánh trên tài khoản doanh thu 511 mà được hạch toán vào tài khoản doanh thu hoạt động tài chính (TK 515). Doanh thu bán hàng trả góp phản ánh vào TK 511 được tính theo giá bán tại thời điểm thu tiền một lần. Khoản lãi trả chậm liên quan đến nhiều kỳ kế toán được hạch toán vào TK 3387 “Doanh thu chưa thực hiện”. Định kỳ mới kết chuyển sang TK 515.

Nội dung hạch toán như sau:

- Khi xuất hàng giao cho người mua:

+ Phản ánh giá vốn của hàng tiêu thụ:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 155: Thành phẩm

+ Khi bán hàng trả chậm, trả góp kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán trả tiền ngay chưa có thuế, ghi:

Nợ TK 131: Phải thu khách hàng

Có TK 511: Doanh thu BH và CCDV (giá bán trả tiền ngay chưa thuế) Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp

Có TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện (chênh lệch giữa tổng số tiền theo giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT).

- Định kỳ xác định số lãi trả góp là doanh thu hoạt động tài chính:

Nợ TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện

Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính

- Phản ánh số tiền (doanh thu gốc và lãi suất trả chậm) ở các kỳ sau do người mua thanh toán:

Nợ TK 111, 112... số tiền khách hàng trả dần Có TK 131: Phải thu khách hàng Ví dụ 4:

Xuất kho bán trả góp một số thành phẩm theo giá vốn 148.000.000đ. Tổng giá bán trả góp là 178.000.000đ, trong đó khách hàng M trả lần đầu bằng chuyển khoản là 68.000.000đ. Số còn lại sẽ thanh toán dần trong vòng 10 tháng tới. Được biết giá bán thu tiền ngay của số hàng trên theo giá chưa thuế GTGT là 155.000.000đ, thuế GTGT phải nộp là 15.500.000đ.

Kế toán định khoản như sau (ĐVT: 1.000đ):

1) Nợ TK 632: 148.000 Có TK 155: 148.000 2) Nợ TK 131(M): 178.000 Có TK 511: 155.000 Có TK 3331: 15.500 Có TK 3387: 7.500 2b) Nợ TK 112: 68.000

Có TK 131(M): 68.000

e. Các trường hợp xuất khác được hạch toán tiêu thụ:

Ngoài các phương thức tiêu thụ chủ yếu trên đây, các DN còn sử dụng sản phẩm để thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ viên chức, để biếu tặng, quảng cáo hay trao đổi sản phẩm lấy hàng hóa khác… Các trường hợp này cũng được coi là tiêu thụ và tính vào doanh thu bán hàng.

Trường hợp trả lương cho công nhân viên bằng sản phẩm:

Nợ TK 334: Phải trả người lao động (tổng giá thanh toán) Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp (33311).

Trường hợp sử dụng sản phẩm, hàng hoá để biếu, tặng cho cán bộ công nhân viên được trang trải bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi: Kế toán phải ghi nhận doanh thu đối với sản phẩm, hàng hóa như đối với giao dịch bán hàng thông thường, ghi:

Nợ TK 353: Quỹ khen thưởng, phúc lợi (tổng giá thanh toán) Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp (33311).

Trường hợp bán sản phẩm, hàng hóa kèm theo sản phẩm, hàng hóa, thiết bị thay thế:

- Kế toán phản ánh giá vốn hàng bán bao gồm giá trị sản phẩm, hàng hóa được bán và giá trị sản phẩm, hàng hóa, thiết bị phụ tùng thay thế, ghi:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có các TK 153, 155, 156.

- Ghi nhận doanh thu bán hàng (vừa bán sản phẩm, hàng hóa, vừa bán sản phẩm, hàng hóa, thiết bị phụ tùng thay thế), ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131

Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

Đối với giao dịch hàng đổi hàng không tương tự:

Khi xuất sản phẩm, hàng hoá đổi lấy vật tư, hàng hoá, TSCĐ không tương tự, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng để đổi lấy vật tư, hàng hoá, TSCĐ khác theo giá trị hợp lý tài sản nhận về sau khi điều chỉnh các khoản tiền thu thêm hoặc trả thêm. Trường hợp không xác định được giá trị hợp lý tài sản nhận về thì doanh thu xác định theo giá trị hợp lý của tài sản mang đi trao đổi sau khi điều chỉnh các khoản tiền thu thêm hoặc trả thêm.

- Khi ghi nhận doanh thu, ghi:

Nợ TK 131: Phải thu của khách hàng (tổng giá thanh toán)

Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá chưa có thuế) Có TK 3331: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

Đồng thời ghi nhận giá vốn hàng mang đi trao đổi, ghi:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có các TK 155, 156

- Khi nhận vật tư, hàng hoá, TSCĐ do trao đổi, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhận được do trao đổi, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 156, 211, ... (giá mua chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

- Trường hợp được thu thêm tiền do giá trị hợp lý của sản phẩm, hàng hoá đưa đi trao đổi lớn hơn giá trị hợp lý của vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhận được do trao đổi thì khi nhận được tiền của bên có vật tư, hàng hoá, TSCĐ trao đổi, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (số tiền đã thu thêm) Có TK 131: Phải thu của khách hàng.

- Trường hợp phải trả thêm tiền do giá trị hợp lý của sản phẩm, hàng hoá đưa đi trao đổi nhỏ hơn giá trị hợp lý của vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhận được do trao đổi thì khi trả tiền cho bên có vật tư, hàng hoá, TSCĐ trao đổi, ghi:

Nợ TK 131: Phải thu của khách hàng Có các TK 111, 112, ...

Ví dụ 5:

Xuất kho một số thành phẩm trao đổi trực tiếp lấy một số vật liệu chính của công ty K. Được biết giá vốn của thành phẩm trao đổi 300.000.000đ, giá bán tương đương 440.000.000đ (trong đó thuế GTGT 10%). Công ty K đã giao cho DN một số vật liệu chính theo giá thanh toán 330.000.000đ (trong đó thuế GTGT 10%). Phần còn lại, công ty K đã thanh toán bằng tiền mặt.

Kế toán định khoản như sau: (ĐVT: 1.000đ) 1a) Nợ TK 632: 300.000

Có TK 155: 300.000 1b) Nợ TK 131: 440.000

Có TK 511: 400.000 Có TK 331: 40.000 1c) Nợ TK 152: 300.000 Nợ TK 133: 30.000

Có TK 131: 330.000 2) Nợ TK 111: 110.000

Có TK 131: 110.000

5.3.2.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu và chiết khấu thanh toán

Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu:

a) Kế toán chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ:

- Trường hợp sản phẩm, hàng hoá đã bán phải giảm giá, chiết khấu thương mại cho người mua thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, và doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 521: Các khoản giảm trừ doanh thu (5211, 5213)

Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp (thuế GTGT đầu ra được giảm) Có các TK 111, 112, 131, ...

- Trường hợp sản phẩm, hàng hoá đã bán phải giảm giá, chiết khấu thương mại cho người mua không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp thì khoản giảm giá hàng bán cho người mua, ghi:

Nợ TK 521: Các khoản giảm trừ doanh thu (5211, 5213) Có các TK 111, 112, 131, ...

b) Kế toán hàng bán bị trả lại:

- Khi doanh nghiệp nhận lại số hàng bị trả lại, kế toán phản ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại:

Nợ TK 155: Thành phẩm

Có TK 632: Giá vốn hàng bán.

- Thanh toán với người mua hàng về số tiền của hàng bán bị trả lại:

+ Đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 5212: Hàng bán bị trả lại (giá bán chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp (33311) (thuế GTGT hàng bị trả lại) Có các TK 111, 112, 131, ...

+ Đối với sản phẩm, hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, số tiền thanh toán với người mua về hàng bán bị trả lại, ghi:

Nợ TK 5212: Hàng bán bị trả lại Có các TK 111, 112, 131, ...

- Các chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại (nếu có), ghi:

Nợ TK 641: Chi phí bán hàng

Có các TK 111, 112, 141, 334, ...

c) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển tổng số giảm trừ doanh thu phát sinh trong kỳ sang tài khoản 511 - “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, ghi:

Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 521: Các khoản giảm trừ doanh thu.

Kế toán chiết khấu thanh toán:

Chiết khấu thanh toán là số tiền người bán giảm trừ cho người mua đối với số tiền phải trả do người mua thanh toán tiền hàng trước thời hạn thanh toán theo thỏa thuận (ghi trên hợp đồng kinh tế hoặc các cam kết thanh toán việc mua hàng). Khoản chiết khấu này được phản ánh vào chi phí tài chính của doanh nghiệp.

Căn cứ vào phiếu thu tiền mặt, hoặc giấy báo ngân hàng, kế toán phản ánh số tiền thu được do khách hàng nợ đồng thời phản ánh chiết khấu thanh toán cho khách hàng:

Nợ TK 635: Chiết khấu thanh toán

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HỌC TẬP KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (Theo phương thức đào tạo học chế tín chỉ) (Trang 111 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(173 trang)
w