CHƯƠNG 6: BÁO CÁO TÀI CHÍNH
6.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH
6.1.1.1. Khái niệm
Báo cáo kế toán là kết quả của công tác kế toán trong 1 kỳ kế toán, cung cấp thông tin một cách toàn diện về tình hình tài sản, nguồn vốn cũng như tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ kế toán.
Báo cáo kế toán là nguồn thông tin quan trọng không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho nhiều đối tượng khác ở bên ngoài có quyền lợi trực tiếp hoặc gián tiếp với hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có các cơ quan chức năng của nhà nước.
Báo cáo tài chính là một phân hệ thuộc báo cáo kế toán, cung cấp thông tin về tài sản, nguồn vốn, về tình hình và kết quả hoạt động về các lượng tiền cũng như một số thông tin tài chính khác của doanh nghiệp để phục vụ cho yêu cầu quản lý của doanh nghiệp cũng như của các đối tượng khác ở bên ngoài.
Báo cáo tài chính là báo cáo bắt buộc, được nhà nước quy định thống nhất về danh mục các báo cáo, biểu mẫu và hệ thống các chỉ tiêu, phương pháp lập, nơi gửi báo cáo và thời gian gửi các báo cáo (quý, năm).
Theo quy định hiện nay thì hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam gồm bốn báo cáo:
1) Bảng cân đối kế toán
2) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Trong các báo cáo tài chính trên thì Bảng cân đối kế toán và Thuyết minh báo cáo tài chính lập hàng năm được quy định lập riêng cho doanh nghiệp hoạt động liên tục và cho doanh nghiệp không đáp ứng quy định hoạt động liên tục.
6.1.1.2. Mục đích của báo cáo tài chính
BCTC dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một DN, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ DN, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.
BCTC phải cung cấp các thông tin của một DN về:
a) Tài sản;
b) Nợ phải trả c) Vốn chủ sở hữu;
d) Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác;
đ) Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;
e) Các luồng tiền.
Ngoài các thông tin trên DN còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh BCTC” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các BCTC tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày BCTC.
6.1.1.3. Kỳ lập báo cáo
- Báo cáo tài chính của tất cả các loại hình doanh nghiệp phải được lập cho từng kỳ kế toán năm. Riêng đối với các doanh nghiệp Nhà nước ngoài báo cáo tài chính năm còn phải lập Báo cáo tài chính quý. Các doanh nghiệp còn có thể lập Báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác theo yêu cầu của pháp luật, của công ty mẹ hoặc của chủ sở hữu.
- Các doanh nghiệp phải lập Báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch hoặc kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn sau khi thông báo cho cơ quan thuế. Trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp được phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn đến việc lập Báo cáo tài chính cho một kỳ kế toán năm đầu tiên hay kỳ kế toán năm cuối cùng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn 12 tháng nhưng không được vượt quá 15 tháng. Kỳ lập Báo cáo tài chính giữa niên độ là mỗi quý của năm tài chính ( không bao gồm quý IV ).
6.1.2. Nguyên tắc cơ bản lập báo cáo tài chính
Nguyên tắc 1: Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 “Trình bày BCTC”, việc lập và trình bày BCTC phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Hoạt động liên tục
Khi lập và trình bày báo cáo tài chính, Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp cần phải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý
định cũng như buộc phải ngừng hoạt động, hoặc phải thu hẹp đáng kể qui mô hoạt động của mình. Khi đánh giá, nếu Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp biết được có những điều không chắc chắn liên quan đến các sự kiện hoặc các điều kiện có thể gây ra sự nghi ngờ lớn về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp thì những điều không chắc chắn đó cần được nêu rõ. Nếu BCTC không được lập trên cơ sở hoạt động liên tục thì sự kiện này cần được nêu rõ, cùng với cơ sở dùng để lập BCTC và lý do khiến cho DN không được coi là đang hoạt động liên tục.
Để đánh giá khả năng hoạt động liên tục của DN, Giám đốc hoặc người đứng đầu DN cần xem xét đến mọi thông tin có thể dự đoán được tối thiểu trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán.
- Nguyên tắc cơ sở dồn tích
Trừ các thông tin có liên quan đến lưu chuyển tiền, DN phải lập BCTC trên cơ sở nguyên tắcdồn tích. Theo cơ sở kế toán dồn tích, các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhận vào sổ kế toán và BCTC của các kỳ kế toán liên quan.
Các khoản chi phí được ghi nhận vào Báo cáo kết quả kinh doanh theo nguyên tắc doanh thu phù hợp với chi phí.
- Nguyên tắc nhất quán
Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong BCTC phải nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi:
+ Có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của DN hoặc khi xem xét lại việc trình bày BCTC cho thấy rằng cần phải thay đổi để có thể trình bày hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện.
+ Một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình bày.
- Tính trọng yếu và tập hợp:
Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong BCTC. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng.
Thông tin trọng yếu là thông tin nếu không được trình bày thì có thể ảnh hưởng đến việc ra quyết định kinh tế của các đối tượng sử dụng thông tin. Để xác định một khoản mục hay tập hợp các khoản mục là trọng yếu phải đánh giá tính chất và quy mô của chúng. Tùy các tình huống cụ thể, tính chất hoặc quy mô của từng khoản mục có thể là nhân tố quyết định tính trọng yếu.
- Nguyên tắc bù trừ:
+ Bù trừ tài sản và nợ phải trả:
được bù trừ tài sản và công nợ, mà phải trình bảy riêng biệt tất cả các khoản mục tài sản và công nợ trên BCTC.
+ Bù trừ doanh thu, chi phí và thu nhập khác:
Được bù trừ theo quy định tại một chuẩn mực kế toán khác;
Một số giao dịch ngoài hoạt động kinh doanh thông thường thì được bù trừ khi nhận giao dịch và trình bày BCTC. Ví dụ:
Đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ:
Lãi (lỗ) bán ngoại tệ = Thu bán ngoại tệ - Giá mua ngoại tê.
Các khoản mục được bù trừ được trình bày: Số lãi (hoặc lỗ thuần).
- Nguyên tắc có thể so sánh:
Các thông tin bằng số liệu trong BCTC nhằm để so sánh giữa các kỳ kế toán phải được trình bày tương ứngvới các thông tin bằng số liệu trong BCTC của kỳ trước.
Khi thay đổi cách trình bày hoặc cách phân loại các khoản mục trong BCTC, phải phân loại các số liệu so sánh nhằm đảm bảo khả năng so sánh với kỳ hiện tại, và phải trình bày tính chất, số liệu và lý do phân loại lại.
Nguyên tắc 2:
Khi lập BCTC phải phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện hơn là hình thức pháp lý của các giao dịch và sự kiện đó (tôn trọng bản chất hơn hình thức).
Nguyên tắc 3:
Tài sản không được ghi nhận cao hơn giá trị có thể thu hồi; Nợ phải trả không được ghi nhận thấp hơn nghĩa vụ phải thanh toán.
Nguyên tắc 4:
Phân loại tài sản và nợ phải trả: Tài sản và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán phải trình bày thành ngắn hạn và dài hạn. Trong từng phần, các chỉ tiêu được sắp xếp theo tính thanh toán giảm dần.
+ Tài sản hoặc nợ phải trả có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường kể từ thời điểm báo cáo được phân loại là ngắn hạn.
+ Những tài sản và nợ phải trả không được phân loại là ngắn hạn thì phân loại là dài hạn.
+ Khi lập BCTC kế toán phải thực hiện tái phân loại tài sản và nợ phải trả được phân loại là dài hạn trong kỳ trước nhưng có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường kể từ thời điểm báo cáo thành ngắn hạn.
Nguyên tắc 5:
Tài sản và nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt. Chỉ thực hiện bù trừ tài sản và nợ phải trả liên quan đến cùng một đối tượng, có vòng quay nhanh, thời gian đáo hạn ngắn, phát sinh từ các giao dịch và sự kiện cùng loại.
Nguyên tắc 6:
Các khoản mục doanh thu, chi phí, thu nhập phải được trình bày theo nguyên tắc phù hợp và đảm bảo nguyên tắc thận trọng. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh các khoản mục doanh thu, thu nhập, chi phí, và luồng tiền của kỳ báo cáo. Các khoản mục doanh thu, thu nhập, chi phí của các kỳ trước có sai sót làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ phải được điều chỉnh hồi tố, không điều chỉnh vào kỳ báo cáo.
Nguyên tắc 7:
Khi lập BCTC tổng hợp giữa các DN với các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc, số dư các khoản mục nội bộ của Bảng cân đối kế toán, các khoản doanh thu, chi phí, lãi, lỗ được coi là chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ phải được loại trừ.