Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÕ LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁT TRIỂN
2.3. THỰC TRẠNG VAI TRÒ LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ Ở CÁC HỘ ĐIỀU TRA
2.3.3. Vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ
2.3.3.3. Vai trò trong hoạt động tiếp cận khoa học kỹ thuật và kiến thức khuyến nông của lao động nữ
Trình độ học vấn của phụ nữ dân tộc thiểu số còn hạn chế dẫn đến khả năng tiếp cận thông tin kém. Đồng thời phụ nữ do phải chăm lo cho gia đình và hoạt động sản xuất kinh doanh nên có rất ít thời gian thƣ giãn và nghỉ ngơi để có điều kiện tiếp cận với các thông tin. Hiện nay tại các xã nghiên cứu thường cập nhật các thông tin về sản xuất trên các kênh thông tin sau: Từ người chồng, qua hội nông dân, qua họ hàng, qua chợ, qua cán bộ kỹ thuật khuyến nông, qua cửa hàng vật tƣ nông nghiệp, qua đài báo hay qua kinh nghiệm của bản thân. Qua thực tế chúng tôi thấy lao động nữ tiếp nhận các thông tin từ cán bộ kỹ thuật khuyến nông và từ hội nông dân còn ít chỉ chiếm từ 2-14% lƣợng thông tin, chủ yếu lao động nữ nông thôn nhận thông tin từ người chồng từ 20-30% lượng thông tin, cửa hàng vật tƣ nông nghiệp từ 13 -28% lƣợng thông tin, và qua chợ từ 15-22% lƣợng thông tin.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.20. Tiếp cận thông tin sản xuất của lao động nữ
ĐVT: %
Nguồn cung cấp thông tin
Nhóm DT Kinh
Nhóm DT thiểu số Hộ
Khá
Hộ Nghèo
Hộ Khá
Hộ Nghèo
Từ chồng 30.00 24.00 26.02 20.45
Hội nông dân 13.00 6.00 10.26 3.77
Họ hàng 17.00 21.00 13.97 17.67
Chợ 22.00 19.00 18.60 15.82
Cán bộ kỹ thuật khuyến nông 14.00 4.00 11.19 1.92 Cửa hàng vật tƣ nông nghiệp 28.00 16.00 24.16 13.04
Radio, sách báo 14.00 6.00 11.19 3.77
Tự kinh nghiệm bản thân 19.71 37.00 16.48 32.50
Mức độ tiếp xúc với cán bộ khuyến nông
+Thường xuyên 12.00 4.00 9.00 2.00
+Thỉnh thoảng 37.00 11.00 32.50 7.00
+Không bao giờ 51.00 85.00 58.50 91.00
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra ở huyện Đại từ, năm 2010)
Thông qua bảng số liệu 2.20, ta thấy đƣợc rằng có sự chênh lệch đáng kể về nguồn cung cấp thông tin của lao động nữ ở hai nhóm dân tộc. Đối với nhóm phụ nữ thuộc dân tộc kinh do điều kiện kinh tế của gia đình khá hơn do vậy phụ nữ đƣợc cung cấp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau cao hơn so với phụ nữ ở nhóm hộ dân tộc thiểu số. Đáng chú ý là khi phụ nữ đƣợc cung cấp thông tin từ cán bộ kỹ thuật khuyến nông và từ cửa hàng vật tƣ nông nghiệp cao hơn từ 11-28% nguồn cung cấp thông tin là các hộ có điều kiện kinh tế khá. Đối với các hộ nghèo thì nguồn cung cấp thông tin chủ yếu thông qua kinh nghiệm bản thân và từ chồng chiếm từ 20- 38% nguồn cung cấp thông tin. Đồng thời từ bảng số liệu trên thì các hộ khá
có mức tiếp xúc với cán bộ khuyến nông nhiều hơn so với hộ nghèo điều này cho thấy các hộ nông dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên việc tiếp xúc vói cán bộ khuyến nông sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp tăng khả năng sản xuất nông nghiệp.
Qua quá trình khảo sát thực tế cho thấy tỷ lệ kiến thức của lao động nữ ở các hộ điều tra tham dự các lớp tập huấn là không cao, chủ yếu là nhóm hộ Dân tộc kinh tham gia với tỷ lệ cao hơn so với nhón dân tộc thiểu số. Qua bảng số liệu 2.21 các hộ có tỷ lệ tham dự các lớp tập huấn càng cao ngoài việc nâng cao kiến thức và kỹ năng quản lý kinh tế thì sản xuất nông nghiệp đạt kết quả cao, do đó tỷ lệ số hộ khá chiếm tỷ lệ cao hơn so với những hộ không tham dự các lớp tập huấn. Tỷ lệ không tham dự tập huấn chiếm 46.13% tổng số ý kiến, tỷ lệ tham dự chiếm 53.87% tổng số ý kiến.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.21. Tỷ lệ tiếp cận kiến thức của lao động nữ trong các hộ điều tra
Các lớp tập huấn ĐVT
Tổng số Nhóm DT Kinh Nhóm DT thiểu số
Số Lƣợng
Cơ cấu
%
Hộ Khá
Hộ TB
Hộ Nghèo
Hộ Khá
Hộ TB
Hộ Nghèo
Không tham dự Số ý kiến 268 46.13 23 83 20 53 47 42
Có tham dự Số ý kiến 313 53.87 89 103 13 28 61 19
- Quản lý kinh tế Tỷ lệ (%) - - 19.32 11.64 4.36 8.21 4.87 1.46
- Kỹ thuật trồng trọt Tỷ lệ (%) - - 51.06 57 31.41 24.13 18.64 6.81
- Kỹ thuật chăn nuôi Tỷ lệ (%) - - 42.38 37.12 17.42 20.64 18.68 3.69
- Kỹ thuật làm vườn Tỷ lệ (%) - - 39.54 27.64 16.3 27.41 9.64 2.64
- Phòng trừ dịch hại tổng hợp Tỷ lệ (%) - - 51.09 40.67 19.87 30.61 17.64 3.67
- Các lớp khác Tỷ lệ (%) - - 7.51 4.63 1.87 3.82 1.84 0.92
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ nông dân huyện Đại Từ, 2010)
70