QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU VỀ NÂNG CAO VAI TRÒ LAO ĐỘNG NỮ HUYỆN ĐẠI TỪ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 100 - 104)

Chương 3: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO VAI TRÕ CỦA LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU VỀ NÂNG CAO VAI TRÒ LAO ĐỘNG NỮ HUYỆN ĐẠI TỪ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN

3.1.1. Quan điểm nâng cao vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ

Để tìm được giải pháp có thể khai thác được thế mạnh của người phụ nữ trong phát triển kinh tế xã hội, khơi dậy những tiềm năng của họ chúng ta phải tuân theo những quan điểm sau:

3.1.1.1. Nâng cao vai trò của phụ nữ phải theo đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về giải phóng phụ nữ và phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển KTXH.

3.1.1.2. Nâng cao vai trò của lao động nữ phải đảm bảo toàn diện, đồng bộ 3.1.1.3. Nâng cao vai trò của lao động nữ phải nhằm mục tiêu là phát triển kinh tế xã hội.

3.1.1.4. Nâng cao vai trò của lao động nữ phải đảm bảo giữ gìn truyền thống văn hóa và bản sắc dân tộc

3.1.1.5. Nâng cao vai trò của lao động nữ phải đảm bảo tính lâu dài, đem lại hiệu quả cao

3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội huyện Đại Từ 3.1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Phát triển kinh tế - xã hội của huyện gắn với quá trình đổi mới toàn diện của đất nước trong sự hợp tác chặt chẽ với các địa phương của tỉnh và cả nước. Khai thác mạnh mẽ và sử dụng hợp lý các nguồn lực, lợi thế cho phát triển; trong đó ƣu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

tiên cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch. Phát triển kinh tế đi đôi với đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường; giữ vững quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Đổi mới mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của toàn Đảng bộ và hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền; khai thác hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp vững chắc vào năm 2015 tạo nền móng vững chắc cho phát triển du lịch, xây dựng nông thôn mới, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả các lĩnh vực văn hóa - xã hội; giữ vững quốc phòng - an ninh, cải thiện cơ bản đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Mục tiêu giải quyết việc làm của huyện Đại Từ trong giai đoạn tới. Tăng nhanh về số lƣợng, nâng cao chất lƣợng lao động nữ, đảm bảo cơ cấu ngành nghề phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Phát huy được tiềm năng, thế mạnh và trí tuệ của người lao động nữ, tạo cơ chế bình đẳng cho người lao động đặc biệt là lao động nữ. Giúp người lao động có cơ hội học nghề, thụ hưởng các dịch vụ và chính sách hỗ trợ về dạy nghề, giải quyết việc làm, đáp ứng nguồn nhân lực để thực hiện sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội

Mục tiêu cụ thể:

- Giải quyết việc làm bình quân mỗi năm từ 3000 đến 4000 người

- Giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị từ 3,6% năm 1010 xuống còn 3,3% năm 2011 và xuống còn 2,4 % năm 2015. Tăng tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở khu vực nông thôn lên 88,5% năm 2011 đến năm 2015 là 90%

- Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2011 đạt 27%, đến năm 2015 đạt 35%

- Chuyển dịch cơ cấu lao động: giảm tỷ trọng lao động nông, lâm, ngƣ nghiệp xuống 86%, tăng tỷ trọng lao động ngành công nghiệp - xây dựng lên 7%, thương mại dịch vụ lên 7% năm 2015

- Hướng phân bổ lao động và giải quyết việc làm vào các ngành nghề kinh tế năm 2015. Đào tạo nghề và giải quyết việc làm đƣợc đặt ra trong chiến lƣợc và kế

hoạch phát triển kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đƣợc xây dựng thành chương trình có mục tiêu đến các xã, thị trấn được cụ thể thành các chỉ tiêu giải quyết việc làm hàng năm. Hướng phân bổ lao động vào các lĩnh vực

+ Lĩnh vực nông - lâm - ngƣ nghiệp: Đầu tƣ phát triển các dự án chuyên canh, phát triển kinh tế trang trại, vườn đồi, trồng rừng, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng khai thác thủy sản, nhằm tạo việc làm mới, tăng thời gian lao động vùng nông thôn. Hỗ trợ đào tạo nghề, phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống.

+ Trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng: Cung ứng lao động vào các ngành khai thác than, cơ khí, điện lực, sản xuất vật liệu xây dựng và các doanh nghiệp của địa phương

+ Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ và du lịch: Cung ứng lao động được đào tạo nghề cho các ngành chú trọng ngành dịch vụ nhƣ: nhà hàng; khách sạn; du lịch; khu vui chơi giải trí; vận tải bưu chính viễn thông, ngân hàng; quản lí chợ;

dịch vụ xã hội

+ Hỗ trợ đào tạo nghề lao động cho nông thôn: Hỗ trợ tự tạo việc làm thông qua chương trình vay vốn giải quyết việc làm cho người lao động, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ thu hút nhiều lao động

+ Xuất khẩu lao động: Thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động học nghề, trợ giúp vốn cho người lao động và tạo mọi điều kiện thuận lợi, phối kết hợp chặt chẽ với các đơn vị có chức năng xuất khẩu lao động để tuyên truyền và tuyển đƣợc nhiều người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài

3.1.2.2. Các chỉ tiêu cụ thể về phát triển kinh tế xã hội huyện Đại từ trong thời gian tới

- Tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm trên 13%. Cơ cấu kinh tế đến năm 2015: Công nghiệp - xây dựng 42,71%; Dịch vụ 35,1%; Nông nghiệp 22,19%.

- Về nông, lâm nghiệp:

+ Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp tăng bình quân 4%/năm trở lên.

+ Giá trị sản xuất trên 1 ha đất trồng trọt năm 2015: 86 triệu đồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Sản lượng lương thực bình quân hàng năm: 70.000 tấn.

+ Đến năm 2015: đàn trâu: 17.000 con; đàn bò: 1.700 con; đàn lợn: 75.000 con; đàn gia cầm: 1.000.000 con.

+ Sản lượng chè búp tươi đến năm 2015 đạt 54.500 tấn

+ Trồng rừng bình quân hàng năm: 700 ha. Tỷ lệ che phủ rừng: 49,2%

- Giá trị sản xuất CN - TTCN và xây dựng cơ bản tăng bình quân 20%/năm trở lên (giá cố định)

- Giá trị thương mại - dịch vụ tăng bình quân 16%/năm trở lên (giá cố định) - Thu ngân sách tăng bình quân hàng năm: 20%

- Giá trị gia tăng bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 23,5 triệu đồng - Về văn hóa - xã hội:

+ Đến năm 2015: phấn đấu 80% số trường học đạt chuẩn quốc gia + Đến năm 2015: phấn đấu 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế + Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm 2% trở lên

+ Giảm tỷ suất sinh thô hàng năm 0,15%o

+ Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng đến năm 2015 xuống 13,5%

+ Giải quyết việc làm mới bình quân 2.700 lao động/năm

+ Đến năm 2015, phấn đấu tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh: 80%

+ Đến năm 2015 có trên 75% gia đình đạt gia đình văn hoá, 30% xóm, khu phố đạt tiêu chuẩn làng văn hoá, 85% cơ quan đạt tiêu chuẩn cơ quan văn hoá

- Đến năm 2015 phấn đấu có 8 xã đạt chuẩn "Nông thôn mới"

- Về xây dựng hệ thống chính trị:

+ Phát triển đảng viên mới hàng năm đạt 4% tổng số đảng viên của Đảng bộ + Tổ chức cơ sở Đảng TSVM và hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt 80% trở lên + Đảng viên đủ tƣ cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đủ tƣ cách hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt 90% trở lên.

+ Về công tác thanh niên của Đảng: Thu hút, tập hợp thường xuyên trên 70%

thanh niên vào sinh hoạt trong tổ chức Đoàn, Hội liên hiệp thanh niên; trên 50% số đảng viên mới kết nạp là đoàn viên thanh niên.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)