Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HỌC TẬP KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (Theo phương thức đào tạo học chế tín chỉ) (Trang 41 - 45)

CHƯƠNG 2: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

2.4. KẾ TOÁN KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

2.4.1. Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định

Doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương pháp tính khấu hao sau:

- Phương pháp khấu hao đường thẳng;

- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh;

- Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm.

2.4.1.1. Phương pháp khấu hao đường thẳng

- Là phương pháp khấu hao mà trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ, mức khấu hao hàng năm không thay đổi.

- Theo phương pháp này, căn cứ vào giá trị phải trích khấu hao và thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ để xác định mức trích khấu hao bình quân hàng năm cho TSCĐ theo công thức:

Mức trích khấu hao bình quân

hàng năm của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ Thời gian sử dụng

Nếu doanh nghiệp thực hiện trích khấu hao theo tháng:

Mức trích khấu hao bình quân

hàng tháng của TSCĐ = Mức khấu hao bình quân hàng năm

12 tháng

- Ưu điểm: Phương pháp này tính toán đơn giản, dễ hiểu. Mặt khác cố định mức khấu hao tạo điều kiện ổn định giá thành nên có tác dụng thúc đẩy nâng cao năng suất lao động, tăng số lượng sản phẩm làm ra để hạ giá thành, tăng lợi nhuận.

- Nhược điểm: Không phản ánh chính xác mức hao mòn thực tế, đặc biệt là hao mòn vô hình, dẫn đến thu hồi vốn chậm, không có điều kiện trang bị TSCĐ mới.

Ví dụ: Doanh nghiệp A, tiến hành tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng, trong kỳ mua một TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng (mới 100%), giá mua ghi trên hóa đơn chưa bao gồm thuế GTGT 10% là 450.000.000 đồng, chi phí vận chuyển, chạy thử đã chi bằng tiền mặt là 2.200.000 đồng (đã bao gồm 10% thuế GTGT).

1. Biết rằng, công ty dự kiến sử dụng TSCĐ này trong 8 năm. TSCĐ được đưa vào sử dụng bắt đầu từ ngày 1/1/2018.

+ Nguyên giá TSCĐ:

450.000.000 + 2.200.000 : 1,1 = 452.000.000 (đồng)

+ Mức trích khấu hao năm: 452.000.000 : 8 = 56.500.000 (đồng) + Mức trích khấu hao tháng: 56.500.000 : 12 = 4.708.333 (đồng)

chi phí SXKD, hay hàng tháng trích 4.708.333 đồng khấu hao TSCĐ này vào chi phí SXKD.

Bảng tính khấu hao TSCĐ

Đơn vị tính: đồng

Năm Nguyên giá Mức khấu hao năm Khấu hao lũy kế Giá trị còn lại

1 452.000.000 56.500.000 56.500.000 395.500.000

2 452.000.000 56.500.000 113.000.000 339.000.000

3 452.000.000 56.500.000 169.500.000 282.500.000

4 452.000.000 56.500.000 226.000.000 226.000.000

5 452.000.000 56.500.000 282.500.000 169.500.000

6 452.000.000 56.500.000 339.000.000 113.000.000

7 452.000.000 56.500.000 395.500.000 56.500.000

8 452.000.000 56.500.000 452.000.000 0

2.4.1.2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh (phương pháp khấu hao nhanh)

Là phương pháp khấu hao mà số khấu hao phải trích hàng năm của TSCĐ giảm dần trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ.

Mức trích khấu hao năm của TSCĐ trong các năm đầu theo công thức:

Mức trích khấu hao hàng

năm của TSCĐ = Giá trị còn lại của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao nhanh Tỷ lệ khấu hao nhanh (%) = Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo

phương pháp đường thẳng x Hệ số điều chỉnh Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo

phương pháp đường thẳng (%)

=

1

x 100

Thời gian sử dụng của TSCĐ

Hệ số điều chỉnh được xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ quy định như sau:

Thời gian sử dụng của TSCĐ Hệ số điều chỉnh (lần)

Đến 4 năm (t ≤ 4 năm) 1,5

Trên 4 năm đến 6 năm (4 năm < t ≤ 6 năm) 2,0

Trên 6 năm (t > 6 năm) 2,5

Những năm cuối, mức khấu hao được tính theo mức khấu hao bình quân:

Mức khấu hao TSCĐ = Giá trị còn lại của TSCĐ Số năm sử dụng còn lại của TSCĐ

Mức khấu hao hàng tháng được tính như sau:

Mức khấu hao hàng

tháng của TSCĐ = Số khấu hao phải trích hàng năm 12 tháng

- Ưu điểm: Phương pháp này, phản ánh chính xác mức hao mòn thực tế vào giá trị sản xuất. Đồng thời thu hồi vốn nhanh, đầu tư mua sắm TSCĐ mới, hạn chế hao mòn vô hình.

- Nhược điểm: Phương pháp này tính toán phức tạp, mất nhiều công sức, đòi hỏi kế toán phải có trình độ cao và am hiểu về phương pháp tính khấu hao.

Ví dụ: Công ty A áp dụng tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao giảm dần có điều chỉnh. Ngày 01/05, công ty mua 1 máy tính xách tay với giá mua chưa thuế GTGT 10% là 32.000.000 đồng. Thời gian sử dụng dự tính là 5 năm.

Xác định mức khấu hao hàng năm như sau:

- Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng:

1: 5 * 100 (%) = 20 (%) - Tỷ lệ khấu hao nhanh:

20% * 2,0 = 40%

Bảng tính khấu hao TSCĐ hàng năm

Đơn vị tính: đồng

Năm thứ

Giá trị còn lại của TSCĐ

Cách tính số khấu hao TSCĐ hàng

năm

Mức khấu hao hàng

năm

Mức khấu hao hàng

tháng

Khấu hao luỹ kế cuối

năm 1 32.000.000 32.000.000 x 40% 12.800.000 1.066.666 12.800.000 2 19.200.000 19.200.000 x 40% 7.680.000 640.000 20.480.000 3 11.520.000 11.520.000 x 40% 4.608.000 384.000 25.088.000 4 6.912.000 6.912.000 : 2 3.456.000 288.000 28.544.000 5 3.456.000 3.456.000 : 1 3.456.000 288.000 32.000.000 2.4.1.3. Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

Phương pháp này, cố định mức khấu hao trên một đơn vị sản lượng nên muốn thu hồi vốn nhanh, khắc phục được hao mòn vô hình thì đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng ca, tăng năng xuất lao động để làm ra nhiều sản phẩm.

- Xác định mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ theo công th c sau:ức sau:

Mức trích khấu hao trong tháng của

TSCĐ

= Số lượng sản phẩm sản xuất trong

tháng

x Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn

vị sản phẩm Trong đó:

Mức trích khấu hao bình quân

tính cho một đơn vị sản phẩm = Nguyên giá của TSCĐ Sản lượng theo công suất thiết kế

- Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định bằng tổng mức trích khấu haon c ố định bằng tổng mức trích khấu hao định bằng tổng mức trích khấu haonh b ng t ng m c trích kh u haoằng tổng mức trích khấu hao ổng mức trích khấu hao ức sau: ấu hao c a 12 tháng trong n m, ho c tính theo công th c sau:ủa 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau: ăm, hoặc tính theo công thức sau: ặc tính theo công thức sau: ức sau:

Mức trích khấu = Số lượng sản phẩm sản x Mức trích khấu hao bình

hao năm của

TSCĐ xuất trong năm quân một sản phẩm

Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của tài sản cố định.

Phương pháp khấu hao áp dụng cho từng tài sản cố định mà doanh nghiệp đã lựa chọn và đăng ký phải thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng tài sản cố định đó.

Hàng tháng, kế toán căn cứ vào chế độ khấu hao TSCĐ hiện hành, tình hình bố trí, sử dụng TSCĐ, tăng, giảm TSCĐ, lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ để ghi sổ kế toán.

BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ Tháng……… năm ………..

S T

T Chỉ tiêu

Tỷ lệ khấ

u hao (%)

Nơi sử dụng Toàn DN

TK 627

TK 641

TK 642

TK 241

TK Nguyên 632

giá

Số khấu

hao

PP X I ....

1 2 3 4

I. Số khấu hao trích tháng trước II.Số KH tăng trong tháng III. Số KH giảm trong tháng IV. Số KH trích tháng này

Cộng

Ngày tháng năm Người lập bảng Kế toán trưởng

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Doanh nghiệp tiến hành trích khấu hao theo nguyên tắc tài sản cố định tăng, giảm từ ngày nào thì bắt đầu hoặc ngừng tính khấu hao từ ngày đó.

Hàng tháng, kế toán tính toán số khấu hao TSCĐ và phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của từng bộ phận (Phân xưởng, bán hàng, quản lý doanh nghiệp…) trong từng trường hợp như sau:

- Trường hợp 1: Tháng trước và tháng này không có sự biến động tăng, giảm TSCĐ thì số khấu hao phải trích tháng này bằng số khấu hao đã trích tháng trước.

- Trường hợp 2: Tháng trước không có sự biến động về TSCĐ và tháng này có

biến động tăng (giảm) TSCĐ thì số khấu hao phải trích tháng này được tính theo công thức sau:

Mức khấu hao của TSCĐ phải trích

tháng này

=

Mức khấu hao của TSCĐ đã trích

tháng trước

+

Mức khấu hao của TSCĐ tăng thêm tháng này

-

Mức khấu hao của TSCĐ giảm

đi tháng này

Trong đó:

Mức khấu hao của TSCĐ tăng thêm

tháng này =

Mức khấu hao bình quân tháng này của TSCĐ tăng thêm

x

Số ngày phải trích khấu hao của TSCĐ tăng thêm Số ngày thực tế của tháng

Mức khấu hao của TSCĐ giảm đi

tháng này =

Mức khấu hao bình quân tháng này của TSCĐ giảm đi

x

Số ngày ngừng trích khấu hao của TSCĐ

giảm đi Số ngày thực tế của tháng

- Trường hợp 3: Tháng trước có biến động tăng, giảm TSCĐ và tháng này không có biến động tăng, giảm TSCĐ thì số khấu hao phải trích tháng này được tính căn cứ vào công thức trên nhưng mức khấu hao TSCĐ tăng thêm là mức khấu hao bình quân tháng của TSCĐ tăng thêm và mức khấu hao TSCĐ giảm đi là mức khấu hao bình quân của TSCĐ giảm đi.

- Trường hợp 4: Tháng trước có biến động tăng, giảm TSCĐ và tháng này cũng có tăng, giảm TSCĐ thì số khấu hao TSCĐ phải trích tháng này được tính như sau: Căn cứ mức khấu hao TSCĐ được tính như trường hợp 3 cho tháng trước và mức khấu hao TSCĐ tăng thêm, mức khấu hao TSCĐ giảm đi tháng này được tính như trường hợp 2.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HỌC TẬP KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (Theo phương thức đào tạo học chế tín chỉ) (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(173 trang)
w