Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của lao động nữ trong phát triển

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 28)

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN

1.1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của lao động nữ trong phát triển

* Quan niệm về giới, những phong tục, tập quán trong xã hội

Lao động nữ trước hết phải lo việc gia đình, con cái. Dù làm bất kỳ công việc gì, việc nội trợ vẫn là trách nhiệm của họ, đây là một quan niệm ngự trị ở nước ta từ nhiều năm nay. Sự tồn tại những hủ tục lạc hậu, trọng nam khinh nữ đã kìm hãm tài năng sáng tạo của chị em, hạn chế sự cống hiến của họ cho xã hội và cho gia đình.

Họ không thể đi xa, vắng nhà lâu ngày hay phó mặc việc nhà cho chồng và cho gia đình. Gánh nặng mang thai, sinh đẻ, nuôi dƣỡng con nhỏ và làm nội trợ gia đình đè nặng nên đôi vai người lao động nữ. Đây là trở ngại lớn cho họ tập trung sức lực, thời gian, trí tuệ vào sản xuất kinh doanh và các hoạt động xã hội. Chính sự tồn tại của những quan niệm, hủ tục trên đã khiến nhiều chị em trở nên không mạnh bạo làm ăn, không năng động sáng tạo bằng nam giới và gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp xã hội. Nhƣ vậy quan niệm về giới, sự bất bình đẳng nam nữ và phong tục tập quán đã là một nguyên nhân cơ bản cản trở sự tiến bộ và vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ.

* Trình độ học vấn, chuyên môn, khoa học kỹ thuật

Trình độ học vấn, chuyên môn, khoa học kỹ thuật lao động nữ còn nhiều hạn chế: ở nông thôn, đặc biệt là miền núi, phương tiện thông tin nghe nhìn và sách báo đến với người dân còn rất nhiều hạn chế, do vậy việc lao động nữ tiếp cận và nắm bắt các thông tin khoa học liên quan đến kiến thức, phát triển sản xuất và chăn nuôi, trồng trọt gặp nhiều khó khăn. Ngoài thời gian sản xuất và chăn nuôi, trồng trọt người phụ nữ dường như ít có thời gian dành cho nghỉ ngơi hoặc hưởng thụ văn hoá tinh thần, học hỏi nâng cao hiểu biết kiến thức xã hội mà họ phải dành phần lớn thời gian còn lại cho công việc của gia đình. Do vậy, lao động nữ bị hạn chế về kỹ thuật chuyên môn và sự hiểu biết. Theo giáo sƣ Lê Thi đƣa ra kết quả nghiên cứu là: phụ nữ ở độ tuổi lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 6%; còn ở nam giới tỷ lệ này là 10% [16]. Theo thông báo của Liên hiệp quốc thì hiện nay trên thế giới còn 840 triệu người mù chữ trong đó nữ giới chiếm 2/3; trong số 180 triệu trẻ em không đƣợc đi học vì có tới 70% là trẻ em gái. Còn ở Việt Nam, theo thống kê cho thấy tỷ lệ lao động nữ không qua đào tạo là rất cao, chiếm tới gần 90% tổng số lao động không qua đào tạo trong cả nước. Chỉ có 0,63% nữ công nhân kỹ thuật có bằng,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

trong khi chỉ tiêu này của nam giới là 3,46%. Tỷ lệ lao động nữ có trình độ đại học và trên đại học chỉ là 0,016%, tỷ lệ này của nam là 0,077% (gấp 5 lần so với nữ) [15]. Điều đó cho thấy trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp của lao động nữ là rất thấp và thấp hơn so với nam giới. Do đó, số lao động nữ làm công ăn lương cũng thấp hơn nam giới. Lương trung bình của lao động nữ chỉ bằng 72%

mức lương của nam giới.

* Về tiếp cận vốn đầu tư

Lao động nữ bị hạn chế về kỹ thuật, chuyên môn và sự hiểu biết nên gặp không ít khó khăn trong việc nắm bắt các thể chế pháp luật, tìm nguồn vốn, tìm kiếm thị trường, khó khăn trong việc tiếp cận và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới hay các phương tiện hiện đại vào sản xuất và đời sống. Do vậy hiệu quả công việc và năng suất lao động của họ thấp.

* Yếu tố về sức khoẻ

Sự hạn chế về sức khoẻ do đặc thù của giới nữ và thời gian làm việc cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Đặc biệt với lao động nữ nông thôn vừa phải lao động nặng, vừa phải thực hiện thiên chức của mình là mang thai, sinh đẻ, cùng với điều kiện sinh hoạt thấp kém đã làm cho sức khoẻ của họ bị giảm sút. Điều này không những ảnh hưởng đến khả năng lao động mà còn làm cho vai trò của lao động nữ trong gia đình cũng nhƣ trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình trở nên thấp kém hơn.

* Khả năng tiếp nhận thông tin

Thiếu thông tin không chỉ làm lao động nữ gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh mà còn làm cho lao động nữ bị hạn chế cả về tầm nhận thức và hiểu biết xã hội. Lao động nữ phải đảm nhận một khối lƣợng công việc lớn trong mỗi ngày và chiếm gần hết thời gian của họ. Do vậy cơ hội để lao động nữ giao tiếp rộng rãi, tham gia hội họp để nắm bắt thông tin cũng rất hiếm. Theo báo cáo của Chính phủ thì 80% lƣợng báo chí phát hành đƣợc tập trung ở thành thị, có nghĩa là 80% dân số nông thôn ở nước ta chỉ tiếp cận được với 20% lượng báo chí phát hành. Đây cũng chỉ là con số lý thuyết, trên thực tế có nhiều vùng nông thôn xa xôi

hẻo lánh người dân còn chưa hề được tiếp xúc với báo chí và các hình thức chuyển tải thông tin khác.

* Các yếu tố chủ quan

Yếu tố không thể không nhắc đến có ảnh hưởng lớn tới vai trò của lao động nữ đó chính là nguyên nhân chủ quan do chính họ gây ra. Lao động nữ thường cho rằng, những công việc nội trợ, chăm sóc gia đình con cái… là việc của họ. Họ cũng tỏ ra không hài lòng về người đàn ông thạo việc bếp núc, nội trợ. Vì lẽ đó, họ đã vô tình ràng buộc thêm trách nhiệm cho mình. Vậy nên, toàn bộ công việc gia đình và sản xuất càng đè nặng lên đôi vai người lao động nữ khiến họ mệt mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần, họ tự đánh mất dần vai trò của mình trong gia đình cũng nhƣ trong xã hội. Nhƣ vậy ta có thể khẳng định rằng, lao động nữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của nhân loại. Song có nhiều nguyên nhân gây cản trở sự tiến bộ và vai trò của họ trong cuộc sống. Các yếu tố khách quan và chủ quan đã tác động không tốt khiến cho lao động nữ đặc biệt là lao động nữ nông thôn bị lâm vào vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói bất bình đẳng. Vì thế cần phải tiến tới quyền bình đẳng đối với lao động nữ trên khắp thế giới. Bình đẳng nam nữ nhằm giải phóng sức lao động xã hội, xây dựng và củng cố thêm nền văn minh nhân loại.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)