Thực trạng sản xuất của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 62 - 67)

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÕ LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁT TRIỂN

2.3. THỰC TRẠNG VAI TRÒ LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ Ở CÁC HỘ ĐIỀU TRA

2.3.1. Thực trạng sản xuất của các hộ điều tra

Căn cứ vào số liệu điều tra của 180 hộ, đƣợc phân loại hộ nhƣ sau. Dựa theo tiêu chí về dân tộc của hộ nông dân, thì các hộ nông dân đƣợc phân chia theo hai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

loại hình chính là dân tộc kinh và dân tộc thiểu số. Trong cơ cấu thì số hộ nông dân theo dân tộc kinh chiếm tỷ lệ tương đối lớn ở các xã thuộc các hộ nghiên cứu.

Nhƣ vậy có thể thấy ở những vùng cao thuộc xã Mỹ Yên tỷ lệ các nhóm hộ dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao 43.42% đa số là dân tộc Tày, Nùng, Dao, Sán chỉ, ngƣợc lại ở các xã gần trung tâm thị trấn đại từ tỷ lệ nhóm hộ dân tộc kinh chiếm tỷ lệ cao hơn dân tộc thiểu số chiếm 40.38% tổng số hộ nghiên cứu ở xã.

Bảng 2.8. Phân loại hộ điều tra theo dân tộc

Xã nghiên cứu Số hộ Nhóm hộ dân tộc kinh Nhóm hộ dân tộc thiểu số

Số hộ % Số hộ %

Hùng Sơn 60 42 40.38 18 23.68

Khôi Kỳ 60 35 33.65 25 32.89

Mỹ Yên 60 27 25.96 33 43.42

Tổng 180 104 100 76 100

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2010) 2.3.1.2. Cơ cấu các hộ điều tra theo thu nhập

Căn cứ vào số liệu điều tra năm 2010 của 180 hộ trên địa bàn huyện. Dựa theo tiêu chí về thu nhập của hộ nông dân/năm. Cụ thể nhóm hộ có thu nhập <

200000đ/người/tháng được quy vào hộ nghèo gồm có 37 hộ tập chủ yếu sản xuất nông nghiệp, hộ nghèo chiếm 20,56% trong tổng số hộ điều tra, nhóm hộ có mức thu nhập từ 200000đ <= người/tháng < 400000đ được xếp vào hộ trung bình theo số liệu điều tra thì hộ trung bình chiếm 48,89% tổng số hộ còn lại là nhóm hộ có mức thu nhập >= 400000đ chiếm 30,56% tổng số hộ nghiên cứu.

Bảng 2.9. Phân hộ điều tra theo mức thu nhập

Xã nghiên cứu

Hộ khá Hộ Trung bình Hộ nghèo Số hộ Cơ cấu

(%) Số hộ Cơ cấu

(%) Số hộ Cơ cấu (%)

Khôi Kỳ 18 32.73 32 36.36 10 27.03

Hùng Sơn 26 47.27 29 32.95 5 13.51

Mỹ Yên 11 20.00 27 30.68 22 59.46

Tổng số 55 100 88 100 37 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2010)

Thông qua bảng 2.9. cho thấy ở các xã gần trung tâm thị trấn Đại Từ do điều kiện giao thông thuận tiện, tiếp cận thông tin tốt, trình độ dân trí của người dân cao… do đó số hộ khá ở nhóm hộ này chiếm tỷ lệ cao hơn so với các vùng khác chiếm 47,27% tổng số hộ khá, đồng thời số hộ nghèo chỉ chiếm 13,51% tổng số hộ nghèo thuộc các hộ nghiên cứu.

Trong khi đó ở các hộ ở xã vùng cao, do đặc thù là sản xuất nông nghiệp (thuần nông), điều kiện giao thông khó khăn, khả năng tiếp cận thông tin kém. Vì vậy số hộ nghèo ở nhóm hộ này chiếm tỷ lệ tương đối cao chiếm 59.46% tổng số hộ nghèo, đồng thời số hộ khá ở nhóm hộ này chiếm một tỷ lệ nhỏ 20% tổng số hộ điều tra.

2.3.1.3. Các nguồn lực sản xuất chủ yếu của các hộ điều tra

Từ các hệ thống các thông tin của các hộ điều tra, qua quá trình tổng hợp số liệu điều tra, từ các phiếu điều tra nông hộ đồng thời cùng với quá trình tính toán phân tổ, lựa chọn, chúng tôi tính toán một số chỉ tiêu về nguồn lực sản xuất của hộ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp trong năm vừa qua tại bảng 2.10. Qua bảng này cho thấy, đa số các nguồn lực chính để sản xuất nông nghiệp ở hộ có mức thu nhập khá cao hơn rất nhiều so với hộ nghèo gấp từ 1 đến 8,2 lần/hộ. Diện tích bình của hộ khá là 1,48 sào/hộ diện tích canh tác bao gồm cả diện tích trồng cây lâu năm và diện tích trồng cây hàng năm, diện tích của nhóm hộ TB là 14,1 sào/hộ còn hộ nghèo là 10,8 sào nhƣ vậy có thể thấy rằng sự chênh lệch về giàu nghèo phụ thuộc rất lớn vào diện tích đất của hộ và tƣ liệu sản xuất mà hộ chiếm giữ, hộ khá về diện tích gấp 1,48 lần so với hộ nghèo còn TLSX của nhóm hộ khá gấp 8,2 lần so với hộ nghèo.

Đây cũng chính là nguyên nhân gây mất bình đẳng trong xã hội trong việc phân phối TLSX cho người dân. Về lao động đây cũng là một nguyên nhân gây mất cân đối giữa hộ khá và hộ nghèo đáng chú ý là ở trình độ của người lao động. Trình độ người lao động ở nhóm hộ khá cao hơn rất nhiều so với hộ nghèo, do mức sống ở khu vực nông thôn còn thấp nên việc đầu tƣ cho giáo dục ở các hộ nghèo bị hạn chế. Nhìn chung nguồn lực của các hộ nông dân trên địa bàn còn yếu và thiếu thốn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

rất nhiều, một phần là do đặc điểm của địa hình là đồi núi. Đáng chú ý là hộ khá thu nhập chủ yếu là từ các hoạt động phi nông nghiệp cho hiệu quả cao hơn rất nhiều so với các hoạt động nông nghiệp lực lƣợng lao động về số lƣợng cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng khả năng sản xuất nông nghiệp của nhóm hộ khá khắc phụ tính thời vụ của LĐ nông nghiệp.

Bảng 2.10. Nguồn lực chủ yếu của các hộ nông dân năm 2010 (Tính bình quân/hộ nghiên cứu)

Loại nguồn lực ĐVT Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo

So sánh giữa hộ khá và

nghèo

1. Đất Sào 16 14,1 10,8 1,48

1.1. Đất trồng cây hàng năm Sào 5,54 5,26 4,7 1,18 1.1.1. Đất trồng lúa (DTGT) Sào 11,08 10,05 9,4 1,18 1.1.2. Đất trồng ngô (DTGT) Sào 5,54 5,26 4,7 1,18

1.1.3. Đất trồng chè (DTCT) Sào 12 11 9 1,33

1.2. Đất khác Sào 1,9 1,4 1,3 1,46

2.Tƣ liệu sản xuất 1000đ 4459 2050 1042 4,27

2.1.TSCĐ 1000đ 3246 1862 867 8,2

2.2. TSLĐ 1000đ 1213 189 148 1,2

3. Lao động 6 5,5 5 1,2

3.1 Lao động nông nghiệp LĐ 4 3,5 3 1,33

3.2. Lao động phi nông nghiệp LĐ 2 2 2 1

4. Nhân khẩu Người 6,9 6,5 5,5 1,255

5. Lao động nữ LĐ 3,5 3 2,5 1,2

6. Tƣ liệu sản xuất khác 1000đ 1800 950 260 6,92

7. Chăn nuôi lợn con 7,4 3,7 1,8 4,11

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2010)

2.3.1.4. Thực trạng lao động nữ trong các hộ điều tra

Trong những năm gần đây, phụ nữ ở các xã, huyện Đại Từ tích cực tham gia trong các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ở địa phương, cùng với mục tiêu của huyện khuyến khích phụ nữ tham gia các tổ chức, chính quyền ở các xã.

Bảng 2.11. Tình hình lao động nữ trong các hộ điều tra

Chỉ tiêu Lao

động

Nhóm hộ DT Nhóm hộ DT

kinh thiểu số

Hộ khá Hộ

nghèo Hộ khá Hộ nghèo

1. Trình độ học vấn 549 112 33 81 61

1.1. Tốt nghiệp cấp 3 223 69 11 24 12

1.2. Tốt nghiệp THCS 174 31 15 33 18

1.3. Chƣa tốt nghiệp THCS 152 12 7 24 31

2. Phụ nữ trong các tổ chức

chính quyền - 332 24 181 31

2.1. Số đại biểu HĐND - 18 8 17 5

2.2. Số Đảng uỷ viên - 21 5 19 7

2.3. Số trưởng thôn - 2 - 4 -

2.4. Số Đảng viên - 231 - 108 -

2.5. Ban chấp hành đoàn

xã, thôn - 24 9 22 15

2.6. BCH Hội nông dân - 36 2 11 4

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2010)

Qua bảng 2.11, ta thấy trình độ học vấn của phụ nữ nhìn chung là thấp ở cả hai nhóm hộ theo dân tộc, trong đó đáng chú ý là trình độ học vấn của phụ nữ ở nhóm hộ dân tộc thiểu số, do phong tục tập quán, điều kiện học tập còn nhiều hạn chế… do vậy tỷ lệ phụ nữ chƣa tốt nghiệp THCS chiếm một tỷ lệ cao chiếm 36,18%

tổng số lao động nữ. Trái với điều này là phụ nữ ở nhóm hộ dân tộc Kinh do nhận thức, quan niệm về vai trò của phụ nữ cao hơn nên việc đầu tƣ cho học tập của nữ ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhóm hộ này chiếm tỷ lệ cao cụ thể số lao động nữ tốt nghiệp cấp 3 là 26.41% tổng số lao động tốt nghiệp cấp 3. Trong những năm gần đây, tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các cấp chính quyền ở địa phương được tăng cường đáng kể, đáng chú ý là phụ nữ ở nhóm hộ dân tộc thiểu số nhờ đƣợc nâng cao về trình độ nhận thức, và trình độ nên số lƣợng phụ nữ ở nhóm hộ này đƣợc gia tăng đáng kể.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)