Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÕ LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁT TRIỂN
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Tình hình dân số, dân tộc và lao động * Dân số và dân tộc
Dân số hiện có là 159.569 người (tháng 12 năm 2010) Theo số liệu mới nhất qua điều tra tại các xã, thị trấn số lao động trong độ tuổi có khả năng lao động của huyện là 89.661 lao động. Lao động làm trong các ngành nghề kinh tế chiếm 90.8%
(trong đó số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 94.1% trong lĩnh vực công nghiệp chiếm 3.4% dịch vụ là 2.5%).
* Nguồn gốc, dân số và phân bố dân cƣ
Toàn huyện có 31 xã - thị trấn trong đó 11 xã ATK, 11 xã được hưởng chương trình 135 với tổng số dân số 159.569 người, số hộ là 45.471 hộ (trong đó có khoảng 9.800 hộ đồng bào dân tộc thiểu số với hơn 40.900 nhân khẩu(với các dân tộc khác nhau như: Kinh, Tày, Nùng, Hoa, Thái, Mường, Hmong, Dao, Sán Dìu, Sán chí…Mật độ dân số trung bình hiện nay là 274 người/km2 (thấp hơn mật độ trung bình toàn tỉnh). Sự phân chia dân cƣ theo lãnh thổ không đều, mật độ dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
số tập trung cao ở Thị trấn Đại Từ, thấp nhất là ở xã Quân Chu. Nhìn chung tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của huyện Đại Từ tương đối ổn định.
2.1.2.2. Đặc điểm cơ sở hạ tầng * Giao thông
+ Đường Tỉnh quản lý: Gồm 3 tuyến đường: Đán đi Hồ núi Cốc; Đại Từ đi Phổ Yên; Khuôn Ngàn đi Minh Tiến -Định Hoá; Phú Lạc đi Đu- ôn Lương Phú Lương.
Còn lại là các tuyến đường đá, cấp phối thuộc Huyện và xã quản lý, chủ yếu là đường liên xã, liên thôn, xóm; Cả 31 xã, thị trấn đã có đường ô tô đến trung tâm xã, Song do đặc điểm của Huyện miền núi, hệ thống giao thông còn gây ách tắc về mùa mưa lũ, do vậy chưa đáp ứng cho sự phát triển và giao lưu hàng hoá trên địa bàn.
- Tuyến đường sắt Quán triều - Núi Hồng dài 33,5 km là một thuận lợn lớn trong việc phục vụ SX và giao lưu hàng hoá (Chủ yếu là vận chuyển than)
Nhìn chung, hệ thống giao thông của Huyện tương đối thuận lợi, song về chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu (Chủ yếu là đường đá cấp phối, đất), cần phải có kế hoạch từng bước đầu tư nâng cấp hệ thống cầu, đường liên Huyện, liên xã, xóm trong những năm tới.
* Thủy lợi: Hệ thống các công trình thuỷ lợi cơ bản đã đáp ứng nhu cầu tưới chắc cho trên 60 % diện tích đất canh tác; hệ thống điện lưới quốc gia đã đảm bảo cung cấp cho 31/31 xã, thị trấn với trên 90 % đƣợc sử dụng điện sinh hoạt. Các hệ thống công trình phúc lợi công cộng khác đã cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống của người dân trong huyện.
* Điện và thông tin liên lạc
Hệ thống cung cấp điện: Huyện Đại Từ có mạng lưới điện Quốc gia kéo đến 31 xã, thị trấn.
Thông tin liên lạc: Toàn Huyện đã đƣợc phủ sóng truyền thanh, truyền hình, 31/31 xã, thị trấn có điện thoại; Hệ thống giao thông thuận tiện là điều kiện thuận lợi cho Bưu điện phục vụ các thông tin, báo trí đến các xã, xóm trong kịp thời trong ngày.
* Cơ sở y tế, giáo dục
- Y tế: hiện nay cả huyện có 1 bệnh viện đa khoa khu vực quy mô 100 giường bệnh, 31 trạm y tế trên 31 xã. Nhưng đội ngũ y bác sĩ còn hạn chế, những người có chuyên môn giỏi không muốn về địa phương công tác, đây là khó khăn chung của tất cả các huyện miền núi khó khăn nhƣ Đại Từ.
- Giáo dục: Đại Từ có 35 trường tiểu học, 30 trường Trung học cơ sở, 3 trường trung học phổ thông với tổng số 885 phòng học, 1.696 giáo viên trên 28.394 học sinh. 100% xã đƣợc công nhận đã phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Đƣợc hỗ trợ từ chương trình kiên cố hoá trường lớp học từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, huyện đã xoá đƣợc nhiều phòng học tạm, nâng cao điều kiện dạy và học cho giáo viên và học sinh trong huyện. Năm 2007 huyện còn 59 phòng học tạm đến năm 2008 giảm xuống còn 24 phòng học tạm. Nâng số phòng học kiên cố từ 126 phòng lên 144 phòng (ở khối tiểu học).
2.1.2.3. Một số kết quả đã đạt được về phát triển kinh tế - xã hội ở Huyện Đại từ - Tỉnh Thái nguyên
- Tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện bình quân 5 năm đạt 11,98%, tăng trưởng ổn định, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Năm 2010, tỷ trọng cơ cấu: công nghiệp - TTCN 35,44%, dịch vụ 33,8%, nông nghiệp 30,76%;
so với năm 2005, tỷ trọng công nghiệp tăng 3,47%, dịch vụ tăng 3,55%, nông nghiệp giảm 6,93%.
Nông nghiệp, nông thôn có nhiều đổi mới. Do tập trung chỉ đạo xây dựng và thực hiện 08 chương trình, đề án về phát triển nông nghiệp, nông thôn; phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật; tích cực khai thác các lợi thế... nông nghiệp đã từng bước phát triển theo chiều sâu, tích cực chuyển hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng khoa học - công nghệ, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đạt bình quân 3,83%/năm, giá trị sản phẩm trên 1 ha đất trồng trọt đạt 57 triệu đồng; bước đầu hình thành một số cánh đồng sản suất hàng hoá đạt hiệu quả kinh tế cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển. Tập trung chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2006-2010 với nhiều giải pháp cụ thể nhƣ: hình thành các cụm công nghiệp; tăng cường quản lý, khai thác nguồn tài nguyên, khoáng sản; từng bước hỗ trợ phát triển một số ngành nghề có thế mạnh; tăng cường đầu tư hỗ trợ về vốn, công nghệ; đẩy mạnh công tác khuyến công...Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 23,79%/năm, vƣợt 2,37% chỉ tiêu nghị quyết. Một số ngành nghề phát triển khá, hình thành một số nghề mới. Hoàn thành quy hoạch chi tiết 02 cụm công nghiệp: Phú Lạc và An Khánh I, thu hút các doanh nghiệp vào đầu tƣ sản xuất.
Các doanh nghiệp trên địa bàn, các doanh nghiệp dân doanh, các hộ sản xuất đã tích cực đổi mới công nghệ sản xuất, sắp xếp, bố trí lao động, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, tích cực tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng và giải quyết việc làm trên địa bàn.
Các hoạt động dịch vụ phát triển. Do tập trung lãnh đạo thực hiện các giải pháp về quy hoạch khu trung tâm, phát triển giao thông, xây dựng chợ nông thôn…nên đã tạo điều kiện cho phát triển đa dạng các hoạt động dịch vụ. Giá trị thương mại - dịch vụ tăng bình quân 23,72%/năm, vượt 6,72% chỉ tiêu nghị quyết.
Một số loại hình dịch vụ phát triển khá nhanh. Dịch vụ tín dụng phát triển ổn định, mở rộng nhiều hình thức huy động vốn, đáp ứng nhu cầu nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cơ cấu ngành kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu ngành: Do xác định rõ phương hướng phát triển hiện nay là phát huy mọi tiềm năng để tăng giá trị các ngành công nghiệp và dịch vụ. Vì thế cơ cấu ngành đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và thương mại dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp (trong khi quy mô giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn tăng, cụ thể tổng sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt 74.000 tấn) Năm 2005 tỷ trọng các ngành tương ứng đạt là : 32% - 30,3% - 37,7%. Và đến năm 2010, tỷ trọng tương ứng đã là: 35,4% - 33,8% - 30,76%. Như vậy, tỷ trọng các ngành công nghiệp & XD năm 2010 so với năm 2006 đã có sự dịch chuyển theo hướng tích cực.