Tính giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HỌC TẬP KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (Theo phương thức đào tạo học chế tín chỉ) (Trang 83 - 103)

CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

4.3. ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG CUỐI KỲ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

4.3.2. Tính giá thành sản phẩm

4.3.2.1. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn và phân xưởng chỉ sản xuất ra một loại sản phẩm

Tổng giá thành SP hoàn thành

trong kỳ

= CPSX dở

dang đầu kỳ

+ CPSX phát sinh trong

kỳ

- CPSX dở dang cuối

kỳ

- Các khoản làm giảm

chi phí Giá thành đơn vị SP = Tổng giá thành SP hoàn thành trong kỳ

Số lượng SP hoàn thành trong kỳ

- Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung để tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh.

Nợ TK 154

Có TK 621, 622, 627

- Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ:

Nợ TK 155: Nhập kho Nợ TK 157: Gửi đi bán

Nợ TK 632: Bán thẳng cho khách hàng

Có TK 154: Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành

4.3.2.2. Tính giá thành theo phương pháp giản đơn phân xưởng sản xuất ra hai loại sản phẩm

Trước khi kết chuyển và tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh và tính giá thành sản phẩm hoàn thành cần phải phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu chuẩn hợp lý.

4.3.2.3. Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ

* Đối tượng áp dụng

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình sản xuất vừa tạo ra sản phẩm chính vừa cho sản phẩm phụ, bên cạnh sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ. Sản phẩm phụ không phải là đối tượng tính giá thành và chỉ là đối tượng tính giá thành mà được đánh giá theo giá quy định.

* Công thức:

Tổng giá thành SP hoàn thành

trong kỳ

=

CPSX dở dang đầu kỳ

+

CPSX phát sinh trong kỳ

-

CPSX dở dang cuối

kỳ

-

Giá trị SP phụ thu hồi được Giá trị sản phẩm phụ thu được ước tính căn cứ vào:

+ Giá thành kế hoạch + Giá bán

+ Giá bán trừ lợi nhuận định mức

- Khi thu hồi được sản phẩm phụ và nhập kho thành phẩm hoặc nhập kho vật liệu, kế toán phản ánh:

Nợ TK 155: Nhập kho thành phẩm Nợ TK 152: Nhập kho vật liệu

Có TK 154: Giá trị sản phẩm phụ

- Khi thu hồi sản phẩm phụ bán thẳng cho khách hàng sẽ ghi:

Nợ TK 632: Trị giá sản phẩm phụ thu được Có TK 154: Trị giá sản phẩm phụ thu được + Số tiền bán sản phẩm phụ thu được:

Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 5111 Có TK 3331 Ví dụ 1:

- Chi phí sản xuất phát sinh được kết chuyển vào cuối kỳ:

+ CP NVL trực tiếp: 4.000.000 + CPNC trực tiếp: 1.000.000

+ CPSX chung: 600.000 - Sản phẩm thu được trong kỳ:

+ Sản phẩm chính được nhập kho thành phẩm: 800 SP + Sản phẩm phụ chuyển bán ngay cho khách hàng + Giá trị thu hồi được xác định: 200.000

Trị giá bán chưa thuế 250.000, thuế GTGT 10% thu bằng tiền mặt.

- Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ 300.000, cuối kỳ 500.000 Hướng dẫn:

1/ Nợ TK 154: 5.600.000

Có TK 621: 4.000.000 Có TK 622: 1.000.000 Có TK 627: 600.000 2a/Nợ TK 632: 200.000

Có TK 154: 200.000 2b/ Nợ TK 111: 275.000

Có TK511: 250.000 Có TK 3331: 25.000

3/ Tổng giá thành sản phẩm chính hoàn thành

= 300.000 + 5.600.000 - 500.000 - 200.000 = 5.200.000 Nợ TK 155: 5.200.000

Có TK 154: 5.200.000

Lưu ý:

- Nếu sản phẩm phụ cho biết giá bán 250.000, lãi định mức 10% trên giá bán thì giá vốn sẽ là: 250.000 x 90% = 225.000

- Còn nếu giá bán là 250.000, lãi định mức 10% trên giá vốn thì giá vốn sẽ là:

4.3.2.4. Phương pháp hệ số

* Đối tượng áp dụng

Phương pháp hệ số được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau. Do vậy, để xác định giá thành cho từng loại sản phẩm sản phẩm chính cần phải quy đổi các sản phẩm chính khác nhau về một loại

250.000 1 + 0,1

227.272đ Giá thành

đơn vị = 5.200.000

800 = 6.500

sản phẩm duy nhất, gọi là sản phẩm tiêu chuẩn theo hệ số quy đổi được xây dựng sẵn.

Sản phẩm có hệ số 1 được chọn là sản phẩm tiêu chuẩn. và chi phí không hạch toán riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải hạch toán chung cho cả quá trình sản xuất.

Nếu trong quá trình sản xuất có sản phẩm dở dang thì cũng cần quy đổi về sản phẩm tiêu chuẩn để xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.

- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phân xưởng hay quy trình công nghệ.

- Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm * Công thức:

Tổng giá thành SP

hoàn thành trong kỳ = CPSX dở dang

đầu kỳ + CPSX phát

sinh trong kỳ -

CPSX dở dang cuối

kỳ Giá thành đơn vị

từng loại sản phẩm

= Giá thành đơn vị SP gốc

x Hệ số quy đổi từng loại SP

Ví dụ 2: Tại một phân xưởng sản xuất ra 2 loại sản phẩm A & B có các tài liệu:

(đơn vị: đồng)

- Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ: 400.000 - Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ:

+ CPNVL trực tiếp: 3.000.000 + CPNC trực tiếp: 500.000 + CPSX chung: 700.000

Trong tháng hoàn thành nhập kho 1.000 sản phẩm A & 500 sản phẩm B.

Sản phẩm dở dang cuối kỳ gồm 220 sản phẩm A; 150 sản phẩm B được đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Hệ số sản phẩm A: 1,0; sản phẩm B: 1,2

Hướng dẫn:

1/ Nợ TK 154: 4.200.000

Có Tk 621: 3.000.000

Có TK 622: 500.000

Có TK 627: 700.000

Đánh giá sản phẩm quy đổi:

Sản phẩm hoàn thành:

SP A = 1.000 x 1 = 1.000 SP B = 500 x 1,2 = 600

SP chuẩn hoàn

thành trong kỳ =Số lượng từng loại SP chính hthành trong kỳ

Hệ số quy đổi x

Z đơn vị SP chuẩn = Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm

SP chuẩn hoàn thành trong kỳ

=> Cộng: 1.600 Sản phẩm dở dang cuối tháng:

SP A = 220 x 1 = 220 SP B = 150 x 1,2 = 180

=> Cộng: 400

CPSX dở dang cuối kỳ =

400.000 + 3.000.000

x 400 = 680.000 1.600 + 400

Tổng giá thành SP

hoàn thành trong kỳ = 400.000 + 4.200.000 - 680.000 = = 3.920.000 Giá thành đơn vị sản

phẩm chuẩn =

3.920.000

= 2.450 1.600

Tổng giá thành sản phẩm A = 1000 x 2450 = 2.450.000 Giá thành đơn vị sản phẩm A = 2.450

Tổng giá thành sản phẩm B = 600 x 2450 = 1.470.000

Ta có bút toán:

Nợ TK 155 (A): 2.450.000 Nợ TK 155 (B): 1.470.000

Có TK 154: 3.920.000

4.3.2.5. Phương pháp tỷ lệ

* Đối tượng áp dụng

Phương pháp này được áp dụng trong doanh nghiệp mà trong cùng một phân xưởng hay trên cùng một quy trình công nghệ thu được nhiều loại sản phẩm chính có quy cách khác nhau nhưng giữa chúng lại không có hệ số quy đổi, do vậy phải xác định tỷ lệ giữa tổng giá thành thực tế và tổng giá thành kế hoạch (hoặc định mức) để qua đó xác định giá thành cho từng loại sản phẩm.

Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là nhóm sản phẩm.

Đối tượng tính là từng loại sản phẩm.

* Công thức:

Tổng giá thành = CPSX + CPSX phát - CPSX dở - Giá trị SP Giá thành đơn vị SP B = 2450 x 1,2 = 1.470.000

500

= 2.940đ

thành trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ hồi được Tỷ lệ tính giá thành

cho nhóm sản phẩm =

Tổng giá thành thực tế của các loại SP hoàn thành trong kỳ

x 100

% Tổng giá thành kế hoạch (hoặc

định mức) của từng loại sản phẩm Tổng giá thành thực tế

từng loại sản phẩm = Tổng giá thành kế hoạch (hoặc

định mức) của từng loại SP x Tỷ lệ Ví dụ 3: Phân xưởng sản xuất ra 2 loại sản phẩm A và B (đơn vị: 1.000đ) - Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ: 800.000, trong đó:

+ CP NVL trực tiếp: 550.000 + CP NC trực tiếp: 110.000 + CPSX chung: 140.000

- Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được xác định và kết chuyển:

+ CPNVL trực tiếp: 5.000.000 + CPNC trực tiếp: 1.600.000 + CPSX chung: 2.000.000

- Trong kỳ nhập kho sản phẩm A: 1.000 SP, sản phẩm B: 500 SP

- Sản phẩm dở dang cuối tháng 200 SP A & 100 SP B có mức độ hoàn thành 40%

và đánh giá theo giá thành kế hoạch.

- Giá thành kế hoạch đơn vị sản phẩm A và B cho trong bảng sau:

Cho biết: Các loại vật liệu trực tiếp hầu hết được sử dụng ngay từ đầu của quá trình sản xuất.

Đơn vị: Đồng

Khoản mục chi phí SP A SP B

CP NVL trực tiếp 2.800 3.300

CPNC trực tiếp 1.000 1.200

CPSX chung 1.200 1.500

Cộng 5.000 6.000

Nợ TK 154: 8.600.000

Có TK 621 5.000.000 Có TK 622 1.600.000 Có TK 627 2.000.000 Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ.

- CP NVL trực tiếp: (200 x 2.800) + (100 x 3.300) = 890.000

- CP NC trực tiếp: (200 x 40% x 1000) + (100 x 40% x 1.200) = 128.000

- CP SX chung: (200 x 40% x 1.200) + (100 x 40% x 1.500) = 156.000 Như vậy:

Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ = 890.000 + 128.000 + 156.000 = 1.174.000 Tổng giá thành thực tế của sản phẩm A và B hoàn thành trong kỳ

= 800.000 + 8.600.000 - 1.174.000 = 8.226.000

Tổng giá thành thực tế sản phẩm A = (1000 x 5000) x 1,02825 = 5.141.250 Tổng giá thành thực tế sản phẩm B = (500 x 6000) x 1,02825 = 3.084.750 Nợ TK 155 (A): 5.141250

Nợ TK 155 (B): 3.084.750

Có TK 154: 8.226.000

4.3.2.6. Phương pháp liên hợp

Khi trong một quy trình sản xuất bên cạnh những sản phẩm chính còn thu được những sản phẩm phụ. Để tính được giá thành sản phẩm chính phải loại trừ giá trị của sản phẩm phụ. Sau đó sử dụng phương pháp tỷ lệ hoặc phương pháp hệ số để xác định giá thành cho những loại sản phẩm chính. Phương pháp này khi tính toán, phải kết hợp từ hai phương pháp trên để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của sản phẩm hoàn thành trong kỳ.

Ví dụ 4: Tại một phân xưởng sản xuất có tài liệu sau: (đơn vị: đồng) - Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ: 300.000

- Chi phí sản xuất phát sinh được xác định và kết chuyển:

CPNVL trực tiếp : 4.000.000 CPNC trực tiếp : 1.100.000 CPSX chung : 1.900.000

- Sản phẩm hoàn thành trong kỳ được nhập kho thành phẩm:

SP A 600; Hệ số SP: 1,0 SP B 400; Hệ số SP: 1,3

Sản phẩm phụ C được xác định có giá trị: 130.000 Tỷ lệ =

8.226.000

(1000 x 5000) + (500 x 6000)

= 1,02825 (102, 825%)

z 1SPA =

5.141.250

1000 = 5.141, 25đ

z1SPB = 3.084.750 500

= 6.169, 5đ

- Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được xác định 450.000 Hướng dẫn:

1. Nợ TK 154: 7.000.000 Có TK 621: 4.000.000 Có TK 622: 1.100.000 Có TK 627: 1.900.000

2. Trị giá sản phẩm phụ được nhập kho thành phẩm:

Nợ TK 155 (SP phụ C): 130.000 Có TK 154: 130.000

3. Tổng giá thành sản phẩm A và B hoàn thành:

300.000 + 7.000.000 - 450.000 - 130.000 = 6.720.000 Tổng số sản phẩm chuẩn: (600 x 1) + (400 x 1,3) = 1.120

Tổng giá thành sản phẩm A: 600 x 6.000 = 3.600.000 zĐV SPA = 6.000 đ

Tổng giá thành sản phẩm B = 520 x 6.000 = 3.120.000

4. Nợ TK 155 (A): 3.600.000 Nợ TK 155 (B): 3.120.000

Có TK 154: 6.720.000

4.3.2.7. Phương pháp đơn đặt hàng

Đối với các doanh nghiệp sản xuất theo các đơn đặt hàng của khách hàng, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo từng đơn. Đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm của từng đơn đặt hàng. Phương pháp tính giá thành tùy theo tính chất và số lượng sản phẩm của từng đơn sẽ áp dụng phương pháp thích hợp như phương pháp trực tiếp, phương pháp hệ số, phương pháp tổng cộng chi phí hay phương pháp liên hợp, v.v…

Đặc điểm của việc tập hợp chi phí trong các doanh nghiệp này là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh đều được tập hợp theo từng đơn đặt hàng của khách hàng, không kể số lượng sản phẩm của đơn đặt hàng đó nhiều hay ít, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm giản đơn hay phức tạp. Đối với các chi phí trực tiếp (nguyên, vật liệu; nhân công trực tiếp) phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó theo chứng từ gốc (hay bảng phân bổ chi phí). Đối với chi phí sản xuất chung, sau khi tập hợp xong sẽ phân bổ cho từng đơn theo tiêu chuẩn phù hợp (giờ

zĐVSP chuẩn=

6.720.000

1.120 = 6.000

zĐVSP B =

3.120.000

400 = 7.800

công sản xuất, chi phí nhân công trực tiếp…).

Việc tính giá thành ở trong các doanh nghiệp này chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành nên kỳ tính giá thành thường không nhất trí với kỳ báo cáo. Đối với những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp được theo đơn đó đều coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển kỳ sau. Đối với những đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí đã tập hợp được theo đơn đó chính là tổng giá thành sản phẩm của đơn vị và giá thành đơn vị sẽ tính bằng cách lấy tổng giá thành sản phẩm của đơn chia cho số lượng sản phẩm trong đơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của công tác quản lý, cần xác định khối lượng công việc hoàn thành trong kỳ thì đối với những đơn đặt hàng chỉ mới hoàn thành một phần, việc xác định sản phẩm dở dang của đơn đó có thể dựa vào giá thành kế hoạch (hay định mức) hoặc theo mức độ hoàn thành của đơn.

Ví dụ 5: Tại một phân xưởng thực hiện 2 đơn đặt hàng A và B (đơn vị: đ)

- Chi phí SX dở dang đầu kỳ: Đơn đặt hàng A: 500.000, đơn đặt hàng B: 250.000 - Chi phí sản xuất phát sinh được xác định:

CPNVL trực tiếp: ĐĐH A 2.500.000 ĐĐH B: 1.800.000 CPNC trực tiếp: ĐĐH A 800.000 ĐĐH B: 600.000 CPSX chung:1.290.000

- ĐĐH A đã hoàn thành và bàn giao cho khách. Giá bán chưa thuế 5.000.000 (thuế GTGT 10%) khách hàng đã thanh toán toàn bộ bằng tiền gửi ngân hàng.

- ĐĐH B vẫn đang thực hiện.

Chi phí SX chung phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tỷ lệ với CPNVL trực tiếp Hướng dẫn:

Phân bổ chi phí sản xuất chung:

* Tổng hợp chi phí sản xuất của đơn đặt hàng A.

Nợ TK 154 (A): 4.050.000đ

Có TK 621 (A): 2.500.000đ Có TK 622 (A) : 800.000đ Có TK 627 (A): 750.000đ

* Tổng giá thành của ĐĐH A: 500.000 + 4.050.000 = 4.550.000

ĐĐHA= 1.290.000

2.500.000 + 1.800.000 x 2.500.000 = 750.000 ĐĐHB= 1.290.000

4.300.000 x 1.800.000 = 540.000

Nợ TK 632: 4.550.000

Có TK 154 (A): 4.550.000 Doanh thu ĐĐH A:

Nợ TK 112: 5.500.000

Có TK 511: 5.000.000 Có TK 3331: 500.000

* Tổng hợp chi phí sản xuất của ĐĐH B.

Nợ TK 154 (B): 2.940.000

Có TK 621 (B): 1.800.000 Có TK 622 (B): 600.000 Có TK 627 (B): 540.000

Do đơn đặt hàng B chưa thực hiện xong nên chi phí dở dang cuối tháng là:

250.000 + 2.940.000 = 3.190.000 4.3.2.8. Phương pháp phân bước

Trong các doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, quy trình công nghệ gồm nhiều bước (giai đoạn) nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, mỗi bước tạo ra một loại bán thành phẩm và bán thành phẩm của bước trước là đối tượng (hay nguyên liệu) chế biến của bước sau thì phương pháp hạch toán chi phí thích hợp nhất là hạch toán theo bước chế biến (giai đoạn công nghệ). Theo phương pháp này, chi phí sản xuất phát sinh thuộc giai đoạn nào sẽ được tập hợp cho giai đoạn đó. Đối với chi phí sản xuất chung, kế toán sẽ tập hợp theo từng phân xưởng, sau đó mới phân bổ cho các bước theo tiêu thức phù hợp.

Tùy theo tính chất hàng hóa của bán thành phẩm và yêu cầu công tác quản lý, chi phí sản xuất có thể được tập hợp theo phương án có bán thành phẩm và phương án không có bán thành phẩm. Phương pháp tính giá thành thường là phương pháp trực tiếp kết hợp với phương pháp tổng công chi phí hay hệ số (hoặc tỷ lệ).

* Tính giá thành phân bước theo phương án hạch toán có bán thành phẩm

Phương án hạch toán này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ cao hoặc bán thành phẩm sản xuất ở các bước có thể dùng làm thành phẩm bán ra ngoài. Đặc điểm của phương án hạch toán này là khi tập hợp chi phí sản xuất của các giai đoạn công nghệ, giá trị bán thành phẩm của các bước trước chuyển sang bước sau được tính theo giá thành thực tế và được phản ánh theo từng khoản mục chi phí và gọi là kết chuyển tuần tự. Đối tượng hạch toán CPSX là từng giai đoạn sản xuất. Đối tượng tính giá thành là các bán thành phẩm ở từng giai đoạn và sản phẩm hoàn chỉnh ở giai đoạn cuối cùng.

Sơ đồ 4.1: Trình tự tính giá thành phân bước theo phương án hạch toán có bán thành phẩm

Ví dụ 6 : Một doanh nghiệp tiến hành sản xuất sản phẩm A theo quy trình phức tạp gồm 2 bước chế biến, mỗi bước do một phân xưởng đảm nhận.

Tình hình chi phí sản xuất và giá trị sản phẩm dở dang như sau (đơn vị: 1.000 đồng):

Khoản mục chi phí

Phân xưởng 1 Chi phí phát sinh trong kỳ ở phân

xưởng 2 Giá trị dở

dang đầu kỳ

Chi phí phát sinh trong kỳ 1. Chi phí NVLTT

Trong đó: Vật liệu chính.

2. Chi phí nhân công TT 3. Chi phí SX chung

128.000 120.000 48.000 54.400

1.504.000 1.480.000 195.200 377.600

77.600 - 302.400 159.040

Cộng 230.400 2.076.800 539.040

Bước 1 (PX1) nhận vật liệu chính, tiến hành chế tạo ra bán thành phẩm B, làm xong đến đâu chuyển cho bước 2 (PX2) đến đó. Bước 2 tiếp tục chế biến bán thành phẩm do bước 1 chuyển giao để làm ra thành phẩm A. Cuối kỳ, phân xưởng 1 hoàn thành 600 bán thành phẩm chuyển giao cho phân xưởng 2, còn dở dang 200 bán thành phẩm (mức độ hoàn thành 60%). Phân xưởng 2 hoàn thành 520 thành phẩm (nhập kho 400, gửi bán 120), còn dở dang 80 sản phẩm với mức độ 50%.

Yêu cầu: Tính giá thành sản phẩm A theo phương án phân bước có tính giá thành bán thành phẩm.

Chi phí nguyên, vật

liệu chính

Chi phí chế biến

bước 1

Giá trị sản phẩm dở dang

bước 1

Giá thành bán thành phẩm

bước 1

Chi phí chế biến

bước 2

Giá trị sản phẩm dở dang

bước 2

Giá thành bán thành phẩm

bước2

Chi phí chế biến

bước 3

Giá trị sản phẩm dở

dang bước 3

Giá thành bán thành phẩm

bước (n-1)

Chi phí chế biến

bước n

Giá trị sản phẩm dở

dang bước n

Tổng giá thành thành

… phẩm

- = +

+

- = +

-

+ - =

Tính giá thành sản phẩm A theo phương án phân bước có tính giá thành bán thành phẩm.

- Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ phân xưởng 1

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

CPVL chính = 120.000 + 1.480.000

x 200 = 400.000 600 + 200

CPVL phụ = 8.000 + 24.000

x 200 x 0,6 = 5.333,33 600 + 200 x 0,6

Chi phí nhân công trực tiếp:

CPNCTT = 48.000 + 195.200

x 200 x 0,6 = 40.533,33 600 + 200 x 0,6

Chi phí sản xuất chung:

CPSXC = 54.400 + 377.600

x 200 x 0,6 = 72.000 600 + 200 x 0,6

Bảng tính giá thành bán thành phẩm B Số lượng 600 BTP Khoản mục chi phí

CPSX dở dang

đầu kỳ

CPSX phát sinh

trong kỳ

CPSX dở dang cuối

kỳ

Tổng giá thành

Giá thành đơn vị 1. Chi phí NVLTT 128.000 1.504.000 405.333,33 1.266.666,67 2.044,44

- VLC 120.000 1.480.000 400.000 1.200.000 2.000

- VL khác 8.000 24.000 5.333,33 26.666,67 44.44

2. Chi phí NCTT 48.000 195.200 40.533,33 202.666,67 337,78

3. Chi phí SX chung 54.400 377.600 72.000 360.000 600

Cộng 230.400 2.076.800 517.866,66 1.789.333,34 2.982,22 - Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ phân xưởng 2:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

CPVL chính = 80 x 2.000 = 9.098,057

CPVL phụ = 77.600

x 80 x 0,5 + 80 x 44,44 = 48.622,4 520 + 80 x 0,5

Chi phí nhân công trực tiếp:

CPNCTT = 302.400

x 80 x 0,5 + 80 x 337,78 = 48.622,4 520 + 80 x 0,5

Chi phí sản xuất chung:

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HỌC TẬP KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (Theo phương thức đào tạo học chế tín chỉ) (Trang 83 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(173 trang)
w