BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HỌC TẬP KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (Theo phương thức đào tạo học chế tín chỉ) (Trang 139 - 144)

CHƯƠNG 6: BÁO CÁO TÀI CHÍNH

6.2. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

6.2.1. Khái niệm, nội dung và kết cấu Bảng cân đối kế toán 6.2.1.1. Khái niệm

Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) là báo cáo tài chính có các đặc điểm:

- Phản ánh một cách tổng quát toàn bộ tài sản của doanh nghiệp theo hệ thống các chỉ tiêu được quy định thống nhất.

- Phản ánh tình hình tài sản theo 2 cách phân loại: kết cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản.

- Phản ánh tài sản dưới hình thái giá trị (dùng thước đo tiền tệ).

- Phản ánh tình hình tài sản tại một thời điểm được quy định (cuối tháng, cuối quý, cuối năm).

BCĐKT là nguồn thông tin tài chính hết sức quan trọng trong công tác quản lý của bản thân DN cũng như cho nhiều đối tượng khác ở bên ngoài trong đó có các cơ quan chức năng nhà nước. Do vậy, BCĐKT phải được lập theo đúng mẫu quy định, phản ánh trung thực tình hình tài sản của DN và phải nộp cho các đối tượng có liên quan theo đúng thời hạn quy định.

6.2.1.2. Nội dung và kết cấu

Bảng cân đối kế toán có kết cấu tổng thể như sau:

- Nếu chia làm 2 bên thì bên trái phải ánh kết cấu của tài sản và được gọi là bên tài

sản, còn bên phải phản ánh nguồn hình thành tài sản và được gọi là bên nguồn vốn.

- Nếu chia thành 2 phần thì phần trên phản ánh tài sản, còn phần dưới phản ánh nguồn vốn. Theo quy định thì BCĐKT được chia thành 2 phần.

Kết cấu cấu từng bên (phần) như sau (đối với DN đáp ứng giả định hoạt động liên tục):

Bên (phần) tài sản: Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của DN tại thời điểm lập báo cáo và được chia thành 2 loại:

Loại A: Tài sản ngắn hạn:

Thuộc loại này, bao gồm các chỉ tiêu phản ánh tài sản của DN là tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác.

Loại B: Tài sản dài hạn:

Thuộc loại này có các chỉ tiêu phản ánh tài sản của DN là các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, tài sản dài hạn khác.

Bên (phần) nguồn vốn: Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh các nguồn vốn hình thành nên các loại tài sản của DN tại thời điểm lập báo cáo và cũng chia thành 2 loại:

Loại C: Nợ phải trả: Các chỉ tiêu trong loại này phản ánh các khoản nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và một số khoản nợ khác mà DN có trách nhiệm thanh toán.

Loại D: Vốn chủ sở hữu: Phản ánh các nguồn vốn chủ sở hữu, các quỹ của DN và nguồn kinh phí (nếu có). Thể hiện mức độ độc lập tự chủ về việc sử dụng các loại nguồn vốn của DN.

Mối quan hệ giữa 2 bên và các loại thể hiện qua sơ đồ tổng quát:

Tài sản Nguồn vốn

Loại A Loại C

Loại B Loại D

Tính chất cơ bản của BCĐKT là tính chất cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, biểu hiện:

Tổng cộng tài sản = Tổng cộng nguồn vốn Hoặc (A+B) tài sản = (C+D) nguồn vốn

Kết cấu tổng quát của phần chính BCĐKT được trình bày như sau:

Đơn vị: …

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Ngày… tháng…năm…

Đơn vị tính: ….

Tài sản Mã số Thuyết

minh

Số đầu năm

Số cuối năm

1 2 3 4 5

A. Tài sản ngắn hạn

I. Tiền và các khoản tương đương tiền

………..

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

……….

B. B. Tài sản dài hạn I. Các khoản phải thu dài hạn

………

II. Tài sản cố định

………

Tổng cộng tài sản C. Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn

……….

II. Nợ dài hạn

………

D. Vốn chủ sở hữu I. Vốn chủ sở hữu

……….

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác

……….

Tổng cộng nguồn vốn

6.2.2. Phương pháp lập Bảng cân đối kế toán 6.2.2.1. Nguyên tắc lập và trình bày

1. Theo quy định tại Chuẩn mực kế toán “Trình bày Báo cáo tài chính” khi lập và trình bày Bảng cân đối kế toán phải tuân thủ các nguyên tắc chung về lập và trình bày Báo cáo tài chính. Ngoài ra, trên Bảng cân đối kế toán, các khoản mục Tài sản và Nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, tuỳ theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, cụ thể như sau:

a) Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng, thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo nguyên tắc sau:

- Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng không quá 12 tháng tới kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại ngắn hạn;

- Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng trở lên kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại dài hạn.

b) Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng, thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau:

- Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại ngắn hạn;

- Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại dài hạn.

Trường hợp này, doanh nghiệp phải thuyết minh rõ đặc điểm xác định chu kỳ kinh doanh thông thường, thời gian bình quân của chu kỳ kinh doanh thông thường, các bằng chứng về chu kỳ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như của ngành, lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động.

c) Đối với các doanh nghiệp do tính chất hoạt động không thể dựa vào chu kỳ kinh doanh để phân biệt giữa ngắn hạn và dài hạn, thì các Tài sản và Nợ phải trả được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần.

2. Khi lập Bảng cân đối kế toán tổng hợp giữa các đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân, đơn vị cấp trên phải thực hiện loại trừ tất cả số dư của các khoản mục phát sinh từ các giao dịch nội bộ, như các khoản phải thu, phải trả, cho vay nội bộ.... giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dưới với nhau.

Kỹ thuật loại trừ các khoản mục nội bộ khi tổng hợp Báo cáo giữa đơn vị cấp trên và cấp dưới hạch toán phụ thuộc được thực hiện tương tự như kỹ thuật hợp nhất Báo cáo tài chính.

3. Các chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày trên Bảng cân đối kế toán.

Doanh nghiệp chủ động đánh lại số thứ tự của các chỉ tiêu theo nguyên tắc liên tục trong mỗi phần.

6.2.2.2. Nguốn số liệu để lập BCĐKT - Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp;

- Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết;

- Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán năm trước (để trình bày cột đầu năm).

- Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản;

Để thực hiện tốt yêu cầu lập cân đối kế toán, trước khi lập BCĐKT cần thực hiện tốt các công việc chuẩn bị sau đây:

- Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán có liên quan, kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán DN với các đơn vị có quan hệ kinh tế (ngân hàng, người mua, người bán…). Kết quả kiểm tra đối chiếu nếu có chênh lệch cần phải điều chỉnh theo phương pháp thích hợp trước khi lập báo cáo.

- Kiểm kê tài sản trong trường hợp cần thiết và kiểm tra đối chiếu số liệu giữa biên bản kiểm kê với thẻ tài sản, sổ kho, sổ kế toán… nếu có chênh lệch phải điều chỉnh kịp thời, đúng với kết quả kiểm kê trước khi lập báo cáo.

- Khóa sổ kế toán tại thời điểm lập BCĐKT.

- Chuẩn bị mẫu biểu theo quy định của chế độ hiện hành.

6.2.2.3. Phương pháp lập các chỉ tiêu trong BCĐKT của DN đáp ứng giả định hoạt động liên tục

Phương pháp chung lập BCĐKT

- Cột “Số đầu năm”: Căn cứ vào cột “số cuối năm” của báo cáo BCĐKT ngày 31/12/năm trước.

- Cột “Số cuối năm”: Căn cứ vào số dư cuối kỳ sau khi đã khóa sổ ở thời điểm lập BCĐKT của các sổ kế toán có liên quan (sổ TK cấp 1, cấp 2, sổ chi tiết…) như sau:

1. Các chỉ tiêu trên BCĐKT có nội dung kinh tế phù hợp với số dư các tài khoản thì căn cứ trực tiếp vào số dư của tài khoản liên quan để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng trong báo cáo theo các nguyên tắc:

- Số dư Nợ của các tài khoản được ghi vào chỉ tiêu tương ứng trong phần “Tài sản”.

- Số dư Có của các tài khoản được ghi vào chỉ tiêu tương ứng trong phần”Nguồn vốn”.

Ví dụ:

Mã số 152 “Thuế GTGT được khấu trừ”: Căn cứ vào dư nợ TK 133

Mã số 222, 225, 228 “Nguyên giá” của TSCĐ hữu hình, thuê tài chính, vô hình:

Căn cứ vào số dư Nợ TK 211, 212, 213.

Mã số 314 “Phải trả công nhân viên”: Căn cứ vào số dư Có của TK 334.

Mã số 417 “Quỹ đầu tư phát triển”: Căn cứ vào số dư Có của TK 414.

2. Các chỉ tiêu trên BCĐKT có nội dung kinh tế liên quan đến nhiều tài khoản, nhiều chi tiết của tài khoản thì căn cứ vào số dư của các tài khoản, các chi tiết có liên quan tổng hợp lại theo nguyên tắc hợp nhất hoặc bù trừ để lập.

Ví dụ:

Mã số 141 “Hàng tồn kho”: Căn cứ vào số dư Nợ các TK 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158 cuối kỳ tổng hợp lại để lập.

Mã số 135 “Các khoản phải thu khác”: Căn cứ vào số dư Nợ tài khoản 1385; 1388 và nếu có dư nợ TK 334, 338.

3. Một số chỉ tiêu trong BCĐKT có nội dung phù hợp với nội dung kinh tế của chi tiết các tài khoản mà các chi tiết đó có thể có số dư Nợ hoặc dư Có; khi lập báo cáo cần phải căn cứ vào số dư Nợ của các chi tiết có liên quan sau khi phân loại theo nợ phải thu ngắn hạn hay dài hạn rồi tổng hợp lại để ghi vào chỉ tiêu tương ứng trong phần “Tài sản”;

tổng hợp số dư Có của các chi tiết có liên quan sau khi phân loại nợ phải trả là ngắn hạn hay dài hạn rồi tổng hợp lại để ghi vào chỉ tiêu tương ứng phần “Nguồn vốn”; không bù trừ lẫn nhau giữa các chỉ tiêu trong cùng một tài khoản.

Ví dụ: Các sổ chi tiết các tài khoản 131, 331 ngày 31/12/N-1 và ngày 31/12/N

(ĐVT:1.000đồng):

Số dư chi tiết TK 31/12/N-1 31/12/N

SCT phải thu KH A1 (ngắn hạn) SCT phải thu KH A2 (dài hạn) SCT phải thu KH B1 (ngắn hạn) SCT phải thu KH B2 (dài hạn) SCT phải trả NB X (ngắn hạn) SCT phải trả NB Y (dài hạn) SCT phải trả NB K (ngắn hạn) SCT phải trả NB Q (ngắn hạn)

1.000 (dư nợ) 1.300 (dư nợ) 2.000 (dư có) 1.200 (dư nợ) 4.000 (dư có) 2.900 (dư có) 5.100 (dư có) 6.400 (dư nợ)

1.200 (dư nợ) 1.600 (dư nợ) 2.300 (dư nợ) 2.250 (dư nợ) 9.500 (dư có) 2.770 (dư có) 4.800 (dư nợ) 2.400 (dư nợ) Tổng hợp các số liệu trên để lập BCĐKT ngày 31/12/N các các chỉ tiêu:

Chỉ tiêu Mã số Số cuối năm Số đầu năm

Phải thu ngắn hạn của khách hàng 131 3.500 3.000

Trả trước cho người bán ngắn hạn 132 7.200 6.400

Phải thu dài hạn của khách hàng 211 3.850 2.500

Phải trả người bán ngắn hạn 311 9.500 9.100

Người mua trả tiền trước ngắn hạn 312 0 2.000

Phải trả người bán dài hạn 331 2.770 2.900

4. Một số trường hợp đặc biệt:

- Các tài khoản dự phòng phải thu khó đòi ngắn hạn, dài hạn (TK 229), giá trị hao mòn luỹ kế (TK 214) tuy có số dư Có nhưng khi lập báo cáo vẫn được sử dụng số Có để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng trong phần “Tài sản” bằng số âm (dưới hình thức ghi trong dấu ngoặc đơn) (...).

- Các tài khoản 412, 413, 419, 421 nếu có số dư Nợ thì vẫn được sử dụng số dư Nợ để ghi vào chỉ tiêu tương ứng trong phần “Nguồn vốn” bằng số âm (dưới hình thức ghi trong dấu ngoặc đơn).

Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu cụ thể trong BCĐKT:

Hướng dẫn về phương pháp lập các chỉ tiêu chi tiết cụ thể trong BCĐKT mẫu số B01-DN căn cứ theo Điều 112 -Thông tư 200/2014/TT-BTC.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HỌC TẬP KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (Theo phương thức đào tạo học chế tín chỉ) (Trang 139 - 144)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(173 trang)
w