Kiên cường sản xuất và chiến đấu trong thời chiến

Một phần của tài liệu Con người trong văn xuôi thái bình nửa sau thế kỷ xx từ góc nhìn địa văn hóa (Trang 47 - 55)

Chương 2. NHỮNG HÌNH TƯỢNG TIÊU BIỂU TRONG VĂN XUÔI THÁI BÌNH NỬA SAU THẾ KỶ XX TỪ GÓC NHÌN ĐỊA VĂN HÓA

2.1.1. Kiên cường sản xuất và chiến đấu trong thời chiến

Trong lịch sử dân tộc, Thái Bình được mệnh danh là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, nơi sinh ra, nuôi dưỡng và chở che bao danh nhân, tuấn kiệt góp phần làm rạng danh quê hương đất nước. Song hành cùng lịch sử nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, nhân dân Thái Bình tự hào đã xây đắp nên truyền thống văn hóa, văn hiến, truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh cách mạng của quê hương mình. Người Thái Bình chính là nhân vật trung tâm, tô điểm, làm bức tranh Thái Bình trở nên đặc sắc, hấp dẫn.

Vốn là “quê lúa, đất nghề”, trong những năm chiến tranh chống Mỹ và cả những năm tiếp sau đó là chiến tranh chống Pôn-pốt phía Tây nam, chống bành trướng Trung Quốc ở phía Bắc, Thái Bình luôn là “kho người, kho của” của đất nước. Trong những năm tháng đó, người dân Thái Bình luôn sẵn sàng tham gia cống hiến, đóng góp cho cách mạng với tinh thần “thóc thừa cân, quân vượt mức”. Vào thời điểm nào thì người nông dân Thái Bình cũng phát huy được những đức tính quý báu của mình đó là: hiền lành, chịu khó, sống mộc mạc, trọng nghĩa tình, biết gắn bó, yêu thương, đùm bọc, sẻ chia.

Ngay từ xa xưa, nét hiền lành, đôn hậu của người Thái Bình đã được ca dao nói đến: "Chèo qua cửa biển Diêm Điền/ Anh trông gương mặt em hiền làm sao". Những người nông dân ấy vốn hiền lành, chất phác như hạt lúa, củ khoai.

Nhưng khi chiến tranh xảy ra họ cũng rất gan góc, cứng cỏi, giỏi chịu đựng. Chỉ tính riêng những năm chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, người dân Thái Bình đã phải chống chọi tới “7783 lần máy bay các loại đánh phá, 1606 mục tiêu dân cư, chiếm 53%, trong đó 80% số xã của tỉnh bị đánh bom, 31% các mục tiêu giao thông, 16% các mục tiêu kinh tế bị dội bom đạn, trên 24.225 tấn bom đạn các loại trút xuống” [19,16]. Những năm tháng đạn trút bom thả như vậy nhưng người nông dân nơi đây vẫn “tay cày, tay súng”. Những cô gái dân quân sau trận

chiến nồng nhiệt chào đón cơn mưa mùa hè “cơn mưa thật quý cho những giấc ngủ sau giờ trực chiến. Lúc này, ở đây, đặt mình xuống, lại nghĩ về những cánh đồng hạn mà mừng thầm”. Những người nông dân ấy, họ cùng lúc phải làm 2 nhiệm vụ: “trận địa trên quê hương, trận địa trên đồng lúa, trận địa của những người cấy lúa” [34;32] Mặc cho bom đạn của giặc trút xuống Thái Bình ngày đêm nhưng “đồng đất không bị bỏ đất trắng. Bà con yên tâm gieo cấy ngay sát công sự đặt pháo” [34;32].

Với người nông dân vùng lúa thì “tay cày tay súng”, còn người dân vùng muối thì “tay trang, tay súng”. Những tay súng dân quân vùng biển Thái Thuỵ đã từng lập nên kỳ tích 30 phút bắn rơi 2 máy bay giặc Mỹ. Và đây, Thuỵ Hải, một xã ven biển của Thái Thuỵ hiện lên với “những mái ngói đỏ xinh xắn, nổi bật giữa màu xanh của những rặng phi lao. Một con đê khá lớn, bên kia là đồng lúa và bên này là những ô muối lấp loáng. Bên cạnh những ô muối nối nhau là những ụ chiến đấu đắp sẵn khá vững chắc” [35;16]. Khẩu hiệu của họ là “giặc đến thì đánh, giặc đi ta lại sản xuất”. Những người nông dân của vùng biển này dù đã nhiều lần phải đi nhặt bom bi để làm cỏ lúa, dù “muối trắng đã có lần nhuộm đỏ máu” nhưng cùng với việc đào hầm hố phòng không, ra đồng chăm bón lúa, ra biển đánh cá, đâu đâu người ta cũng bàn đến việc “làm thế nào để có thể bắn rơi được nhiều máy bay hơn nữa” [35;21]. Phía bên kia bờ sông Trà,

“xác một chiếc máy bay con ma Mỹ cắm đầu ngập xuống lòng sông, nửa phía đuôi máy bay ngược lên trời” [34;43]. Ních-xơn đánh vào những vùng đê, cống của Thái Bình với ý định chọc thủng cái “dạ dày” của cuộc chiến tranh này, nhưng kết quả là “chúng lại bị chính những dòng sông này vùi lấp” [35;43].

Là vùng đất cửa sông, cửa biển, được phù sa các con sông bồi đắp, lại thêm con người nơi đây cần cù, siêng năng, giỏi thâm canh lúa nước và phát triển các nghề thủ công nên ngày từ xưa Thái Bình đã là vùng quê trù phú. Khi

"trời yên biển lặng", Thái Bình mang vẻ đẹp hiền hòa, dịu êm, với những mùa màng bội thu, những cánh đồng màu mỡ, những mùa cá sản lượng lớn. Nhưng cũng chính vì là vùng đất cửa sông, cửa bể, là vùng chiêm trũng nên Thái Bình cũng thường phải hứng chịu những trận lũ lụt nguy hiểm, có sức tàn phá lớn.

Mảnh đất này đã chứng kiến nhiều mất mát, thương đau bởi thiên tai, cũng là nơi con người phải giành giật sự sống mỗi khi bão lũ tràn về. Chống lụt, chống nước biển tràn gần như là công việc thường niên của con người vùng đồng chiêm trũng.

Đối diện, chống đỡ thiên tai luôn là công việc có tính thường xuyên của người đồng biển từ ngày xưa cho đến hôm nay và văn xuôi Thái Bình nửa sau thế kỷ XX đã khắc họa đậm nét phẩm chất kiên cường trong phòng chống thiên tai của người Thái Bình. Khi trời có mưa bão, cả làng Đông (Bến không chồng - Dương Hướng) cùng tập trung chống bão: “Ngoài trời bão mỗi ngày một mạnh hơn. Có tiếng kẻng khua vang dồn dập, Hạnh vừa nhỏm dậy đã nghe tiếng chú Vạn hét toáng lên ngoài ngõ…Tiếng chú lạc đi trong gió gầm rú: - Tất cả ra sân kho tập trung ngay, trừ bà già và trẻ con. Tất cả, tất cả...” [25;156]. Để chống chọi với sức thiên nhiên, người dân làng Đông đã phát huy tối đa sức mạnh tập thể, tinh thần đoàn kết. Khi bão lũ quá lớn “đê sạt, nứt, nước tràn mặt đê…”, "bà con ở các xã vùng đê bối bị nước ngập lụt đã kéo nhau lên cả mặt đê. Những chiếc lán dựng tạm lợp ni lông, lợp rạ, hoặc che bằng những nong tằm to, nối nhau chạy dài theo mặt đê. Trong lán nhỏ, bề bộn những giường rẻ quạt đánh véc - ni còn mới, xe đạp phượng hoàng, đồ đạc quần áo, nồi xoong và nhiều nhất vẫn là thóc - thóc của vụ đông xuân gần 4 tấn một héc - ta toàn tỉnh vừa qua. Gà, vịt, lợn nái cũng được đưa lên mặt đê. Một chị che chiếc nong cho con lợn nái to tướng, nằm bên vệ đê…” [35;45].

Đối mặt với thiên nhiên cuồng nộ chưa bao giờ là dễ dàng với con người, nhất là những người nông dân ở vùng ven biển. Những đoạn đê “rạn như quả mít nứt, rồi bất thình lình sạt xuống chỉ còn một mét, … ” cho thấy sức tàn phá của thiên nhiên, sự khó khăn mà con người nơi đây phải trải qua. “Trời lại mưa tầm tã! Trước những điếm canh đê vẫn treo cao vút ba chiếc lồng tre, chỉ báo động cấp ba. Nhưng thực ra lũ đã lên trên mức báo động số ba là 50 phân rồi 1mét90. Những quãng đê sạt lở của huyện Vũ Thư không còn là con số 48 nữa mà là lên tới 68 điểm. Hàng vạn người đang ngày đêm vật lộn chống chọi với lũ, với mưa để giữ vững mặt đê. Lại thêm 15 cây số đê chính thức bị nước sông

Hồng, sông Trà tràn qua" [35;52]. Với tinh thần “chống lụt như chống giặc”, những người nông dân làng Đông, làng Đoài trong Bến không chồng (Dương Hướng) đã: “Người cuốc, người mai, giành, sọt khua loảng xoảng lốc nhốc, dắt díu nhau ra bờ sông tiến về cống Linh. Cánh đồng làng Đông chìm trong biển gió đen ngòm. Nước sông cuộn sôi lên sùng sục. Xa xa. đây đó vang vang tiếng kẻng, tiến trống, tiếng súng bắn báo động…Số thanh niên khoẻ mạnh dồn ra phía cửa cống. Phía trong đê mọi người xếp thành từng dây chuyển đá ném xuống hai vạ cống. Những hòn đá vừa ném xuống lập tức bị sóng chồm lên nuốt chửng. Nước cứ dềnh lên rồi lại tụt hẫng xuống rồi lại dềnh lên từng đợt từng đợt ào ào sủi bọt tạo thành cột nước dựng đứng bên thành cống. Gần sáng số đá dự trữ trên đê đã được chuyển hết ra hai thành cống. Mọi người kéo nhau vào điếm nghỉ…Trời sáng hẳn, gió rít vù vù, mực nước biển đã xuống” [25;158].

Sau tất cả, vượt lên trên tất cả, Thái Bình đã vượt qua những thời khắc gian lao: "Từ trên máy bay trực thăng nhìn xuống, Thái Bình như một cái thau xanh nổi trên mặt nước. Nhưng từ xa đã nhìn thấy người Thái Bình bám đê như kiến cỏ, và những ngọn cờ đỏ nổi bật giữa màu lúa xanh” [35;56]. Trên công trường, người và người chen nhau: “xe thuyền, quang gánh, lồ, sọt,…Tiếng chặt tre, tiếng vồ nện vào gốc tre…” [35;48]. Tất cả dồn cho mặt trận chống lũ. Họ làm việc dũng cảm như người lính ngoài mặt trận. Trong lao động, sự sáng tạo thăng hoa: “Thiếu thuyền, họ chở đất bằng cả những bè chuối, mảng tre”

[35;49]. Họ đã phải gồng sức mình lên gấp hai, gấp ba lần vốn có để cứu đê vì họ biết rất rõ sau những tuyến đê này là những cánh đồng lúa, phải bảo vệ đồng lúa! Bằng kinh nghiệm tích lũy đời nối đời chống lũ lụt, họ đồng lòng hợp sức chống đỡ sự tàn phá của thiên tai: “ Hàng chục vạn cây tre đã được đẽo nhọn gốc, cùng với người lên những tuyến đê xung yếu của Thái Bình. Biết bao cây tre đã hóa thân thành những lồ, sọt, quang gánh, và bây giờ nó lại lên đây ngâm cả thân mình dưới bùn đất này lúc bình thường đã thân tình, trong nguy khó lại có nhau” [35;51]. Trên công trường, người và người chen nhau…Những thanh niên cởi trần, lực lưỡng, ánh điện soi rõ những khuôn ngực vuông vức đầy bùn đất. Họ vác những tảng đất to lội bì bõm. Một toán những cô gái, quần xắn cao

cũng vác đất… Chuyển đất từ xa đến là những toán gồng gánh. Nối nhau như những đoàn quân…Mấy đồng chí bộ đội chở vào những thuyền đất lớn... Cả công trường hàng mấy nghìn người rải ra trên suốt một tuyến đê. Chuyển động ồ ạt lên xuống , rào rào như một bầy ong. Áo nâu, áo xanh, áo đen, những bộ quân phục bậc màu, có cả áo trắng và những bộ tóc phi dê…” [35;49]. “Các đội xung kích từ các xã trong đồng ra, các cơ quan, trường học, bộ đội, công nhân các nhà máy, từ thị xã lên. Xe ô tô văn công cũng lấy để chở người lên đê. Xe tải, xe con, xe đạp đèo người, rồi chạy bộ nữa, miễn sao có mặt ở đê nhanh nhất.” Tinh thần chống lũ, giữ đê lên cao hơn bao giờ hết. Họ hiểu rằng lúc này còn đê là còn tất cả. Vì vậy, mọi suy nghĩ, hành động, việc làm đều dồn cả vào phục vụ giữ đê. Như hệ quả tất yếu của tinh thần đoàn kết, đó là sự hi sinh. Rất nhiều người sẵn sáng hiến dâng vật chất, sức người, sức của để có thể chiến thắng thiên nhiên. Cho nên: “Có nhà ở ven đê, tự cầm dao chặt phăng cả vườn cam, chanh đang trĩu quả để đào đất cứu đê. Vườn hết, lại lật cả sân gạch lên lấy đất”

[35;48]. Hay như bác Hòe ở hợp tác xã Đại Đồng, 63 tuổi, đảng viên từ năm 1949 có hai con trai đi bộ đội, thấy sạt đê nguy hiểm, chỉ bụi tre to nhất và giục thanh niên chặt tre. Thế là “118 cây tre loại tốt nhất của bác đã kịp thời lên đê”

[35;48]. Cụ Phỏng nấu nước suốt mấy ngày liền đem lên mặt đê cho anh em.

Những con số biết nói, thêm một lần nữa khẳng định sức người, sức của là cội nguồn của tinh thần đoàn kết, là minh chứng tiêu biểu cho vẻ đẹp của con người Thái Bình. Các huyện trong tỉnh lần lượt được nhắc đến. “Ở Kiến Xương, 9 giờ sáng lệnh của tỉnh mới điện xuống, huy động 1000 người. Đúng ba giờ sau đã có 1027 người, và hàng nghìn cây tre. Tiền Hải cũng đi vượt mức trăm người”

[35;52]. Đúng như lời phát biểu của đồng chí trong Ban Chỉ huy phòng chóng lụt bão tỉnh: “Dân mình vốn có truyền thống cứu đê. Đánh giặc, chống thiên tai, cải tạo xã hội, xây dựng cuộc sống mới, đúng là đã trở thành công việc hằng ngày của nhân dân ta năm này qua năm khác” [35;53]. Trong lao động, trong khó khăn, trong hiểm họa mới thấy được hết phẩm chất, cốt cách của người Thái Bình. Sau khoảng thời gian đọ sức người với thiên nhiên hung dữ, người Thái Bình nhận ra rằng: “Màu đất nâu tươi, trộn với mồ hôi lao động của hàng chục

vạn con người, đắp trên mặt đê, chân đê kia, đúng là sự kiêu hãnh chính đáng của lao động dũng cảm và sáng tạo. Trận chiến đấu chống giặc lụt của Thái Bình – một trận chiến đấu bình tĩnh, khẩn trương, nghiêm túc, kiên quyết và dũng cảm đã thắng lợi... Chúng tôi đã đi suốt mấy trăm cây số đê sông Hồng, sông Luộc, sông Trà, sông Hoá và cùng trở về với niềm vui chiến thắng của Thái Bình" [35;55]. Khi nước đã rút xuống dưới mức báo động 1, nhiều đoạn đê bối đã kịp thời “hạp long”. Họ, những người nông dân ấy lại khẩn trương gieo mạ để “tái giá”. Những cánh đồng lúa lại lên xanh, những chiến sĩ nông dân Thái Bình thắng giặc lụt trở về “cái cuốc trên vai, họ lại đặt xuống đồng ruộng của mình” [35;57].

Khi thiên tai, bão lũ đi qua, người Thái Bình lại tiếp tục gánh trên vai những nhiệm vụ nặng nề: vừa phải đánh giặc giữ nước vừa phải tăng gia sản xuất phục vụ cho cuộc sống của chính mình và là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến. Nhắc đến Thái Bình là nhắc đến những cánh đồng lúa mênh mông được lớn lên dưới bàn tay chăm sóc khéo léo của con người. “Trong hai cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Giôn-xơn và Nic-xơn, dân quân du kích làng Nguyễn đã bằng trung, đại liên và súng trường hạ hai máy bay Mỹ;

một chiếc ở trận địa quê hương trên cánh đồng 10 tấn Nguyễn Văn Bé cùng với thắng lợi của năng suất lúa 7 tấn trền đồng ruộng. Một trận địa cơ động cùng với chiến công mới trên 8 tấn thóc một héc ta trên biển lúa làng Nguyễn” [35;226].

Mặc mưa bom bão đạn, những cánh đồng lúa vẫn lên xanh, khẳng định sự kiên cường, anh dũng của con người nơi đây: “Thế là ngoài việc chiến đấu, đơn vị mình vẫn cấy lúa, nuôi trâu, nuôi lợn, đàn gà, đàn ngỗng làm cho khu vực trận địa thêm vui. Chúng mình lại có cả hai thuyền câu nữa. Tính ra 6 tháng qua, đơn vị đã sản xuất được 9 tấn thóc. 850 cân thịt, cá, ba tấn rau, tiết kiệm cho Nhà nước trên chín nghìn đồng. Ngoài việc chi dùng ở đơn vị, sáu tháng qua còn nộp lên trên 2.000 đồng, 2 tấn chất bột và 5 tạ thịt.” [34;13]. Khi giặc kéo vào làng, Trú và Thăng đã “đi suốt ngày đêm trong đội du kích tập trung xã làm chông, rào làng, đào hầm đắp lũy, vào trinh sát địch… Hai anh lầm lì ít nói nhưng khi họp bàn cách đánh thì lại rất lắm mưu mẹo và bao giờ cũng xung phong nhận

nhiệm vụ nguy hiểm khó khăn... "Tơ mơ sáng chưa rõ mặt người, bọn giặc đã nổ súng tứ phía hòng đánh úp ta. Nhưng trinh sát các xã đã nắm chắc tình hình và đã chủ động bố trí chặn địch. Trong làng Nguyễn, đội du kích do ông Bồng chỉ huy đã đánh địch rất quyết liệt không cho chúng vượt qua cống Khuốc vào làng... Cuộc chiến đấu kéo dài tới hai giờ chiều. Giặc không vào được làng nhưng cũng không chịu rút mà vẫn cố mở các đợt xung phong hòng phá vỡ phòng tuyến của du kích. Ta chiến đấu rất kiên cường nhưng lực lượng ít lại thiếu đạn nên cũng không đuổi được chúng ta khỏi lũy tre. Quân giặc từ cống Vang ập vào làng Nguyễn. Du kích quyết tâm cản địch. Trù và Thăng bí mật dẫn một tiểu đội vòng sau lưng địch ra bố trí tại gò Mả Vua. Thăng giương kèn thổi vang một hồi rồi đưa kèn cho Trù thổi tiếp. Anh dùng trung liên quạt mạnh vào sườn địch chia cắt chúng làm hai. Nghe tiếng kèn và bị đánh bất ngờ, bọn địch hoảng loạn thi nhau chạy. Thế là trận càn quét của hơn hai ngàn địch vào hai xã đã bị thất bại, bỏ lại nhiều xác chết và súng đạn. Trong trận này Trù đã anh dũng hy sinh, tay vẫn ôm chiếc kèn. Tiếng kèn đồng của du kích làng Nguyễn vang lên giữa một ngày lịch sử, ghi một chiến công lịch sử và cũng từ đó đi vào lịch sử của làng Nguyễn" [35;211].

Còn trong tác phẩm Nhật ký của một chiến sĩ đại đội anh hùng của Nguyễn Khoa Đăng, Biển - "từ một chú học sinh non nớt, thơ ngây", vì giặc đánh phá leo thang miền Bắc đã xung phong vào bộ đội, cùng đại đội bảo vệ trận địa sông Trà. Trong những ngày tháng cam go chiến đấu bảo vệ quê hương, bảo vệ sản xuất, Biển đã chứng kiến bao tấm gương anh hùng, và bản thân cậu cũng trở thành anh hùng: "Đang lúc đánh trả quyết liệt thì bộ phận nạp đạn của khẩu 40 ly bị xộc xệch. Nếu dùng tay mà ấn đạn vào như mọi khi thì chậm mất.

Trước tình hình ấy, Hiệp, pháo thủ số 5 liền dũng cảm nhảy lên băng đạn, nhô người trên mặt công sự dùng sức toàn thân ấn đạn xuống giữa lúc mảnh bom văng rào rào. Trong lúc ấy, đơn vị nữ dân quân gọi điện sang: Súng bị tắc nòng.

Đồng chí Vương đã một mình băng qua bãi trống, vác nòng pháo nặng trên sáu chục cân sang giúp bạn. Mọi khi pháo này phải hai người khiêng vẫn còn khó nhọc. Biển lao mình vào bãi bom nối dây điện bị đứt. Còn Liệt, Phú, Kha, Tiến,

Một phần của tài liệu Con người trong văn xuôi thái bình nửa sau thế kỷ xx từ góc nhìn địa văn hóa (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)